Giáo án Địa Lý Lớp 6 - Tiết 1 đến 33 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2009-2010

 

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

- Có khái niệm về núi, phân biệt được độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, núi lửa già và núi lửa trẻ.

- Trình bày sự phân hóa loại núi theo độ cao, một số đặc điểm của địa hình núi đá vôi.

2.Kĩ năng:

- Xác định được trên bản đồ 1 số núi già, núi trẻ.

-Nhận biết địa hình cáxtơ qua tranh ảnh và trên thực địa.

3.Thái độ:

-Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

-Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên.

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ tự nhiên thế giới, Việt Nam.

- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối, tuyệt đối, bảng phân loại núi theo độ cao.

- Tranh ảnh về núi già, núi trẻ.

III. Hoạt động dạy và học:

-Bài cũ:

 +Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?

 +Thế nào là hiện tượng núi lửa, động đất?

-Khởi động.

-Bài mới.

 

doc68 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa Lý Lớp 6 - Tiết 1 đến 33 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a-nít : đất xám, nhiều cát, đất xấu + Đá ba-zan, đá vôi : đất màu nâu đỏ, đất rất tốt và nhiều chất dinh dưỡng - Sinh vật: Vi khuẩn, giun, dế, xác sinh vật chết → là nguồn gốc tạo ra thành phần chất hữu cơ. - Khí hậu: Nhiệt độ và mưa ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ.trong đất - Ngoài ra địa hình và thời gian cũng góp vai trò lâu dài trong sự hình thành đất . IV. Đánh giá: - GV khái quát lại nội dung bài học - Đánh dấu vào ý thể hiện em cho là đúng nhất : 1 . Đất ( thổ nhưỡng ) là : a. Lớp vỏ mỏng trên Trái Đất b. Là lớp vỏ vụn bở trtên cao nguyên . c . Là lớp vất chất mỏng , vụn bở phủ trên bề mặt các lục địa - . d. Là những vật chất vụn bở của Trái Đất . 2. Các thành phần của đất gồm có : a. Khoáng , hữu cơ , chất mùn , nước . b. Khoáng , nước, độ phì , chất mùn . c. Khoáng , hữu cơ , không khí , nước- . d. Khoáng , hữu cơ , không khí , độ phì 3 . Trong các nhân tố hình thành đất , nhân tố quan trọng nhất là : a.. Đá mẹ , sinh vất , địa hình . b. Khí hậu , địa hình , sinh vật . c. Đá mẹ , thời gian , sinh vật . d. Đá mẹ , khí hậu , sinh vật V. Hoạt động nối tiếp: - HS trả lời các câu hỏi SGK, tập bản đồ. - Chuẩn bị bài mới “Ôn tập học kì II” - Ôn tập tất cả các kiến thức từ các bài trong đề cương : bài 17,19,22,23,24,26 Tuần 33 Ngày soạn: 20 / 4/ 2010 Tiết 33 : ÔN TẬP I.Mục tiêu bài học : Sau bài học, HS cần 1.Kiến thức -Nhớ lại các nội dung đã học trong học kì II từ bài 17ến bài 26 . 2. Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ xác định được các đại dương, các dòng biển, các sông, hồ, các loại đất trên Thế Giới và ở Việt Nam II.Phương tiện dạy học : Lược đồ tự nhiên Thế Giới Lược đồ tự nhiên Việt nam III. Hoạt động của GV và HS * Kiểm tra bài cũ : - Đất là gì ? Thành phần của đất - Nêu các nhân tố hình thành đất Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: cá nhân CH : -Cho biết thành phần của không khí? Tỉ lệ? -Thành phần nào là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng ? -Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? -Nêu độ dày, đặc điểm của mỗi tầng? -Kể tên các khối khí và vị trí hình thành? -Khi nào các khối khí bị biến tính? Hoạt động 2: cá nhân. -Khí áp là gì? Dụng cụ đo? -Các đai khí áp được phân bố trên bề mặt Trái đất như thế nào? -Nguyên nhân sinh ra gió? -Trên Trái đất có những loại gió thổi thường xuyên nào? - Vẽ sơ đồ các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất ? -Nước ta nằm trong phạm vi hoạt động của loại gió thổi thường xuyên nào ? Hoạt động 3: cá nhân Gv yêu cầu HS làm bài tập xác định