Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 30

I - Mục tiêu:

 Giúp HS :

 - Ôn tập cách viết tỉ số của 2 số.

 - Rèn kĩ năng giải toán “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”.

II - Đồ dùng dạy - học:

 Bảng phụ

III - Các hoạt động dạy học:

HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5)

 - HS làm bảng con:Tổng của hai số là 238 tỉ số của hai số là

 

doc30 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................................... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 4: Khoa học Nhu cầu về không khí của thực vật I - Mục đích - yêu cầu: Sau bài học HS biết: - Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật. - HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật. - ánh sáng của Mặt trời . II - Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 120, 121 - Phiếu học tập III - Các hoạt động dạy học: HĐ1. Khởi động (3-5’): - Thực vật cần những gì để duy trì sự sống? HĐ 2: Sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp (10-12’). * Mục tiêu: - Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật. - Phân biệt được quang hợp và hô hấp. * Cách tiến hành: Bước1: Ôn lại kiến thức cũ. - GV nêu câu hỏi + Không khí có những thành phần nào? + Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật? Bước 2: Làm việc theo cặp: - HS quan sát hình 1,2/ 120,121 để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau: - Ví dụ: + Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? +Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? + Phân biệt quá trình quang hợp và hô hấp? .... Bước 3: Làm việc cả lớp - HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. à KL: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng nếu thiếu không khí cây cũng không sống được. HĐ3: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật (10-12’). * Mục tiêu : HS nêu được vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật. * Cách tiến hành : - GV nêu vấn đề: Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: Cây hút khí các- bô- níc và nước nhờ ánh sáng mặt trời chế tạo ra chất bột đường - GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi: + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các- bô- níc của thực vật? + Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô- xi của thực vật? - G nhận xét, đánh giá và kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ... HĐ4: Củng cố dặn dò (4- 5’) - HS đọc mục Bạn cần biết / 121 - Về nhà chuẩn bị bài sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 4: luyện Kĩ thuật ôn luyện lắp xe nôi. I. Mục tiêu HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi. Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng qui trình. Rèn luyện tính cẩn thận an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi. II - Đồ dùng dạy - học: Mẫu xe nôi đã lắp. Bộ lắp ghép kĩ thuật. III - Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: Thực hành lắp xe nôi (25-28') - Để lắp xe nôi em cần tiến hành lắp những bộ phân nào? - HS nêu các bước lắp xe nôi. + Lắp tay kéo: + Lắp giá đỡ Trục bánh xe. + Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe + Lắp thành xe với mui xe + Lắp trục bánh xe. - Gv nhận xét chốt lại các bước. - HS thực hành: + Chọn chi tiết + Lắp ráp các bộ phận: HĐ3: Đánh giá kết quả học tập (3-5') HS trưng bày sản phẩm thực hành. GV nêu tiêu chuẩn đánh giá. HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn trong nhóm. GV nhận xét đánh giá kết quả của HS. HĐ4 : Củng cố dặn dò.(4-5’) - Đánh giá sản phẩm thực hành. - Nhận xét giờ học - Dặn dò chuẩn bị giờ sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2009 Đồng chí : Nguyễn Thị Thu dạy. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2009 Tiết 1: Toán Thực hành I - Mục tiêu: - Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường... - Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất( bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu) II - Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (4’) - Nêu cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ? HĐ2: Luyện tập 2.1. Hướng dẫn lí thuyết( 12’) - Cho HS đọc SGK/ 158 - Cho ba HS thực hành trên lớp một lượt để làm mẫu. 2.2.Thực hành trên thực tế: Bài 1/159: Thực hành đo (9-10') - HS đọc đọc yêu cầu. - HS thực hành đo. à Chốt: Cách thực hành đo độ dài của đoạn thẳng. Bài 2/159 :Thực hành đo( 9-10' ) - HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS đo - HS thực hành đo. * Dự kiến sai lầm: - Lúng túng khi đo độ dài trên sân vì khoảng cách lớn. HĐ3: Củng cố- dặn dò (3-5’) - HS nêu cách tìm độ dài thật trên mặt đất và cách đo. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 2: Thể dục mÔN THể THAO Tự CHọN - Trò chơi: Kiệu người. I. Mục tiêu: - Ôn một số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Biết cách chơi trò chơi và tham gia được vào trò chơi, nhưng bảo đảm an toàn. II. Địa điểm - phương tiện: - Sân trường vệ sinh an toàn. - Bóng ném. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Thời gian Phương pháp A. Phần mở đầu: 1.ổn định tổ chức lớp. - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 2. Khởi động. B. phần cơ bản: 1.Môn tự chọn: Ném bóng. - Ôn một số động tác bổ trợ ném bóng. - Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị - ngắm đích - ném 2 Trò chơi " Kiệu người" C. Phần kết thúc: - Đi ddeuf vỗ tay hát. - Tập một số động tác thả lỏng. - Hệ thống lại bài. - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học. 6à 10 phút 100-150m 18 à 22 phút 9-> 11 phút 2-3 phút 7à9 phút 9à 11 phút 4-> 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp, chào, báo cáo. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. - Ôn một số động tác: tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục phát triển chung. - HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc. - - Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hình 3 hàng ngang. => Kiểm tra, uốn nắn động tác sai. - GV: nêu tên động tác => cho HS tập theo 3 nhóm => Kiểm tra, uốn nắn động tác sai. - GV cho HS tập thi đua giữa 3 nhóm. - Đội hình 3 hàng ngang, cán sự điều khiển. - Gv nêu tên trò chơi, cùng Hs nhắc lại cách chơi. - HS chơi thử. - HS chơi chính thức. => Nhận xét tuyên dương nhóm HS chơi tốt. - Đội hình 3 hàng ngang. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 3: Tập làm văn Điền vào giấy tờ in sẵn I - Mục đích - yêu cầu: - Biết điền đúng vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn- Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng - Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú tạm vắng. II - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 3- 5’) - Đọc một đoạn văn hôm trước? B. Dạy bài mới 1- Giới thiệu bài:( 1- 2’) 2- Hướng dẫn luyện tập( 32- 34’) Bài 1/122 - GV chép đề bài. - Xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài? - Gạch chân các từ trọng tâm. - GV chốt đưa một bài mẫu hoàn chỉnh. Bài 2/ 122 à GV chốt: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở, những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra xem xét. - HS đọc yêu cầu và gạch chân các từ trọng tâm. - HS nêu. - HS đọc thầm nội dung phiếu khai tạm chú tạm vắng. - HS làm VBT. - HS trình bày - HS đọc. - HS đọc thầm yêu cầu. - HS thảo luận N2 trả lời miệng. C- Củng cố- dặn dò( 2- 4’). - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 4: Luyện từ và câu Câu cảm I- Mục đích yêu cầu: - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm. - Biết đặt và sử dụng câu cảm. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra:( 3-5’) - Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề Du lịch – Thám hiểm? B. Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài (1- 2’) 2- Hình thành kiến thức (10-12’) * Nhận xét: Bài 1/120 à Chốt: Các câu trên dùng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo, các câu này gọi là câu cảm. Bài 1/120 - Hỏi cuối câu trên có dấu gì? à Cuối mỗi câu cảm có dấu chấm than. Bài 3/121 -> GV nhận xét, chốt: Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật. - Câu cảm dùng để làm gì? trong câu cảm thường có những từ ngữ nào? Cuối câu cảm có dấu gì? -> Ghi nhớ/ 121 3.Hướng dẫn luyện tập:( 22-24’) Bài 1/121: VBT( 5-6'') - HD mẫu một câu a. à Muốn chuyển câu kể thành câu cảm ta thêm các từ ngữ nào? Bài 2/ 121: Vở ( 6-8') à Để chuyển câu kể thành câu cảm cần thêm từ cho phù hợp với từng văn cảnh. Bài 3/121: Nhóm ( 5-7') - GV nhận xét, chốt: Câu cảm có thể dùng để bộc lộ cảm xúc vui buồn... - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận N2. - Đại diện các nhóm trả lời. - HS trả lời miệng. - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS các nhóm trình bày. - HS nêu. - HS đọc. - HS đọc yêu cầu=>HS nêu. - HS làm mẫu một câu - HS trao đổi nhóm đôi làm VBT. - HS trình bày. - HS đọc yêu cầu. - HS đặt câu vào vở. - HS đọc các câu - HS khác nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trả lời miệng. C. Củng cố dặn dò:( 2- 4’) - Đọc ghi nhớ ? - Chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 30.doc
Giáo án liên quan