GIáo án Địa Tiết 30. bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo)

TIẾT 30. BÀI 27 : THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được:

- Nắm được các đặc điểm của môi trường tự nhiên Châu Phi

- Sự phân bố các môi trường tự nhiên ở Châu Phi

- Hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa vị trí địa lý với khí hậu, giữa khí hậu với sự phân bố vác môi trường tự nhiên ở Châu Phi

2. Về kỹ năng

- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát lược đồ thế giới, quan sát ảnh quả địa cầu để xác định các châu lục.

3. Về thái độ

Giúp học sinh yêu mến môn học và tích cực tìm hiểu những đặc điểm của môi trường đới nóng còn nhiều bí ẩn này.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Địa Tiết 30. bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nhận xét gì về lượng mưa ở châu Phi - Lượng mưa ít ? Quan sát trên lược đồ, em có nhận xét gì về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi ( Lượng mưa thay đổi như thế nào từ xích đạo về chí tuyến). ? Vì sao càng về chí tuyến lượng mưa càng giảm - ở xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị nên mưa nhiều - ở chí tuyến có khối không khí chí tuyến lục địa khô nóng hoạt động nên mưa ít (do ở chí tuyến ảnh hưởng của hai dải áp cao khô nóng, nó ngăn cản sự ngưng tụ hơi nước khó gây mưa) Dòng biển nóng, dòng biển lạnh Giáo viên: lượng mưa của châu Phi không chỉ chịu ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình mà hoạt động của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh cũng ảnh hưởng sâu sắc tới phân bố lượng mưa của châu lục này ? Hãy xác định các dòng biển nóng, dòng biển lạnh chảy ven bờ lục địa Phi. - Dòng biển nóng: + Dòng biển Xômali chảy ven bờ biển phía đông lục địa Phi + Môdămbích chảy phía ĐN lục địa Phi + Mũi Kim chảy phía Nam lục địa Phi + Một số dòng biển chảy ven bờ đảo Mađagaxca + Dòng biển ghinê chảy ven vịnh Ghinê. - Dòng biển lạnh: + Xômali chảy phí đông lục địa Phi + Dòng biển Canari chảy phía tây Bắc lục địa Phi + Ben ghêla chảy phía tây nam lục địa Phi ? Vậy dòng biển nóng, dòng biển lạnh ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa của khu vực mà nó đi qua. - Nơi có dòng biển nóng đi qua thì khu vực ven bờ có lượng mưa lớn. Ngược lại, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì khu vực ven bờ có lượng mưa ít. ? Vì sao? Nơi có dòng biển nóng chảy qua, thường mưa nhiều vì: không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào ven bờ gây mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít vì hơi nước trên dòng biển lạnh không bốc lên được, gió thổi vào lục địa khô làm khu vực ven bờ mưa ít. Như vậy, qua phần cô và các em vừa tìm hiểu, ta thấy Châu Phi là châu lục nóng và khô bậc nhất thế giới. Vậy với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy đó là điều kiện hình thành cảnh quan điển hình nào ở châu Phi. ?Trong các hoang mạc ở châu Phi, em thấy hoang mạc nào có diện tích lớn nhất . - Hoang mạc Xa-ha-ra Giáo viên: Xa-ha-ra nằm ở Bắc Phi, đây không chỉ là hoang mạc lớn nhất châu Phi mà còn là hoang mạc lớn nhất thế giới - Khô: +Lượng mưa ít + Lượng mưa giảm dần từ xích đạo về chí tuyến - Hình thành những hoang mạc lớn - Giáo viên chiếu cảnh hoang mạc, thuyết trình khí hậu: Đây là hình ảnh hoang mạc Xahara với diện tích trên 9 triệu km2, bạt ngàn cồn cát, bãi sỏi, bãi đá. Khí hậu nơi đây vô cùng khắc nghiệt: ban ngày nhiệt độ tới 50-60 độ C, mặt trời đỏ rực như thiêu như đốt, nếu để quả trứng trên cát thì chẳng mấy chốc quả trứng sẽ chín. Tối đến trời rất lạnh nếu không đắp chăn thì không thể ngủ nổi. Biên độ nhiệt ngày và đêm 15-35 độ C có khi đến 38,2 độ C. Mưa rất hiếm, lượng bốc hơi gấp 20-30 lần lượng bốc hơi bình thường. Vậy vị trí địa lí, địa