Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 15

I. Mục đích, yêu cầu.

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc giọng diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. Tốc độ đọc 80 tiếng/15 phút.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

 - Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách.

III. Các hoạt động dạy học.

A, Kiểm tra bài cũ:

 

doc33 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với cây? - Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp. Thiếu không khí cây hô hấp, quang hợp kém- sinh trưởng phát triển chậm- năng suất thấp. ? Làm thế nào để cây có đủ không khí? - Trồng ở nơi thoáng, thường xuyên xới, xáo làm cho đất tơi xốp. * Đọc phần ghi nhớ của bài. - 2,3 Hs đọc. 4. Nhận xét, dặn dò. - Nx tiết học. Chuẩn bị cho tiết sau : Vườn đã cuốc đất; cuốc; cào; thước dây; cọc tre. Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 1006 Tiết 1: Âm nhạc Bài 15: Học bài hát tự chọn I. Mục tiêu: - Giúp hs ôn bài hát quốc ca. Hs hat đúng giai điệu, đúng nhịp và thể hiện tự nhiên bài hát. II. Đồ dùng dạy học: Thanh phách quen dùng. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Hát bài : Cò lả - 1 số hs hát, lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung. B, Bài mới. 1. Phần mở đầu: - Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần cơ bản: * Hoạt động 1: Ôn bài hát Quốc ca - Hát toàn bài: - Cả lớp. - Gv hát toàn bài: - Hs lắng nghe. - Tập lại cho hs từng câu: - Hs thực hiện hát từng câu. - Gv hát mẫu: - Hs hát theo. - Yêu cầu hs thể hiện: - Dãy, cả lớp hát từng câu. * Hoạt động 2: - Trình diễn: - Cá nhân, nhóm, bàn. - Gv cùng hs nhận xét, đánh giá. 3. Phần kết thúc: - Hát toàn bài: - Cả lớp hát. - Nx tiết học và dặn dò hs: - Chuẩn bị tiết sau ôn tập. Tiết 2: Tập làm văn Bài 30: Quan sát đồ vật I. Mục đích, yêu cầu: - Hs biết quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,...); Phát hiện những đặc điểm riêng biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ chơi: Gấu bông; thỏ bông; búp bê; tàu thuỷ; chong chóng;... - Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ; ? Đọc ý bài văn tả chiếc áo? Đọc bài văn viết theo dàn bài đó? - 2 Hs đọc, lớp nx. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Gv kiểm tra đồ chơi hs mang đến lớp. 2. Phần nhận xét. Bài 1. Đọc yc và các gợi ý: - Hs đọc nối tiếp. ? Giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đế lớp? - Lần lượt hs giới thiệu. ? Viết kết quả quan sát vào vở theo gạch đầu dòng. - Hs đọc thầm yc bài và các gợi ý, qs đồ chơi của mình để viết. - Trình bày kết quả quan sát: - Lần lượt hs trình bày. - Gv đưa tiêu chí nx:+Trình tự quan sát. + Giác quan sd quan sát + Khả năng phát hiện đặc điểm riêng. - Hs dựa vào tiêu chí để nx. - Gv cùng hs bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế nhất. Bài 2. Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? - Phần ghi nhớ. 3. Phần ghi nhớ: - 2, 3 Hs nêu. 4. Phần luyện tập: - Nêu yc bài tập. - Làm bài vào vở BT: - Dựa theo kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi. - Trình bày: - Tiếp nối nêu miệng. - Gv cùng hs nx, chọn bạn lập dàn bài tốt nhất, tỉ mỉ, cụ thể. - Gv đưa dàn ý đã chuẩn bị lên: (Vd không bắt buộc hs theo). - Hs đọc 5. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học. - Vn hoàn chỉnh dàn ý viết vào vở. - CB Chọn trò chơi, lễ hội ở quê em để giờ sau giới thiệu với các bạn. Tiết 3: Toán Bài 75: Chia cho số có hai chữ số ( tiếp theo) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh thực hiện phép chia có năm chữ số cho số có hai chữ số. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Đặt tính rồi tính: 7 895 : 83; 9785 : 79 - 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm nháp. - Gv cùng hs nx, chữa bài. B, Giới thiệu vào bài mới. 1. Trường hợp chia hết: Chia 10 105 : 43 = ? ? Nx gì về phép chia trên? - Chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số: - 1 Hs lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp. 10105 43 150 235 215 00 ? Nêu cách chia? - 1 số hs nêu: Đặt tính và tính từ phải sang trái ( 3 lần hạ) - Gv cùng hs thảo luận cách ước lượng tìm thương: 101 : 43 = ? Ước lượng 10 : 4 = 2(dư 2); 2 < 4. 2. Trường hợp chia có dư: Làm tương tự + Lưu ý : số chia > số dư. 3. Thực hành Bài 1.Đặt tính rồi tính. - Hs tự làm bài vào nháp, 4 hs lên bảng làm. - Gv cùng hs nx, chữa từng phép tính. a. 421 b. 1234 658 ( dư 44) 1149 ( dư 33) Bài 2. - Đọc yêu cầu. - Gv dướng dẫn: - Đổi đơn vị: giờ ra phút; km ra m. - Chọn phép tính thích hợp. - Tự tóm tắt và giải bài toán: - Cả lớp làm bài vào vở, 2 Hs tóm tắt và giải bài toán. Tóm tắt: Bài giải 1 giờ 15 phút : 38 km 400m 1 giờ 15 phút = 75 phút 1 phút : ... m? - Gv chấm bài. 38 km 400m = 38 400m Trung bình mỗi phút người đó đi được là: 38 400: 75 = 512 (m) Đáp số: 512 m. - Gv cùng hs nx chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học. - BTVN làm lại bài 1 vào vở. Tiết 4: Địa lý Bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) I. Mục tiêu: Học xong bài này hs biết: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ĐBBB. - Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm. - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất. - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở ĐBBB (sưu tầm). III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc phần ghi nhớ bài 13? ? Nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ĐBBB? - 2 Hs trả lời, lớp nx. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Giới thiệu bài mới: 1. Hoạt động 1: ĐBBB- nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống. * Mục tiêu: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công. - Kể tên các làng thủ công nổi tiếng. * Cách tiến hành: - Hs đọc thầm sgk, với vốn hiểu biết trả lời: ? Thế nào là nghề thủ công? - ...là nghề chủ yếu làm bằng tay, dụng cụ làm tinh xảo, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo. ? Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB? - Nghề thủ công xuất hiện từ rất sớm, có tới hàng trăm nghề. Nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề, mỗi làng nghề thường xuyên làm 1 loại hàng thủ công. * Kết luận: ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống. 2. Hoạt động 2: Sản phẩm gốm. * Mục tiêu: Quá trình tạo ra sản phẩm gốm. * Cách tiến hành: ? Em có nhận xét gì về nghề gốm? - Vất vả, nhiều công đoạn. ? Làm nghề gốm đòi hỏi người nghệ nhân những gì? - Phải khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung. - Chúng ta phải giữ gìn, trân trọng các sản phẩm. 3. Hoạt động 3: Chợ phiên ở ĐBBB. * Mục tiêu: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về chợ phiên của người dân ĐBBB. * Cách tiến hành: - Qs tranh ảnh và vốn hiểu biết. ? Kể về chợ phiên ở ĐBBB? - Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập vào ngày chợ phiên ( phiên chợ- ngày họp nhất định trong tháng). - Hàng hoá bán ở chợ là hàng sx tại địa phương và có một số mặt hàng từ nơi khác đến. ? Mô tả về chợ theo tranh, ảnh? - Chợ đông người, có các mặt hàng: rau các loại; trứng; gạo; nón; rổ; rá;... 4. Củng cố, dặn dò: - Đọc mục bạn cần biết. - Nx tiết học. - Chuẩn bị sưu tầm tranh, ảnh về Hà Nội để học vào tiết sau. Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 15 I. yêu cầu: - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 15. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. - Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. - Chữ viết có tiến bộ: - Vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ. Kn tính toán có nhiều tiến bộ. Khen: Tồn tại: - 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu. - Lời học bài và làm bài: Đi học quên đồ dùng. Chê: 2/ Phương hướng tuần 16: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 15. - Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh. Tiết 6: kĩ thuật Bài 29: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3) I. Mục tiêu: - Hs hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình với các cách khâu thêu đã học. - Hs tự đánh giá được sản phẩm của mình làm ra và đánh giá bài của bạn. - Hs yêu thích sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học. - Chuẩn bị tiêu chí đánh giá sản phẩm. III. Các hoạt đọng dạy học. A, Kiểm tra sự chuẩn bị của hs và độ hoàn thành sản phẩm của tiết học trước. B, Gv nêu nội dung của tiết học. 1. Hoạt động 1: Thực hành - Hs tiếp tục hoàn thành sản phẩm của tiết học trước. - Gv quan sát, giúp đỡ hs còn lúng túng, động viên hs hoàn thành sản phẩm. 2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm. - Gv đưa tiêu chí đánh giá: Sản phẩm có sáng tạo, thể hiện có năng khiếu thêu, khâu, đánh giá A+; hoàn thành và chưa hoàn thành. - Hs trưng bày sản phẩm theo tổ. - Hs dựa vào tiêu chí để nận xét sản phẩm của bạn và của mình. 3. Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. Tiết 1: Kĩ thuật Tiết 30: Lợi ích của việc trồng rau hoa. I. Mục tiêu: - Hs biết ích lợi của việc trồng rau, hoa. - Yêu thích công việc trồng rau, hoa. II. Đồ dùng dạy học. - Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra sự chuẩn bị sưu tầm tranh của hs. B, Giới thiệu bài: Nêu Mục tiêu bài học. 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa. a. ích lợi của rau: - Tổ chức hs qs tranh và trả lời. - Hs quan sát tranh sgk , và tranh sưu tầm. ? Nêu ích lợi của việc trồng rau? - Làm thức ăn: cung cấp chất dinh dưỡg cần thiết cho con người.; làm thức ăn cho vật nuôi. ? Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào? - Hs nêu. ? Rau còn được sử dụng để làm gì? - Bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm... b. ích lợi của hoa: ( Làm tương tự) - Hs quan sát hình 2. - Gv yc hs liên hệ ở địa phương mình về trồng và sử dụng rau, hoa. 2. Hoạt động 2: Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta. - Tổ chức hs thảo luận nhóm 2. - Hs thảo luận nhóm , trả lời: ? Nêu điều kiện khí hậu của nước ta có ảnh hưởng đến rau, hoa? - Điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm. - Liên hệ ở địa phương em? - Hs liên hệ... 3. Nhận xét, dặn dò: - NX tiết học. - Chuẩn bị cho tiết sau: hạt giống, một số phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập, đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc