Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 31

I/ Mục đích yêu cầu

- Đọc rõ ràng, lưu loát bài văn; biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài văn.

II/ Các hoạt động dạy- học

 

doc18 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài 193 km. + Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.085 km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam. Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1.000-1.200 m, trong đó có đỉnh Chư Yang Sin 2.442 m, Chư H’mu 2.051 m, Chư Dê 1.793 m, Chư Yang Pel 1.600 m. Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả. - HS chỉ bản đồ về vị trí của DăkLăk, chỉ ranh giới với các tỉnh. Chỉ các dãy núi, các đỉnh núi cao của DakLak. * Củng cố, dặn dò: Nêu những điều em biết về vị trí, địa hình, dân cư và các hoạt động kinh tế ở DakLak. Giáo viên nhận xét giờ học. Thứ saùu ngaøy thaùng naêm 2011 Tập làm văn Tiết 62: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH I/ Mục đích yêu cầu - HS lập được dàn ý một bài văn miêu tả. - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. * Mục tiêu riêng: HSHN nói được một số câu miêu tả. II/ Đồ dùng dạy- học - Bảng nhóm, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy- học 1- Giới thiệu bài: . 2- Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài tập 1: - GV nhắc HS : + Các em cần chọn miêu tả một trong bốn cảnh đã nêu. + Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng. - GV phát bút dạ bảng nhóm cho 4 HS (làm 4 đề khác nhau). *Bài tập 2: - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất. - 4 HS nối tiếp đọc 4 đề bài. Cả lớp đọc thầm. - HS đọc phần gợi ý. - HS làm bài cá nhân, bảng nhóm. - Những HS lập dàn ý vào bảng nhóm mang dán lên bảng lớp và lần lượt trình bày. - Cả lớp NX, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. - Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trình bày dàn ý trong nhóm 4. - Đại diện một số nhóm lên thi trình bày dàn ý trước lớp. *VD về một dàn ý và cách trình bày (thành câu): - Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng. - Thân bài: + Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế + Thầy (cô) hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường + Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường + Tiếng trống vang lên, HS ùa vào các lớp học. - Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui. 3 - Củng cố, dặn dò: Toán Tiết 155: PHÉP CHIA I/ Mục tiêu - HS biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. - Làm được bài tập 1, bài 2, bài 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập. * Mục tiêu riêng: HSHN biết nhân với số có 1- 2 chữ số. II/Các hoạt động dạy- học 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới: - Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. - Kiến thức: a) Trong phép chia hết: - GV nêu biểu thức: a : b = c + Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên? + Nêu một số chú ý trong phép chia? b) Trong phép chia có dư: - GV nêu biểu thức: a : b = c (dư r) 2.3- Luyện tập: + a là số bị chia; b là số chia; c là thương. + Chú ý: Không có phép chia cho số 0; a : 1 = a a : a = 1 (a khác 0) 0 : b = 0 (b khác 0) + r là số dư (số dư phải bé hơn số chia). *Bài tập 1 - Cho HS phân tích mẫu để HS rút ra nhận xét trong phép chia hết và trong phép chia có dư. - Cho HS làm vào nháp. Mời 2 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2: Tính - Cho HS làm bài vào bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3: Tính nhẩm - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4: Tính bằng hai cách (HS khá, giỏi làm thêm) - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. - 1 HS nêu yêu cầu. *Lời giải: a) 8192 : 32 = 256 Thử lại: 256 32 = 8192 15335 : 42 = 365 (dư 5) Thử lại: 365 42 + 5 = 15335 b) 75,95 : 3,5 = 21,7 Thử lại: 21,7 3,5 = 75,95 97,65 : 21,7 = 4,5 Thử lại: 4,5 21,7 = 97,65 - 1 HS nêu cách làm. - 1 HS đọc yêu cầu. *VD về lời giải: a) 250 4800 950 250 4800 7200 b) 44 64 150 44 64 500 - 1 HS đọc yêu cầu. * VD về lời giải: a, Cách 2: b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10 Cách 2 : (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 1,26 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 Lịch sử TiÕt 31 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (TIẾN CÔNG BUÔN MA THUỘT) I . Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được một vài nét về cuộc tiến công Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên. Nắm được vai trò chiến lược của Buôn Ma Thuột trong chiến dịch lớn: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. II . Các hoạt động: 1/ Giáo viên kể cho HS nghe về cuộc tiến công vào BMT: Trước khi tiến công Buôn Ma Thuột, việc chia cắt chiến trường của quân Cách Mạng đồng thời có hai tác dụng: Thứ nhất, việc cắt các đường 19, 21, 14 trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 3 là hành động nghi binh tạo cảm giác là họ chuẩn bị đánh Pleiku hoặc Kon Tum; thứ hai, hành động này đã cách ly Ban Ma Thuột với phần còn lại của các lực lượng Ngụy quân tại Nam Việt Nam, không cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ứng cứu nhanh chóng và ồ ạt trong trường hợp Buôn Mê Thuột bị thất thủ. 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, quân đội Bắc Việt Nam tiến công Buôn Ma Thuột với lực lượng chủ công là Sư đoàn 316, một đơn vị có truyền thống tác chiến rừng núi của quân Cách Mạng. Cuộc tiến công có pháo binh yểm hộ mãnh liệt và xe tăng xung phong. Quân phòng ngự Buôn Ma Thuột đã kháng cự quyết liệt và co cụm phòng thủ nhưng dưới áp lực quá mạnh của quân Cách Mạng họ chỉ cầm cự được trong hơn một ngày. Quân đội Việt Nam đã hoàn thành nhanh gọn bước 1 của chiến dịch. Sư đoàn 10 của phía quân Bắc Việt, sau khi tiến công chật vật quận lỵ Đức Lập phía nam Buôn Ma Thuột trong 2 ngày, đến ngày 10 tháng 3 đã đánh chiếm xong mục tiêu liền nhanh chóng cơ động đến phía Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột đứng chân chờ đánh quân phản kích. Sau khi mất Buôn Ma Thuột, Tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu 2 Việt Nam Cộng hòa liền đưa 2 trung đoàn (44 và 45) còn lại của Sư đoàn 23 về tái chiếm lại hậu cứ của mình. Do Sư đoàn 320 quân Cách Mạng đã cắt đường 14 không cho phép quân phản kích đi đường bộ với số lượng lớn và vũ khí nặng nên quân đội Việt Nam Cộng hòa phải trực thăng vận trong 2 ngày (12 và 13 tháng 3) xuống khu vực Phước An. Sư đoàn 10 của Bắc Việt Nam đã chờ sẵn và tiến công các lực lượng ứng cứu chưa kịp đứng chân. Các lực lượng này chưa hề có hành động phản kích nào mà phải lo bảo vệ mình, bị đẩy lùi xa dần khỏi Buôn Ma Thuột và cuối cùng bị đánh tan tại Chư Cúc ngày 18 tháng 3. Buôn Mê Thuột đã mất hẳn vào tay quân đội Việt nam. 2/ Học sinh thảo luận về vai trò, ý nghĩa của chiến thắng Buôn Ma Thuột. Giáo viên nêu câu hỏi, y/cầu các nhóm thảo luận: a) Quân đội Cách Mạng Việt Nam tiến công vào Buôn Ma Thuột nhằm mục đích gì? b) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Buôn Ma Thuột. Các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. Giáo viên tổng hợp chung: + Mục đích của việc tiến công vào Buôn Ma Thuột: Chiếm hoàn toàn cao nguyên Trung phần và phát triển từ đó xuống dải đồng bằng ven biển miền Trung, làm bàn đạp tiến vào giải phóng Sài Gòn, hoàn thành thống nhất đất nước. + Chiến dịch Tây Nguyên nói chung, trong đó có trận đánh vào Buôn ma Thuột có vai trò trọng tâm trong kế hoạch tấn công của quân đội Việt Nam. Khẳng định bước lớn mạnh của Cách Mạng Việt Nam. Giáng cho kẻ thù một đòn bất ngờ. Là cơ sở thuận lợi và có tính chủ động cho quân đội ta tiến về đồng bằng, giải phóng Miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. * Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung về tiết học. Nhắc HS tìm hiểu về lịch sử ngày thành lập Huyện EaKar. Khoa học Tiết 62: MÔI TRƯỜNG I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Khái niệm ban đầu về môi trường. - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS đang sống. II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 128, 129 SGK. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận *Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường. *Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. - Bước 2: Làm việc theo nhóm 4 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV. - Bước 3: Làm việc cả lớp + Mời đại diện một số nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV hỏi: Theo cách hiểu của em, môi trường là gì? + GV nhận xét, kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. trong đó có những yếu tố cần thiết choi sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt : MT tự nhiên( Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật...) MT nhân tạo( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,...) 3- Hoạt động 2: Thảo luận *Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống. *Cách tiến hành: - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát các hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK. *Đáp án: Hình 1 – c ; Hình 2 – d Hình 3 – a ; Hình 4 – b + Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận câu hỏi: + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống? - Bước 2: Làm việc cả lớp + GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt. 3- Củng cố, dặn dò: 

File đính kèm:

  • docTuan 31 lop 5.doc
Giáo án liên quan