Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Đạo đức - Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh có khả năng :

1. Hiểu:

- Thế nào là hoạt động nhân đạo?

- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo (HS khá giỏi )

2. Thái độ:

- Biết thông cảm vối bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp , ở trường và cộng đồng .

 - Không đồng tình với những người có thaí độ thờ ơ các hoạt động nhân đaọ

3. Hành vi:

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường ,ở địa phương phù hợp với khả năng và vân động bạn bè gia đình cùng tham gia.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

GV: Tranh SGK phóng to, một số tranh về hoạt động nhân đạo, ghi bài tập 3 ra giấy.

HS: Sưu tầm tranh ảnh và thông tin trên báo, đài, ti – vi về các thiên tai xảy ra trong những tháng gần đây về việc làm cụ thể ủng hộ đồng bào bị nạn. Mỗi học sinh 3 tấm thẻ: Đỏ, Xanh, Vàng.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Đạo đức - Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân đạo ( tiết 1) a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin GV: Các em mở SGK / 37, trước tiên ta tìm hiểu thông tin. - 1 HS đọc thông tin SGK – lớp theo dõi - GV: Cô giao cho lớp mình nhiệm vụ sau: GV treo bảng phụ - Mời 1 học sinh đọc nhiệm vụ: Em hãy đọc thông tin, quan sát, tìm nội dung bức tranh SGK; tranh ảnh đã sưu tầm và sử dụng vốn hiểu biết của mình thảo luận các câu hỏi: 1. Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra ? 2. Em có thể làm gì để giúp đỡ họ? - GV: Để hoàn thành nhiệm vụ trên cô cho lớp mình thảo luận theo nhóm 4 (2 bàn quay lại với nhau) trong 3 phút - HS thảo luận, GV theo dõi, gợi ý, hướng dẫn học sinh - GV: Cô mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. Các em chú ý nhóm sau chỉ cần bổ sung ý kiến mà nhóm trước chưa nêu, các em có thể minh họa ý kiến bằng tranh ảnh đã sưu tầm. Các em cho ý kiến về câu hỏi 1: - HS: + Thiên tai, chiến tranh làm cho nhiều người mất người thân, nhà cửa, mất mùa, cây cối, vật nuôi. + Thiên tai, chiến tranh làm cho nhiều người bị chết, bị đói, không có cơm ăn, bị rét + Thiên tai, chiến tranh làm cho học sinh không có trường để học, có người bị mất cha hoặc mất mẹ, có người bị mất anh, chị, nhà cửa bị sập đổ. + Thiên tai, chiến tranh làm nhiều người chết, bị thương (mất tay chân, không còn sức khỏe) + Nạn nhân chất độc màu da cam còn bị tật nguyền và không thể lao động được. + Chiến tranh gây đau thương hoạn nạn cho con người. - GV: Còn nhóm nào có ý kiến khác không? - HS: + Em muốn hỏi các bạn câu hỏi: Bạn hãy nêu ví dụ về những thiệt hại do bão lũ gây ra trong thời gian gần đây ? - GV: Bạn có một câu hỏi rất hay. Em nào có thể trả lời câu hỏi của bạn: + Mình đọc báo kinh tế đô thị cho biết bão số 9 đổ bộ vào miền Trung đã làm 27 người chết, 4 người bị mất tích, 42 người bị thương. Thiệt hại nhất là Quảng Ngãi và Kon Tum. + Theo nguồn Việt nam nét: Bão số 11 làm 104 người chết, 16 người mất tích và 99 người bị thương,tổng thiệt hại cho các tỉnh miền trung và Tây nguyên lên tới 2.175 tỷ đồng. - Em muốn nói gì với các bạn không? (cảm ơn các bạn đã giải đáp câu hỏi của mình) - GV: Các bạn đã nêu những con số thiệt hại rất lớn về người và tài sản do bão lũ gây ra ở nước ta gần đây cho đồng bào miền Trung và đặc biệt là đồng bào Tây Nguyên. Thiên tai, chiến tranh làm cho các nạn nhân phải gánh chiụ hậu quả nặng nề.Vậy em có thể làm gì để giúp đỡ họ, cô mời đại diện các nhóm cho cô ý kiến về câu hỏi 2: - HS: Em giúp đỡ họ bằng cách: + Thăm hỏi, động viên, gửi tiền quyên góp. + Đến thăm họ, chơi với họ, kể chuyện cho họ nghe. + Dành tiền giúp đỡ họ. + Góp sách, vở, quần, áo giúp đỡ họ. + Viết thư thăm hỏi, chia sẻ. + Vận động bố mẹ, hàng xóm cùng giúp đỡ họ. - GV: Cô nhất