hình, khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới cảnh quan của châu châu lục này, cô và các em cùng tìm hiểu sang phần 4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên. CH: quan sát H27.2 chú ý vào thang màu, cho biết thiên nhiên châu Phi phân hóa thành những môi trường tự nhiên nào + MTXĐ ẩm + MT cận nhiệt đới ẩm + MT Nhiệt đới + MT địa Trung hải + MT hoang mạc ? Xác định các môi trường tự nhiên trên lược đồ 4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên - Năm kiểu môi trường tự nhiên: + Xích đạo ẩm. + Cận nhiệt đới ẩm. + Nhiệt đới + Hoang mạc. + Địa trung hải ? Nhận xét sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi? - Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo. ? Tại sao các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo - Do đường xích đạo đi qua chính giữa châu Phi, lãnh thổ châu Phi nằm đối xứng qua đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên cũng nằm đối xứng qua đường xích đạo. ? Trong các môi trường tự nhiên trên, môi trường tự nhiên nào chiếm diện tích nhỏ nhất. - Môi trường cận nhiệt đới ẩm Giáo viên: Vì Môi trường cận nhiệt đới ẩm chiếm diện tích rất nhỏ nên chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu 4 kiểu môi trường còn lại. Thảo luận: Câu 1. (Nhóm 1,2,3) Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu; động thực vật của môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới? Câu 1. (Nhóm 4,5,6) Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu; động thực vật của môi trường hoang mạc và môi trường địa trung hải? MT xích đạo ẩm ? Em hãy cho biết môi trường xích đạo ẩm phân bố ở đâu và có thảm thực vật đặc trưng nào. * MT xích đạo ẩm: - Rừng rậm xanh quanh năm. ? Theo em, vì sao rừng rậm xanh quanh năm lại phát triển mạnh ở MT xích đạo ẩm - Vì MT xích đạo ẩm, có lượng mưa lớn, mưa quanh năm (do độ ẩm và nhiệt độ cao). Đó là điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển. - Giáo viên chiếu hình ảnh rừng rậm xanh quanh năm - Đây là hình ảnh khu rừng rậm xanh quanh năm ở bên sông Công-gô: rừng nhiều loại cây, rậm rạp, xanh tốt quanh năm, với nhiều tầng tán...Trong rừng rậm xanh quanh năm động vật cũng rất phong phú đặc biệt là các loài bò sát, côn trùng, chim muông ... Hai MT nhiệt đới Giáo viên chỉ vị trí hai môi trường nhiệt đới ? Vì sao ở môi trường nhiệt đới, rừng rậm lại nhường chỗ cho rừng thưa và xa van cây bụi - Vì càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, thời gian khô hạn kéo dài nên cây thân gỗ ưa ẩm phát triển kém nên rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa, xa van cây bụi có khả năng chịu khô hạn. Chiếu thảm thực vật cảnh quan xa van ở Tây Phi và đông Phi: đều là cánh đồng cỏ cao rộng lớn ? Quan sát kĩ hai cảnh quan xa van trên, em thấy mầu sắc cỏ ở xa van Tây Phi và đông Phi có gì khác nhau? - Xa van Tây Phi cỏ uá vàng hơn xa van đông Phi vì do ở khu vực đông phi có dòng biển nóng chảy qua nên có lượng mưa lớn hơn, khí hậu ẩm ướt hơn. Tây phi có dòng biển lạnh chảy qua nên lượng mưa thấp, khí hậu khô hạn hơn. Như vậy cùng MT nhiệt đới, cùng cảnh quan xa van cũng có sự thay đổi do sự khác biệt về khí hậu Chiếu: ngoài ra các em quan sát một số hình ảnh cảnh quan xa van ? Động vật ở môi trường này như thế nào? Kể tên một số động vật sống ở xa van châu Phi mà em biết Chiếu động vật ăn cỏ, ăn thịt + Động vật ăn cỏ: ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ + Động vật ăn thịt: sư tử, báo gấm ? Theo em, vì sao ở MT nhiệt đới động vật rất phong phú - Vì ở MT nhiệt đới có những cánh đồng cỏ rộng lớn là nguồn thức ăn dồi dào cho động vật. Động vật ăn cỏ phát triển mạnh thì thuận lợi cho động vật ăn thịt phát triển. Hai MT hoang mạc Giáo viên chiếu một số động thực vật hoang mạc. - Do