Giáo án giảng dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột

 HS có khả năng:

- Nhận biết được các âm thanh xung quanh.

- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.

- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án giảng dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột Môn: Khoa học - Lớp 4 Người giảng dạy: Đào Quang Tiến Đơn vị: Trường tiểu học Ngũ Phúc Bài: âm thanh I. Mục tiêu: HS có khả năng: - Nhận biết được các âm thanh xung quanh. - Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. - Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. II. Đồ dùng dạy học : - Trống nhỏ, một ít giấy vụn hoặc 1 nắm gạo. - Một số vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược, compa, hộp bút, ống bơ, thước, vài hòn sỏi. Đàn ghi-ta. III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động : Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của bài học: - Giáo viên cho HS quan sát trên bảng: GV: Cho một ít sỏi vào trong ống bơ . - Theo em khi lắc ống bơ thì hiện tượng sẽ xảy ra? - HS quan sát. - Hãy ghi những hiểu biết của mình về âm thanh vào VBTTH trong vòng 1 phút ? 2. Các hoạt động: 2.1. Trình bày ý kiến ban đầu của HS : - Yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu thực hành theo nhóm. 2.2. Đề xuất câu hỏi : * Các nhóm dán phiếu theo dự kiến: * Các nhóm dán phiếu - Đại diện nhóm trình bày * Về hiện tượng xảy ra em thấy quan điểm của 3 nhóm có gì giống và khác nhau? - GV khoanh vào phiếu điểm giống nhau, khác nhau của 3 nhóm. - HS nêu câu hỏi băn khoăn thắc mắc của mình => Từ những băn khoăn thắc mắc của các bạn ai có thể đưa ra câu hỏi chung để hỏi về hiện tượng xảy ra? Âm thanh phát ra từ đâu ? 2.3. Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu: - Để trả lời câu hỏi thắc mắc em sẽ tiến hành làm gì? - HS nêu PP: GV ghi bảng: Quan sát thực tế, đọc tài liệu, làm thí nghiệm,.. - Theo em PP nào hữu hiệu nhất? => GV chốt: Trong các PP thầy giáo thấy PP Làm TN là hiệu quả nhất.( GV khoanh vào PP làm TN) 2.4. Trình bày thí nghiệm, kết luận kiến thức mới: - HS lấy đồ dùng và tiến hành làm thí nghiệm. * Thắc mắc khi các nhóm làm thí nghiệm => Qua việc làm các thí nghiệm trên, em có kết luận gì ? * Kết luận: Khi ta lắc những viên sỏi trong ống bơ, gõ thước kẻ vào ống bơ, hay ta đánh trống, đánh đàn...các vật đó rung động và phát ra âm thanh. Vậy âm thanh do các vật rung động phát ra. - Qua bài học hôm nay em biết được điều gì về âm thanh ? - Bây giờ các em mở SGK đọc nội dung Bạn cần biết bổ sung vào phiếu ban đầu. - Cho HS dán phiếu lên bảng. - Gọi HS trình bày phần bổ xung kiến thức. - HS ghi những hiểu biết của mình về hiện tượng xảy ra vào VBTTH. - HS thảo luận, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu thực hành. - Đại diện nhóm lên trình bày. - HS các nhóm có ý kiến không giống nhóm bạn nêu băn khoăn thắc mắc. - HS các nhóm trình bày. - HS nêu: + Quan sát thực tế + Đọc tài liệu + Làm thí nghiệm - HS dùng phương pháp làm thí nghiệm để phát hiện ra tượng. - Các nhóm lấy đồ dùng và tiến hành làm thí nghiệm, ghi kết quả vào vở thực hành - HS trình bày trước lớp ( Làm thí nghiệm và nêu kết luận của nhóm) - Các nhóm còn lại nêu ý kiến phản biện - Âm thanh do các vật rung động phát ra. - HS lấy phiếu về bổ sung. - HS dán phiếu - HS trình bày phần bổ xung kiến thức.

File đính kèm:

  • docAM THANH 1.doc
Giáo án liên quan