vĩ độ của các chí tuyến, các vòng cực ? -Nêu giới hạn, đặc điểm của các đới khí hậu ? Hoạt động 4 : Cá nhân CH : Sông và hồ khác nhau như thế nào ? CH : Nêu những khái niệm về các đặc điểm chính của sông ? CH : Theo tính chất có mấy loại hồ ? CH : Hồ có mấy nguồn gốc hình thành ? Hoạt động 5 : cá nhân CH : Nước biển và đại dương có mấy vận động ? CH : Sóng là gì ? Nguyên nhân sinh ra sóng ? - Thủy triều là hiện tượng gì ? Nguyên nhân sinh ra thủy triều ? - Dòng biển là gì ? Nguyên nhân sinh ra dòng biển? Hoạt động 6 : cá nhân Ch : Đất là gì ? Đất có những thành phần nào ? CH : Có mấy nhân tố hình thành đất ? 1.Bài 17: Lớp vỏ khí: -Thành phần: khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác. -Cấu tạo: +Tầng đối lưu. Độ dày +Tầng bình lưu. Đặc điểm +Các tầng cao khí quyển. - Các khối khí: nóng, lạnh, hải dương và lục địa. 2. Bài 19 : Khí áp và gió trên Trái đất. -Khí áp: Khái niệm. Dụng cụ đo. Sự phân bố các đai khí áp. -Gió: Khái niệm. Các loại gió thổi thường xuyên. 3. Bài 22 : Các đới khí hậu trên Trái đất. -Xác định vĩ độ của các chí tuyến và các vòng cực. -Các đới khí hậu: +Đới nóng (nhiệt đới) Giới hạn. +Hai đới ôn hoà (ôn đới) Đặc điểm. +Hai đới lạnh (hàn đới) 4. Bài 23: Sông và hồ - Khái niệm sông và hồ - Đặc điểm sông : + Nguồn cung cấp nước + Lưu vực sông + Hệ thống sông + Lưu lượng nước sông + Thủy chế sông - Phân loại hồ Hồ nước ngọt. - Tính chất: Hồ nước mặn. Vết tích của sông -Nguồn gốc: Hồ miệng núi lửa Hồ nhân tạo Hồ băng cũ. 5. Bài 24 : Biển và đại dương Nước biển và đại dương có 3 vận động : - Sóng - Thủy triều - Dòng biển 6. Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất - Khái niệm đất - Các thành phần của đất : + Thành phần khoáng + Thành phần hữa cơ + Nước và không khí - Các nhân tố hình thành đất : + Đá mẹ + Sinh vật + Khí hậu + Địa hình và thời gian IV. Đánh giá : GV khái quát lại một số nôi dung chính của tiết ôn tập V. Hoạt động nối tiếp - HS học thuộc bài, ôn thật tốt nội dung liên quan đến đề cương ôn thi học kì - Chuẩn bị thật tốt cho tiết thi học kì II Tuần 35 Ngày soạn: 1 / 5/ 2010 Tiết 33. LỚP VỎ VI SINH VẬT – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: - Biết khái niệm về lớp vỏ sinh vật. 2. Kĩ năng : - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, con người đến sự phân bố thực vật, động vật, mối quan hệ đó. - Biết đối chiếu, so sánh các tranh ảnh, bản đồ để tìm kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên. II. Phương tiện dạy học : - Bộ tranh, các cảnh quan. III. Họat động của GV và HS : * Kiểm tra bài cũ: (GV phát bài thi học kì, nhận xét bài làm của HS) * Khởi động: (Giống phần mở bài trong SGL/ Tr81) * Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1 : Cá nhân GV cho HS đọc mục 1 để HS có khái niệm về lớp vỏ sinh vật CH : Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao giờ ? Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất ? CH : Lớp vỏ sinh vật (sinh vật quyển) là gì ? HS : Sinh vật quyển là lớp cỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất được hình thành do các sinh vật trên mặt đất đã xâm nhập váo các lớp nước (thủy quyển), không khí (khí quyển) và các lớp đá của vỏ Trái Đất. CH : Thành phần của sinh vật quyển ? HS : Bao gồm từ những sinh vật nhỏ bé nhất cho đến các loài động, thực vật trên trấi Đất và cả con người. Hoạt động 2 : Nhóm GV chia lớp làm hai nhóm thảo luận (5 phút) GV chuẩn bị 3 tranh , ảnh đại diện cho cảnh quan thực vật của ba đới khí hậu trên Trái Đất Nhóm 1: Quan sát H 67/Tr.81 SGK ,hoàn thành các nội dung sau : CH : * Rừng mưa nhiệt đới . + Nằm trong đới khí hậu nào ? + Đặc điểm thực vật như thế nào ? * Thực vật ôn đới + Nằm trong đới khí hậu nào ? + Đặc điểm thực vật như thế nào ? * Thực vật hàn đới : + Nằm trong đới khí hậu nào ? + đặc điểm thực vật như thế nào ? Em có nhận xét gì về sự khác biệt đặc điểm ba cảnh quan thức vật trên ? Nguyên nhân của sự khác nhau đó ? Nhóm 2 : Quan sát H 69. 