điều kiện khắc nghiệt mà động thực vật nơi đây rất nghèo nàn: + loài xương rồng cú rễ biến thành gai, thõn cõy cú chứa nhiều nước - Cỏc loài động vật cú khả năng chịu khỏt, chạy giỏi hoặc sống trong hang như lạc đà, đà điểu, chuột nhảy, thằn lằn… Địa Trung hải Chiếu rừng cây bụi lá cứng. ? Em hãy cho biết khí hậu có mối quan hệ như thế nào với thảm thực vật châu Phi - Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố thảm thực vật ở châu Phi. Đó là yếu tố làm cho thảm thực vật ở châu Phi phong phú, đa dạng. ? Những MT nào chiếm diện tích lớn ở châu Phi - MT hoang mạc và MT nhiệt đới Đó là hai MT điển hình của châu Phi ? Qua bài học, em hãy khái quát lại đặc điểm cơ bản của khí hậu châu phi ? Thiên nhiên châu Phi phân hóa thành mấy kiểu môi trường tự nhiên nhỏ? Những môi trường tự nhiên nào chiếm diện tích lớn nhất. * Hai MT nhiệt đới: + Lượng mưa: Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm. + Thực vật: rừng thưa và xa van cây bụi + Động vật phong phú * Hai MT hoang mạc : - Khí hậu khắc nghiệt (mưa hiếm, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn) - Động thực vật nghèo nàn * Hai MT địa trung hải: - Mùa đông mát mẻ, có mưa, mùa hạ nóng khô. - Thảm thực vật rừng cây bụi lá cứng 4. Củng cố Trò chơi ô chữ: chủ đề về môi trường tự nhiên châu Phi - 6 hàng ngang và 1 hàng dọc chìa khóa. Thảo luận: ? Vì sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi? - Lãnh thổ Châu Phi mở rộng phía Bắc nên ảnh hưởng của biển ít lấn sâu vào đất liền như ở Nam Phi - Phía Bắc tiếp giáp lục địa á - Âu rộng lớn, gió Đông Bắc từ Bắc Phi thổi về khô nóng, khó gây mưa. - Có đường chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm chị ảnh hưởng của dải áp cao khô nóng thời tiết ổn định, không có mưa - Dòng biển lạnh chảy qua làm cho khu vực này mưa ít - Dãy núi ăn sát ra biển (átltá) ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền ? Qua bài học, em hãy nhắc lại đặc điểm cơ bản của khí hậu châu Phi? - Khí hậu châu Phi nóng và khô hạn bậc nhất thế giới ? Thiên nhiên châu Phi phân hóa thành những môi trường tự nhiên nào? Môi trường tự nhiên nào chiếm diện tích lớn nhất ở châu Phi? Thảo luận: Vì sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi ? (Chú ý: đặc điểm về vị trí, hình dạng lãnh thổ , hoạt động của dòng biển ven bờ Bắc Phi ...) - Lãnh thổ Châu Phi mở rộng phía Bắc nên ảnh hưởng của biển ít lấn sâu vào đất liền như ở Nam Phi - Phía Bắc tiếp giáp lục địa á - Âu rộng lớn, gió Đông Bắc từ Bắc Phi thổi về khô nóng, khó gây mưa. - Có đường chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm chị ảnh hưởng của dải áp cao khô nóng thời tiết ổn định, không có mưa - Dòng biển lạnh chảy qua làm cho khu vực này mưa ít - Dãy núi ăn sát ra biển (átltá) ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền * Làm bài tập: 5. Dặn dò Vì sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi? Thảo luận theo bàn ? Theo em, những yếu tố nào ảnh hưởng tới lượng mưa ở châu Phi (làm cho châu Phi có lượng mưa ít và phân bố không đồng đều) Hình dạng lãnh thổ hình khối, kích thước rộng lớn. Đường bờ biển ít bị cắt xẻ Một số dãy núi ăn sát ra biển ảnh hưởng của biển ít lấn sâu vào đất liền nên châu Phi có tính lục địa sâu sắc, mưa ít. Vị trí địa lí nằm giữa hai đường chí tuyến nên hàng năm chịu ảnh hưởng của dải áp cao kho nóng ngăn cản sự ngưng tụ hơi nước, khó mưa Phía Bắc giáp với lục địa á - âu rộng lớn nên gió đông bắc từ lục địa á - âu thổi về nóng khô, khó gây mưa. Tai sao o chau phi hinh thanh hoang mac lon nhat the gioi? Nguyờn nhõn: -Cú chớ tuyến Bắc qua -Ảnh hưởng của khối khớ từ lục địa Á-Âu -Ảnh hưởng của dũng biển lạnh -Địa hỡnh chõu phi cao và ớt bị biển cắt xẻ

File đính kèm:

  • docGA thi GVG tinh.doc
Giáo án liên quan