Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 31

BÀI: HỒ GƯƠM

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.

-Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

2. Ôn các vần ươm, ươp; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.

3. Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

 II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra đồ dùng học tập của các em. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Giới thiệu cảnh thiên nhiên: Giáo viên giới thiệu một số tranh để học sinh nhận ra: Cảnh sông, biển. Cảnh đồi núi, ruộng đồng. Cảnh phố phường, hàng cây bên đường. Cảnh vườn cây ăn quả, công viên, hoa… . Cảnh góc sân nhà em, cảnh trường học. Gơị ý để học sinh nhận thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên: Biển, thuyền, mây, trời (cảnh sông biển). Núi, đồi, cây, suối, nhà (cảnh núi đồi). Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu (cảnh nông thôn). Nhà, đường phố, xe cộ (cảnh phố phường). Vườn cây, căn nhà, con đường (cảnh công viên). Căn nhà, giếng nước, đàn gà (cảnh nhà em).  Hướng dẫn học sinh vẽ: Giáo viên giới thiệu tranh và gợi ý để học sinh thích cảnh thiên nhiên nào thì vẽ cảnh đó (1 trong các cảnh đã giới thiệu ở trên. Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ. Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ to vừa phải) Vẽ thêm những hình ảnh cho tranh sinh động hơn. Tìm màu thích hợp tô vào các hình. Vẽ màu thay đổi (có đậm, nhạt) Ž Học sinh thực hành: Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp và trưng bày sản phẩm của mình. 3.Nhận xét đánh giá: Hình vẽ và cách sắp xếp. Màu sắc và cách vẽ màu. 4.Dặn dò: Thực hành ở nhà. Quan sát quang cảnh nơi ở của mình. Vở tập vẽ, tẩy, chì, … . Học sinh nhắc tựa. Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên về các bức tranh phong cảnh thiên nhiên. Nói được tên các bức tranh. Ví dụ: Cảnh sông, biển. Cảnh đồi núi, ruộng đồng. Học sinh nêu những hình ảnh có trong các cảnh. Ví dụ: Cảnh sông biển có các hình ảnh: biển, thuyền, mây, trời… . Học sinh lắng nghe và lựa chọn tranh ảnh để thực hiện bài vẽ của mình. Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích. Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên: Hình vẽ và cách sắp xếp. Màu sắc và cách vẽ màu. Thực hành ở nhà. Thứ sáu ngày… tháng… năm 2005 Môn : Tập đọc BÀI: SAU CƠN MƯA I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. Luyện đọc các câu tả cảnh. -Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Ôn các vần ây, uây; tìm được tiếng trong bài có vần ây, tiếng ngoài bài có vần ây, uây. Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẽ sau trận mưa rào. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi học sinh đọc bài: “Luỹ tre” và trả lời các câu hỏi 1 và 2 trong SGK. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm đều, tươi vui) Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. Cho học sinh ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ. Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “Mặt trời”. Đoạn 2: Phần còn lại: Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần ây, uây: Tìm tiếng trong bài có vần ây ? Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây ? Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi thế nào? Những đoá râm bụt ? Bầu trời? Mấy đám mây bông ? Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào ? Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Đề tài: Trò chuyện về mưa. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, hỏi chuyện nhau về mưa. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. . Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1. Lớp theo dõi và nhận xét. 2 em. Nghỉ giữa tiết Mây. Đọc các từ trong bài: xây nhà, khuấy bột Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần ây, uây. 2 em đọc lại bài. Thêm đỏ chót. Xanh bóng như vừa được giội rửa. Sáng rực lên. Học sinh đọc: Gà mẹ mừng rỡ … trong vườn. 2 học sinh đọc lại bài văn. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên và theo mẫu SGK. Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Môn : Kể chuyện BÀI: CON RỒNG CHÁU TIÊN I.Mục tiêu : -Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Lòng tự hào của dân tộc về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý. -Dụng cụ hoá trang: vòng đội dầu có lông chim của Âu Cơ và Lạc Long Quân. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện Con Rồng - Cháu tiên nhằm giải thích của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy lắng nghe câu chuyện cô kể này nhé.  Kể chuyện: Giáo viên kể 2, lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú. Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Đoạn đầu: kể chậm rãi. Đoạn cả nhà mong nhớ Long Quân, khi kể dừng lại một vài chi tiết để gây sự chờ đợi của người đọc. Đoạn cuối kể giọng vui vẽ tự hào. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể từng đoạn của câu chuyện.  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì ? (Tổ tiên của người Việt Nam có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loại Rồng, mẹ là tiên. Nhân dân ta tự hào về dòng dõi cao quý đó bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra.) 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Lần 1: các em thuộc các nhóm đóng vai và kể lại câu chuyện Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Môn : Hát NĂM NGÓN TAY NGOAN I.Mục tiêu : -Hiểu đúng nội dung bài hát kể về 5 ngón tay, mỗi ngón tay tượng trưng cho một em bé có đức tính tốt rất đáng yêu. -Học sinh hát đúng giai điệu lời ca (lời 1). II.Đồ dùng dạy học: Hát chính xác lời ca. Chuẩn bị nhạc cụ, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ Cho học sinh hát trước lớp bài “Đi tới trường, hát tập thể”. GV nhận xét phần KTBC. 2.Bài mới : GT bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Dạy bài hát: Năm ngón tay ngoan (lời 1) Giáo viên hát mẫu. Đọc lời ca (lời 1) Cho học sinh đọc theo. Dạy hát từng câu. Xoè bàn tay đếm ngón tay Một anh béo trông thật đến hay Cả nhà vui ai có việc Là anh giúp luôn không ngồi yên Cạnh bên anh đứng thứ hai Một anh lính thật là đáng yêu Tưởng rằng anh cao nhất nhà Thì anh lắc luôn ngay cái đầu. Tổ chức cho các em tập theo nhóm để các em thuộc lời ca. Hoạt động 2 : Tập vận động phụ hoạ. Vừa hát vừa tập các động tác phụ hoạ. Khi hát: Xoè bàn tay đếm ngón tay. Các em giơ bàn tay trái, ngón trỏ của tay phải chỉ vào các ngón theo nội dung lời ca. Các nhóm vừa hát vừa vận động phụ hoạ cho bài hát. 4.Củng cố : Cho học sinh hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. Nhận xét, tuyên dương. 5.Dặn dò về nhà: Tập hát ở nhà. Xem lại bài hát, thuộc bài hát … HS nêu. Lớp hát tập thể 1 lần. Vài HS nhắc lại. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên. Hát từng câu hát mỗi câu hát 3 – 4 lần, hết câu này đến câu khác. Các em hát theo nhóm, thi hát giữa các nhóm. Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu và thực hiện theo. Học sinh thực hiện theo giáo viên 2, 3 lần cho thuộc các đông tác. Học sinh tự hát và thực hiện vận động phụ hoạ như hướng dẫn mẫu của giáo viên. Học sinh thực hiện. Thực hành ở nhà.

File đính kèm:

  • docGIAO AN T31.doc
Giáo án liên quan