70 / Tr.82 CH : Cho biết các loại động vật trong mỗi miền. Vì sao các loại động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau ? - Sự ảnh hưởng của khí hậu tác động tới động vật khác thực vật như thế nào ? - Cho ví du về mối quan hệ chắt chẽ giữa thực vật và động vật ? Hãy cho ví dụ về mối quan hệ chặt chẽ giữa thực vật và động vật HS thảo luận và trả lời , GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của thực vật , động vật. Nêu rõ động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn vì động vật có thể di chuyển theo địa hình, theo mùa . CH : Quan sát H 68, 69 và 70/ Tr.81 hãy : - Cho ví dụ về mối quan hệ chặt chẽ giữa thực vật và động vật ? HS trả lời GV chuẩn kiến thức và bổ sung : Ví dụ : + Rừng ôn đới " Cây lá kim và cây hỗn hợp, động vật hay ăn quả của cây lá kim : Hươu ,nai, tuần lộc + Rừng cây nhiệt đới : Phát triển nhiều tầng , dây leo chằng chịt , dưới nền rừng có thảm thực lá mục. Trên cây : Khỉ , vượn , sóc ... nền rừng có hổ ,báo ,voi ,gấu .. dưới thảm mục chổ ở của các loài côn trùng, gặm nhấm .. động vật sống trung gian trên các tầng rừng : các loại trăn, rắn ... Dưới suối, sông có : Cá sấu , các loại cá . + Vùng hoang mạc : Thức vật rất nghèo , các cây có khả năng chống lại sự thoát hơi nước và biết tích trữ nước chủ yếu như xương rồng , có động vật chịu khát giỏi như lạc đà , bò sát Hoạt động 3 : Cá nhân CH : Dựa vào nội dung SGK , vồn hiểu biết , hãy : - Nêu sự ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố thực , động vật ? - Nêu sự ảnh hưởng tiêu cực của con người đối với sự phân bố thực , động vật ? - Con người phải làm gì để bảo vệ động , thực vật trtên Trái Đất ? ( Biện pháp bảo vệ , duy trì sinh vật quý hiếm trong " Sách đỏ " . Sách xanh " của mỗi quốc gia ) HS trả lời GV chuẩn kiến thức và bổ sung một số ví dụ cụ thể . 1 .Lớp vỏ sinh vật -Các sinh vật sống trên Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật . - Sinh vật xâm nhập vào trong lớp đất đá ( thổ nhưỡng quyển ) , khí quyển , thuỷ quyển 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thức vật , động vật . a) Đối với thực vật - Khí hậu :trong đó thì lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thực vật . - Độ cao của địa hình cũng làm cho thực vật thay đổi theo độ cao . - Đất ,với đặc tính độ phì , độ ẩm khác nhau là vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các kiểu thảm thực vật b) Đối với động vật : - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất - Động vật cũng chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên nhưng mức độ ít hơn . c) Mối quan hệ giữa thực vật và động vật - Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật . - Thành phần , mức độ tập trung của thức vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật 3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thức vật , động vật trên Trái Đất . a) Ảnh hưởng tích cực + Mở rộng sự phân bố các loài thực vật , động vật + Cải tạo nhiều giống cây , con có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao . b) Ảnh hưởng tiêu cực - Phá hoại rừng - Gây ô nhiễm môi trường - Phải có biện pháp thiết thực để bảo vệ vùng sinh sống của các loài động , thực vật . IV. Đánh giá: GV khái quát lại nôi dung bài học Điền Đ, S vào các câu ở sách bài tập. Trả lời các CH 1, 2, 3 trong SGK/ Tr.83 V. Hoạt động nối tiếp : - Học thuộc bài - Ôn tập tất cả các nội dung đã học ở lớp 6 để chuẩn bị tốt kiến thức có liên quan đến địa lí lớp 7

File đính kèm:

  • docBai 7 Dinh ly Pytago.doc