trí với các ý kiến của các em, GV đưa tranh minh họa: Quan sát bức tranh em thấy trong buổi lễ phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, cô giáo và các bạn học sinh, người thì quyên góp sách vở, người thì ủng hộ tiền - ? Theo em ngoài ra còn có những người nào cũng rất cần sự giúp đỡ của mọi người? (Người nghèo, người khuyết tật, trẻ mồ côi) - GV: Việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh như vậy cũng chính là việc làm nhân đạo. *Rút ghi nhớ: - ? Theo em thế nào là việc làm nhân đạo? (việc giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn là việc làm nhân đạo). - ? Việc làm nhân đạo là việc làm những ai cần thực hiện? (mọi người cần thực hiện) - GV: Trả lời được 2 câu hỏi trên là các em đã rút ra nội dung cần ghi nhớ của bài học hôm nay. Ghi nhớ SGK trang 38. - HS đọc ghi nhớ SGK/37 ? Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân ý nói gì? (Mọi người hãy yêu thương người khác như bản thân mình) ? Câu tục ngữ: “lá lành đùm lá rách” ý nói gì? (Chúng ta cần biết giúp đỡ nhau, nhất là giúp những người khó khăn hơn mình) - GV: Các em vừa biết được thế nào là việc làm nhân đạo và việc làm nhân đạo là việc làm mà mỗi người cần thực hiện. Việc làm này là tự nguyện, cần xuất phát từ sự cảm thông, chia sẻ. Vậy để biết được biểu hiện của lòng nhân đạo, các em làm bài tập số 1. b. Hoạt Động 2: Những biểu hiện của việc làm nhân đạo (Bài tập số 2). - HS đọc bài: - HS đọc yêu cầu – GV nhấn mạnh - GV để hoàn thành bài tập này các em thảo luận đôi bạn trong 3 phút. - HS thảo luận - GV: Cô mời đại diện các nhóm lên đọc từng ý và nêu ý kiến, ta bắt đầu từ việc làm thứ nhất: * Chú ý cách HS báo cáo: +HS 1 đọc Từng ý, hỏi: Việc làm của Sơn đã thể hiện lòng nhân đạo chưa? + HS 2: nêu ý kiến. + HS 1: Hỏi Vì sao? + HS 2: trả lời. + GV cho nhóm khác bổ sung. + Việc làm a: Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn học sinh tỉnh đang bị thiên tai là việc làm thể hiện lòng nhân đạo. Vì Sơn biết chia sẻ với các bạn đang bị thiên tai; vì việc làm của Sơn biết cảm thông với các bạn vùng gặp thiên tai bằng số tiền nhỏ mà không mua truyện. - GV: Cô thấy ý kiến của các em đều đúng cả, vậy với việc làm ý b thì sao? - HS: Việc làm của Lương chưa thể hiện lòng nhân đạo. Vì: + Chưa xuất phát từ tình cảm chia sẻ với người khó khăn mà còn vì thành tích. + Vì quyên góp là tự nguyện, mình có khả năng đến đâu thì giúp đến đó. - GV: cô nhất trí với các ý kiến của các nhóm. Việc làm của Lương chưa thể hiện lòng nhân đạo vì chưa xuất phát từ tấm lòng cảm thông, chia sẻ mà còn vì thành tích. - Việc làm ý c: Đọc báo thấy có những gia đình sinh con bị tật nguyền do ảnh hưởng chất độc màu da cam, Cường đã bàn với bố mẹ dùng tiền được mừng tuổi của mình để giúp những nạn nhân đó. Việc làm của Cường là thể hiện lòng nhân đạo. Vì: + Cường biết dành tiền mừng tuổi giúp đỡ người hoạn nạn là nạn nhân chất độc màu da cam. + Vì Cường còn biết bàn với bố mẹ, vận động bố mẹ cùng giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. *Liên hệ: ? Vậy ở lớp, ở trường, ở địa phương, em đã tham gia những việc làm nhân đạo nào? (HS yếu) + Em dành tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, dành sách vở, quần áo cho HS nghèo. + Em mua tăm tre ủng hộ người mù. + Em đã giúp đỡ cụ già sống một mình ở gần nhà em như: quét nhà, sang chơi với cụ, ... - GV: Cô thấy các em, đã rất tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. - Khi tham gia các hoạt động nhân đạo em cảm thấy như thế nào? (Em cảm thấy rất vui sướng vì đã giúp người khác). - GV: Vậy việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo mang lại kết quả gì? (HS giỏi )(Mọi người đoàn kết, yêu thương nhau hơn, giúp người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn, hoạn nạn...) - GV: Việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo có một ý nghĩa rất lớn, giúp người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được những khó khăn. Các việc làm trên cần xuất phát từ tấm lòng cảm thông, chia sẻ. Vậy trước những ý kiến khác nhau về hoạt động nhân đạo, em cần bày tỏ thái độ thế nào. Chúng ta cùng làm bài tập 3. c. Hoạt Động 3: Bày tỏ thái độ (bài 3): - HS đọc bài – HS nêu yêu cầu – GV nhấn mạnh yêu cầu - GV: Để hoàn thành bài này, các em hãy suy nghĩ cá nhân và bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ. Trong tay các em có 3 thẻ màu xanh, đỏ, vàng. Cô sẽ lần lượt đưa ra từng ý kiến. Nếu ý kiến đúng em giơ thẻ màu xanh, nếu ý kiến sai em giơ thẻ màu đỏ, nếu còn phân vân em giơ thẻ màu vàng. Các em giơ thẻ theo hiệu lệnh thước gõ của cô. - GV đưa ý kiến, 1 HS đọc, HS giơ thẻ - giải thích vì sao? - HS: + Ý kiến a là đúng (thẻ xanh) vì: Tham gia hoạt động nhân đạo là việc làm cao cả vì đây là việc làm chỉ có cho mà không cần nhận lại, vì người gặp khó khăn, hoạn nạn, thể hiện lòng yêu thương con người , sự cảm thông, chia sẻ để họ có thể vượt qua khó khăn. + Ý kiến b là sai vì không chỉ tham gia các hoạt động nhân đạo do trường tổ chức mà còn tham gia các hoạt động nhân đạo ở địa phương, trên đài truyền hình, trên báo phát động. + Ý kiến c là sai vì đây không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng là giúp người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn chứ không phải vì người khác chê mình ích kỷ. + Ý kiến d là đúng vì người gặp khó khăn có thể ở khắp mọi nơi, có thể ở địa phương mình, địa phương khác hoặc nước khác, họ đều cần sự giúp đỡ. Ví dụ như các em đã từng ủng hộ nhân dân các nước gặp nạn sóng thần. - GV: Các em đã biết bày tỏ thái độ đồng tình với ý kiến đúng, không đồng tình với ý kiến chưa đúng về hoạt động nhân đạo. 3. Củng cố, dặn dò: Qua bài học hôm nay, em nào cho cô biết: ? Thế nào là việc làm nhân đạo? (việc giúp đỡ người khác gặp khó khăn, hoạn nạn là việc làm nhân đạo) ? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? (Vì đây là việc làm cao cả thể hiện lòng yêu thương con người; sự cảm thông, chia sẻ với người bị nạn và giúp đỡ người gặp hoạn nạn vượt qua được khó khăn). ? Em cần làm gì để mọi người cùng tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? (Em cần vận động mọi người cùng tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo như vận động các bạn, bố, mẹ, tham gia hoạt động nhân đạo). -GV: Hoạt động nhân đạo diễn ra ở xung quanh chúng ta, đó là truyền thống tốt đẹp tương than, tương ái, “Lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Hiện nay có rất nhiều hoạt động nhân đạo diễn ra ở khắp mọi nơi từ trung ương đến địa phương ví dụ như các hoạt động: xoa dịu nỗi đau da cam, quỹ vì người nghèo, quỹ tấm lòng vàng, chương trình nối vòng tay lớn... và nhiều hoạt động khác nữa. Mỗi chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện, khả năng của mình, đồng thời cần biết vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. - Về nhà các em sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về hoạt động nhân đạo, điều tra gần nơi em ở những người gặp khó khăn cần giúp đỡ, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động nhân đạo để lớp mình thực hiện cuộc triển lãm tranh về hoạt động nhân đạo. - GV nhận xét tiết học, ghi nhận kết quả học tập của học sinh, chú ý học sinh yếu. - Tiết học hôm nay cô biểu dương tinh thần học tập tích cực của lớp ta, đặc biệt cô khen bạn đã tích cực phát biểu xây dựng bài, bạn đã có nhiều tiến bộ trong học tập, bạn đã có những hiểu biết rất sâu sắc về hoạt động nhân đạo. Cô mong giờ học nào các em cũng học tích cực như hôm nay.

File đính kèm:

  • docTich cuc tham gia cac hoat dong nhan dao.doc
Giáo án liên quan