Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là hôn nhân và gia đình?

 - Biết được những đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

 - Hiểu và nêu được các chức năng cơ bản của gia đình.

 2. Về kĩ năng:

 - Biết nhận xét, đánh giá những quan niệm sai lầm về , hôn nhân và gia đình.

 - Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

 3. Về thái độ:

 - Yêu quý gia đình.

 - Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về hôn nhân và gia đình.

 - Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

 

docx11 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho gia đình yên ấm, hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là tế bào lành mạnh của xã hội. -GV:Để có một gia đình hạnh phúc thì đò hỏi sự cố gắng của tất cả các thành viên trong gia đình và gia đình phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình.Để hiểu rõ nội dung này cô cùn các em đi vào tìm hiểu mục 3 Gia đình,chức năng của gia đình ,các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên Hoạt động 2:Tìm hiểu Gia đình,chức năng của gia đình . -GV:Cho hs nghe bài hát “Ba ngọn nến lung linh”(phụ lục 3) -GV: Em có nhận xét gì sau khi nghe bài hát trên? -HSTL: -GV:Gia đình em có mấy thành viên? -HS trả lời: -GV: Vậy em hiểu Gia đình là gì ? -HSTL: -GVKL :Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống -GVKL: trong thực tế, có trường hợp không sinh được con, nhận con nuôi, đó là quan hệ nuôi dưỡng, và vẫn được xem là gia đình. Nhưng rất ít, nên khái niệm về gia đình trong SGK vẫn đầy đủ và chính xác. Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Quan hệ huyết thống thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với các cháu , giữa anh, chị em ruột với nhau Và gia đình có những chức năng nhất định . Vậy đó là những chức năng nào chúng ta sang tìm hiểu mục b, chức năng của gia đình -GV:Tổ chức thảo luận nhóm -HS tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả -GV nhận xét , bổ sung và kết luận: Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (tiết 2) 1.Tình yêu 2.Hôn nhân a, Hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. -Pháp luật quy định độ tuổi kết hôn :Nam 20, nữ 18 tuổi trở lên b, Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. -chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản : -Thứ nhất : Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ: + Dựa trên tình yêu chân chính +Tự do kết hôn theo luật định +Hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí +Đảm bảo quyền tự do li hôn -Thứ hai:Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng 3.Gia đình a, Gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống b, Chức năng của gia đình Chức năng kinh tế Chức năng duy trì nòi giống Chức năng tổ chức đời sống gia đình Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con cái. 3.3 .Củng cố Câu chuyện “Chiếc bát gỗ” (phụ lục 5) 3.4. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (1’) - Học bài cũ, nắm được chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay, các chức năng của gia đình, liên hệ trách nhiệm của bản thân. - Làm bài tập 3, 4, 5, 6 trong SGK trang 86. - Chuẩn bị một số mẫu chuyện về lòng nhân ái cho tiết học tới. 3.5. Nhận xét, đánh giá tiết học (1’) PHỤ LỤC Phụ Lục 1: Câu chuyện “ Bức tranh tuyệt vời ” Một họa sĩ suốt đời ước mơ về một bức tranh đẹp nhất trần gian.Ông đến hỏi vị giáo sư để biết được điều gì đẹp nhất .Vị giáo sư trả lời : “ Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời “tình yêu là điều đẹp nhất thế gian, bởi vì tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào , mang đến nụ cười cho kẻ khóc than , làm cho điều bé nhỏ trở nên quan trọng , cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu” Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc .Được hỏi , người lính trả lời : “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian , ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp “.Và họa sĩ đã tự hỏi : “ Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, ,tình yêu và hòa bình” Khi trở về nhà , ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con , tình yêu trong cái hôn của người vợ .Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an.Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian .Sau khi hoàn thành tác phẩm,ông đặt tên cho nó là “Gia đình” Phụ lục2: Tình huống Anh Nam và chị Lan tự ý chung sống với nhau . Sau một thời gian có một đứa con , một căn nhà và một số tài sản khác . Quan hệ giữa họ về mặt pháp lí có được coi là vợ chồng hay không ? Tại sao? Phụ lục3: Bài hát :Ba ngọn nến lung linh ba là cây nến vàng mẹ là cây nến xanh con là cây nến hồng ba ngọn nến lung linh á à á a a thắp sáng một gia đình gia đình , gia đình ôm ấp ta những ngày thơ cho ta bao nhiêu niềm thương mến gia đình , gia đình vương vấn bước chân gia đình ấm áp trái tim quay về gia đình , gia đình ôm ấp ta những ngày thơ cho ta bao nhiêu niềm thương mến gia đình , gia đình bên nhau mỗi khi đơn độc bên nhau đến suốt cuộc đời Lung linh , lung linh tình mẹ , tình cha Lung linh, lung linh cùng một mái nhà Lung linh, lung linh cùng buồn cùng vui Lung linh, lung linh hai tiếng gia đình Phụ Lục 4: THẢO LUẬN NHÓM Nhóm 1: a. Chức năng duy trì nòi giống có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình và xã hội? b. Theo em, một gia đình Việt Nam hiện nay nên có mấy con? Vì sao? Nhóm 2: a. Việc gia đình tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mang lại lợi ích gì cho gia đình? Em phải làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình? b. Em có đồng ý với quan niệm: có tiền là có tất cả không? Nhóm 3: a. Em hiểu như thế nào về chức năng tổ chức đời sống gia đình? b. Để góp phần xây dựng gia đình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì? Nhóm 4: a. Em có đồng ý với quan điểm: việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường không? Vì sao? b. Em có nhận xét gì về việc giáo dục con cái của một số gia đình trong thời buổi kinh tế thị trường? ĐÁP ÁN THẢO LUẬN Nhóm 1: a. Chức năng duy trì nòi giống là chức năng đặc thù của gia đình nhằm tái xản xuất ra con người. Nó đáp ứng nhu cầu tình cảm riêng tư, rất tự nhiên của cá nhân là sinh con đẻ cái. Đối với xã hội: cung cấp những lớp người mới, đảm bảo cho sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người. Vì vậy, trong gia đình, cần quan tâm, chăm sóc đến nhu cầu vật chất và tinh thần của người phụ nữ mang thai, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc mang thai và sinh nở của các bà mẹ. b. Một gia đình Việt Nam ngày nay nên có từ 1 đến 2 con để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái được tốt hơn. Nhóm 2: a. Việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tác dụng tăng thu nhập cho gia đình, làm giàu chính đáng, tạo điều kiện vật chất để thúc đẩy các chức năng khác của gia đình, góp phần phát triển gia đình và xã hội. Hs cần chăm ngoan học giỏi để bố mẹ yên tâm làm việc, biết bảo ban chị em tự giác làm việc, biết phụ giúp gia đình những công việc phụ, hoặc có thể làm thêm một số việc phù hợp với lứa tuổi.... Như: b. Đó là quan niệm sai lầm khi đã tuyệt đối hoá vai trò của đồng tiền. Thực tế cho thấy, có nhiều gia đình giàu có nhưng cũng không hạnh phúc, con cái hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội. Ngược lại, nhiều gia đình tuy nghèo khó nhưng con cái học hành chăm ngoan, hiếu thảo, vợ chồng hoà thuận, yêu thương nhau. “Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Vì vậy, không nên coi trọng quá mức đồng tiền, điều đó sẽ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Nhóm 3: a. Chức năng tổ chức đời sống là việc tổ chức mọi mặt của đời sống gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần. VD: tổ chức việc chi tiêu thế nào cho hợp lý; Sắp xếp các vật dụng trong gia đình cho gọn gàng, ngăn nắp, khoa học; Tổ chức các hoạt động giải trí như: chơi thể thao, đi du lịch... Nhằm tạo ra một cuộc sống yên vui, hạnh phúc. (Gv nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ trong chức năng này). b. HS cần: chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo, lễ phép, biết tiết kiệm cho gia đình, gon gàng, ngăn nắp... Biết quan tâm, chăm sóc người thân, nhất là khi ốm đau... Nhóm 4: a. Giáo dục gia đình có vai trò rất quan trọng, đó là nền giáo dục đầu tiên, trực tiếp nhất và thường xuyên nhất, và không có một tổ chức nào thay thế được. Muốn trẻ hoàn thiện nhân cách thì phải kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. b. Sự phát triển của kinh tế thị trường có điều kiện thuận lợi về vật chất để nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Tuy nhiên, một số cha mẹ mải mê làm ăn nên không chăm lo, quan tâm đến con cái, không giáo dục con cái, khiến nhiều đứa trẻ dễ hư hỏng. Phụ lục 5: Mỗi ngày một câu chuyện: Cái bát gỗ Một ông già gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi. Ông già hai tay run rẩy, mắt đã mờ, chân bước không vững. Cả gia đình ngồi ăn chung nơi bàn ăn.Nhưng người ông lớn tuổi với hai tay lụng cụng và đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống rất khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn. Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông. Người con trai nói: “Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán ngấy cái vụ ông đánh đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, và đánh đổ thức ăn trên sàn nhà.” Sau đó hay vợ chồng bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái đĩa, thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ. Khi cả gia đình liếc nhìn về phía ông cụ, đôi khi thấy ông chảy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi muỗng nĩa hay đánh đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la rầy ông. Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi sự trong thinh lặng. Một tối kia, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?” Đứa bé cũng trả lời dịu dàng không kém: “Ồ con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên.” Nó cười và tiếp tục làm việc. Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì. Tối hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và dịu dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và trong suốt những ngày còn lại của cuộc đời ông cụ được ngồi ăn chung với gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc muỗng nĩa rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn.

File đính kèm:

  • docxbai 12 tiet 2 gdcd lo 10.docx