Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý

I. Mục tiêu

sau khi học SH có khả năng:

- Chỉ vị trí thành phố Huế và các địa danh ở thành phố Huế trên lược đồ.

- Trình bày được đặc điểm thành phố Huế( là cố đô, di sản văn hoá thế giới, thành phố du lich).

- Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm thông tin.

- Tự hào về thành phố Huế.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Lược đồ thành phố Huế, ĐB DHMT, bản đồ Việt Nam.

- Tranh ảnh về thành phố Huế.

- Bảng phụ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sát lược đồ và bản đồ Việt Nam: chỉ TP Đà Nẵng và mô tả vị trí TP Đà Nẵng theo gợi ý: - HS quan sát các lược đồ, bản đồ sau đó 2 HS tạo thành 1 cặp, lần lượt luân phiên chỉ TP Đà Nẵng và mô tả vị trí của TP cho nhau nghe. - GV y/c HS chỉ đèo Hải Vân, sông Hàn, Vịnh Đà Nãng, bán đảo Sơn Trà. - 1 - 2 HS lên bảng chỉ trên lược đồ và bản đồ TP và mô tả TP theo gợi ý. - Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi. - HS tiếp tục trao đổi, dựa vào lược đồ để trả lời câu hỏi. GV nhấn mạnh: Đà nẵng là TP Cảng, đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung....... Hoạt động 2 Đà Nẵng - Thành phố công nghiệp. - Y/C HS làm việc cặp đôi đọc SGK, kể tên các hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi đến nơi khác. - 2HS lần lượt nói cho nhau nghe về các hàng hoá đưa đến và đưa đi nơi khác tử Đà Nẵng Hoạt động 3: Đà Nẵng - Địa điểm du lịch. - Y/c HS thảo luận cặp đôi sau đó TLCH: Đà Nãng có điều kiện để phát triển du lịch không ? vì sao ? - HS trao đổi cặp đôi sau đó TL: - Y/C HS kết hợp quan sát tranh ảnh và lược đồ TP Đà nãng và cho biết: Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch? - HS treo tranh ảnh, trao đổi và TLCH - GV kết luận 3. Củng cố - dặn dò ? Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài giờ sau Bài; Thành phố Đà nẵng Địa lý Biển, đảo và quần đảo I. Mục tiêu sau khi học SH có khả năng: - Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa. - Phân biệt được các khái niệm: Vùng biển, đảo và quần đảo. - Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trò của chúng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích lược đồ, bản đồ. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về biển, đảo Việt III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Không kt 2. Bài mới a. GTB-GĐB b. Nội dung Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam - GV y/c HS thảo luận nhóm, qs. . 1 HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. - HS quan sát và thảo luận - 1 HS lên chỉ bản đồ - Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta. + Những giá trị: Muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển... - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu, mỏ khí của nước ta. - HS tiếp tục lần lượt lên chỉ bản đồ. GV nhận xét câu trả lời của học sinh Hoạt động 2: Đảo va quần đảo - GV giải thích nghĩa hai khái niệm: đảo và quần đảo. - HS lắng nghe, ghi nhớ. + Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa xung quanh, có nước biển và đại dương bao bọc. + Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo. Y/C HS thảo luận theo nhóm 5 HS 1. Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN + Nhóm 1: Vịnh Bắc Bộ các đảo và quần đảo chính + Nhóm 2: Biển miền Trung + Nhóm 3: Biển phía Nam và tây Nam - Đại diện nhóm trả lời các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi "Ai đoán tên đúng" - GV tham khảo trong thiết kết để tổ chức cho HS chơi trò chơi. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài giờ sau Địa lý Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển việt nam I. Mục tiêu sau khi học SH có khả năng: - Biết được vùng biển nước ta có dầu khí, cát trắng và nhiều loại hải sản quí hiếm có giá trị như : tôm hùm, bào ngư,... - Chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam các vùng khai thác dầu khí và đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. - Nếu dùng trình tự các công việc trong quá trình khai thác và sử dụng hải sản - Biết được một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản, ô nhiễm môi trường biển và một số biện pháp khắc phục. - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan du lịch. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản và hải sản ở các vùng biển Việt Nam. - Nội dung sơ đồ các biểu bảng. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Y/c 2 HS lên chỉ bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Hạ Long, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan tên một số đảo và quần đảo ở nước ta. - HS lên chỉ - HS ở dưới lớp quan sát, nghe, nhận xét 2. Bài mới a. GTB-GĐB b. Nội dung Hoạt động 1: Khai thác khoáng sản - GV y/c HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của HS. - GV giảng thêm - HS quan sát và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - HS nhóm khác nhận xét bổ xung. - 1-2 HS trình bày ý chính của bài. Hoạt động 2: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hỏi; Hãy kể tên các sản vật biển của nước ta ? - HS: cá biển ........ - tôm biển,.... Hỏi: 1. Em có nhận xét gì về nguồn hải sản của nước ta? 2. Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào ? - Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời câu hỏi. - HS thảo luận - TLCH 1. Xây dựng quy trình khai thác cá ở biển. * Quy trình khai thác cá biển 2. Theo em, nguồn hải sản có vô tận không? những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó? Khai thác chế biến Đóng gói cá biển cá đông cá đã chế lạnh biến 3. Em hãy nêu ít nhất 3 biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta. Xuất khẩu chuyên chở Nhận xét câu trả lời của từng nhóm. sản phẩm Hoạt động3: Tổng hợp kiến thức - GV Y/c thảo luận cặp đôi, hoàn thiện bảng kiến thức tổng hợp dưới đây. - GV nhận xét, động viên Bảng tổng hợp - GV chuẩn bị sẵn 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài giờ sau Địa lý Ôn tập I. Mục tiêu sau khi học, HS có khả năng: - Biết chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình. - So sánh và hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học. - Rèn luyện, củng cố kỹ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ. - Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của các người dân ở các vùng miền. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Nội dung cuộc thi hái hoa dân chủ. - Phiếu bài kiểm tra. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. GTB-GĐB 2. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: - GV tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập các kiến thức của các bài đã học. - Mỗi nhóm sẻ cử 3 đại diện lên để thành lập 1 đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người. GV tổ chức thành các vòng thi như sau: Vòng 1: Ai chỉ đúng? - GV sẽ chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng,.... - Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. - Nếu chỉ đúng vị trí: đôij ghi được 3 điểm. - Nếu chỉ sai: đội không ghi được điểm nào Vòng 2: Ai kể đúng? - GV chuẩn bị sẵn các bông hoa, trong đó có ghi: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên,... - GV yêu cầu nhiệm vụ của các đội chơi:... Vòng 3: Ai nói đúng? - GV chuẩn bị các băng giấy: Hà Nội , Hải Phòng, Huế,... - Nhiệm vụ của các đội chơi:... Vòng 4: Ai đoán đúng? - GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang. - Nhiệm vụ: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước có thể phất cờ xin trả lời trước. + Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng : ghi được 5 điểm. + Mỗi ô chữ hàng dọc trả lời đúng: ghi được 20 điểm. KL: ô chữ hàng dọc Việt Nam 3. Củng cố - dặn dò - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau Địa lý Bài kiểm tra I. Mục tiêu - Kiểm tra vốn hiểu biết của học sinh về môn điạ lý - Học sinh làm bài nghiêm túc - GV đánh giá được chất lượng học sinh về môn học. II. Đồ dùng dạy - học: - Đề bài III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: GV chép đề kiểm tra lên bảng 1. Đánh dấu X vào trước những câu trả lời đúng. a. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi có những đỉnh nhọn, sườn dốc. b. Ba-na là dân tộc sinh sống chủ yếu ở duyên hải miền Trung. c. TP HCM là trung tâm kinh tế - du lịch lớn nhất cả nước. d. Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ. e. Nước ta có vùng biển rộng lớn và là 1 bộ phận của biển Đông. g. Hoạt động sản xuất của người dân trên các quần đảo chỉ là đánh bắt cá. h. Khoáng sản và hải sản là 2 tài nguyên có giá trị của vùng biển nước ta. * Đáp án đúng là : a - d - e - h 2. Nối các nội dung ở cột A với các nội dung thích hợp ở cột B Cột A Cột B a. Đồng bằng Bắc Bộ 1. Nhiều đất đỏ bazan, trồng nhiều cà fê nhất nước ta. b. Đồng bằng Nam Bộ 2. Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa-tít để làm phân bón. c. Tây Nguyên 3. Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển. d. Trung du Bắc Bộ 4. Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh. e. Các đồng bằng duyên hải miền Trung. 5. Sản xuất nhiều lúa gạo , trái cây , thuỷ sản nhất cả nước. g. Hoàng Liên Sơn 6. Trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc, có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta * Đáp án: a - 4, b - 5, c - 1, d - 6, e - 3, g - 2 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn, kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển của nước ta. Trong đó nêu cả những nguyên nhân làm giảm chất lượng tài nguyên biển và một số biện pháp khắc phục. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 địa danh trên đất nước Việt Nam ( trong đó phải nêu được các đặc điểm về tự nhiên và con người của nơi đó ) - GV thu bài về nhà chấm điểm. - Nhận xét giờ kiểm tra. - Về nhà xem lại bài và ôn tập

File đính kèm:

  • docDia ly 4.doc
Giáo án liên quan