Giáo án giảng dạy Mĩ thuật lớp 5 tuần 14

TUẦN 14:

BÀI 14: VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu được cách trang trí đường diềm ở đồ vật.

- HS tập vẽ trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật.

- HS tích cực suy nghĩ, sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK, SGV.

- Một số đồ vật có trang trí đường diềm.

- Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS năm trước.

2. Học sinh

- SGK. - Vở Tập vẽ 5.

- Sưu tầm tranh, ảnh đồ vật có trang trí đường diềm.

- Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Mĩ thuật lớp 5 tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011 Tuần 14: Bài 14: vẽ trang trí Trang trí đường diềm ở đồ vật I. mục tiêu - HS hiểu được cách trang trí đường diềm ở đồ vật. - HS tập vẽ trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật. - HS tích cực suy nghĩ, sáng tạo. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - SGK, SGV. - Một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS năm trước. 2. Học sinh - SGK. - Vở Tập vẽ 5. - Sưu tầm tranh, ảnh đồ vật có trang trí đường diềm. - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ. III. các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức lớp 1’ Kiểm tra đồ dùng học tập * Giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 3’ * Giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK và đặt các câu hỏi để HS tìm hiều về vẻ đẹp của đường diềm ở đồ vật: + Quan sát một đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK. - Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đề vật nào ? + Mũ, túi sách, xung quanh miệng bát, đĩa,.... - Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế nào ? + Khi được trang trí các đồ vật đẹp hơn rất nhiều. * Bổ sung nhận xét: Trang trí đường diềm có thể làm cho đồ vật thêm đẹp. - Gợi ý HS nhận ra vị trí của đường diềm. + Chỉ ra vị trí của đường diềm trên các đồ vật. - Hoạ tiết dùng để trang trí đường diềm thường là gì? + Hoa, lá, chim thú, hình kỷ hà,... - Những hoạ tiết giống nhau thường được sắp xếp như thế nào ? + Thường được sắp xếp đều nhau, theo hàng ngang, hàng dọc, xung quanh đồ vật. - Hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp như thế nào ? + - Hoạ tiết khác nhau sắp xếp xen kẽ. Hoạt động 2: Cách vẽ 4’ * Hướng dẫn cách vẽ theo các bước: - Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật và kích thước ở đường diềm , kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều; - Chia các khoảng cách để vẽ hoạ tiết; - Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết; - Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền. * Lưu ý : Có thể trang trí một, hai hoặc nhiều đường diềm nhưng cần phải sắp xếp sao cho cân đối, hài hoà với hình dáng đồ vật. - HS lưu ý làm bài. Hoạt động 3: Thực hành 23’ - Yêu cầu HS làm bài vào Vở Tập vẽ 5, bài 14. + Làm bài vào Vở Tập vẽ 5, bài 14. - Đến từng bàn gợi ý HS để các em có thể hoàn thành bài tại lớp. - HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp đường diềm cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp. - Động viên, khích lệ HS phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 3’ * Cùng HS chọn ra một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về: - Cách bố cục (hài hoà, cân đối). - Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp). - Vẽ màu (có đậm, có nhạt). * Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích: + 4 - 5 HS tìm ra bài đẹp theo ý thích: - Đánh giá một số bài đã hoàn thành Dặn dò HS 1’ - Sưu tầm tranh, ảnh về quân đội để học bài sau: Bài 15: Vẽ Tranh Đề tài: Quân đội - HS chuẩn bị cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docTuan14 lop 5.doc
Giáo án liên quan