Giáo án Địa Lý Lớp 5 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2013-2014 - Phan Bình

I- Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN, ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng.

- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than,sắt, a-pa-tít, dầu mỏ,khí tự nhiên.

- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.

 - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ) : than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,.

+ HS khá,giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng tây bắc- đông nam, cánh cung.

II- Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 - Lược đồ địa hình Việt Nam; lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.

 III- Các hoạt động dạy-học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Lý Lớp 5 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2013-2014 - Phan Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ). + HS khá giỏi: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại. + Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam, với đường biển cong hình chữ S. II- Đồ dùng dạy-học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Quả Địa cầu. III- Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ : kiểm tra sách vở B. Bài mới : - GV nêu mục tiêu bài học. 1/ Vị trí địa lí và giới hạn - Hướng dẫn HS quan sát H.1/66. - Đất nước VN gồm những bộ phận nào? Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ. - Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? - GV giới thiệu bán đảo Đông Dương gồm 3 nước:Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông nam Á. - GV gọi 2 HS chỉ vị trí nước ta trên bản đồ. - Gọi 2 HS chỉ vị trí nước ta trên quả Địa cầu. - Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? 2/ Hình dạng và diện tích - Yêu cầu nhóm đọc SGK, quan sát H.2/67 + Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? + Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? + Diện tích lãnh thổ nước ta khỏang bao nhiêu km? + So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.- Về nhà học thuộc bài. - Xem trước bài 2: Địa hình và khoáng sản. - Quan sát.- Trả lời,nhận xét. + đất liền, biển, đảo, quần đảo). - 2 HS chỉ trên lược đồ. +Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. - Chỉ bản đồ. - Chỉ trên quả Địa cầu. - Có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không. - Cho Hs làm việc theo nhóm đôi. - ...hẹp ngang,chạy dài theo chiều Bắc- Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S - (1650km) - (chưa đến 50km) - 330.000 km -Nhóm trình bày dựa theo bảng số liệu - Nước ta có diện tích đứng thứ ba của một số nước châu Á, -Lắng nghe -Ghi bài TUẦN 2 Thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2013 ĐỊA LÍ: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I- Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN, ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than,sắt, a-pa-tít, dầu mỏ,khí tự nhiên.. - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ) : than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,... + HS khá,giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng tây bắc- đông nam, cánh cung. II- Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ địa hình Việt Nam; lược đồ một số khoáng sản Việt Nam. III- Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : Việt Nam - đất nước c/ ta. + Nêu và chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam. B. Bài mới : Địa hình và khoáng sản. - Quan sát Lược đồ địa hình Việt nam, theo các nội dung sau: + N 1,2: Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta. Những dãy núi nào có hướng TB - ĐN, những dãy núi nào có hình cánh cung. + N 3,4: Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta. Đồng bằng nước ta có đặc điểm gì? - GV treo Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu HS: + Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì? + Hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất ? - Yêu cầu HS vừa chỉ lược đồ ở SGK vừa nêu khái quát về khoáng sản ở nước ta theo nhóm đôi. - Qua bài học này,em cần ghi nhớ những gì? -Tổ chức TC"Những nhà quản lí k/ sản tài ba". C. Củng cố, dặn dò: - Về nhà học bài, chỉ lại vị trí của các dãy núi, các mỏ khoáng sản trên lược đồ và chuẩn bị bài sau. 3 HS trả lời. - thảo luận nhóm 4. - Đ diện 4 nhóm lần lượt lên bảng. - Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn - Dãy hình cánh cung: Dãy sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Đồng bằng: Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng duyên hải miền Trung, Đồng bằng Nam Bộ. - Trả lời. -Chỉ trên lược đồ và nêu tên các khoáng sản. khoáng sản có nhiều nhất: Bô-xit, dầu mỏ, than - HS nêu , lớp nhận xét nhận xét. - Đọc ghi nhớ - Tham gia trò chơi. TUẦN 3 Thứ năm ngày 5 tháng 9 năm 2013 ĐỊA LÍ 5 KHÍ HẬU I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt. - Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng ; ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán,... - Chỉ ranh giới khí hậu Bắc - Nam (dãy Bạch Mã) trên bản đồ, (lược đồ). - Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản. * HS khá, giỏi: + Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam. II. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ khí hậu Việt Nam , 8 lược đồ để học nhóm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : Địa hình và khoáng sản. - Nêu đặc điểm địa hình nước ta? B. Bài mới : Khí hậu. - HS quan sát quả địa cầu và H1 đọc SGK + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ? + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam * GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. Giáo viên nêu kết luận. - HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Cho HS trưng bày tranh ảnh về một số hậu quả do bão hoặc hạn hán gây ra ở địa phương. - Cho HS trả lời câu 1, 2 ở SGK. -Liên hệ:Cần có thói quen quan tâm đến thời tiết và K/H để khỏi ảnh hưởng đến công việc. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Bài sau: Sông ngòi - 3 em trả lời. - Quan sát, thảo luận nhóm, trình bày. - HS lên bảng chỉ và nêu: Nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới, có khí hậu nóng. - Đặc điểm khí hậu ở nước ta: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. - Gọi 3 HS lên bảng chỉ. - N xét, bổ sung. - Lắng nghe + KH nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm. + Khí hậu nước ta gây ra một số khó khăn cụ thể là: có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm ít mưa gây hạn hán, bão có sức tàn phá lớn. - Trưng bày tranh ảnh. - 2 HS đọc. - Trả lời. - Nghe. TUẦN 4 Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013 ĐỊA LÍ SÔNG NGÒI I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn)và có nhiều phù sa. + Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước , tôm cá, nguồn thủy điện,... - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp. - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ ( lược đồ ). * HS khá giỏi: + Giải thích được vì sao sông ngòi ở miền Trunh ngắn và dốc. + Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : Khí hậu - Nêu đ/điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? - Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? B. Bài mới : Sông ngòi. HĐ1: Nước ta có mạng lưới s/ngòi dày đặc. + Nước ta có nhiều sông hay ít sông . + Kể tên và chỉ trên H.1 vị trí vài con sông. + Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào ? - Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung . * GV chốt ý. HĐ 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. - Màu nước của con sông ở địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không ? Tại sao ? - Hãy nêu những ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của n/dân ta ở mùa mưa và mùa khô. - Tại sao sông ngòi nước ta có mức nước thay đổi theo mùa? HĐ 3: Vai trò của sông ngòi. - Sông ngòi nước ta có vai trò gì? - HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam: + Vị trí 2 đ.bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. + Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly, và Trị An. * GDKNS : - Tiết kiệm nước trong sinh hoạt, tuyên truyền không chặt phá rừng bừa bãi. - Không đùa nghịch với nước lũ. * PTTNTT: Phòng tránh bị đuối nước. C. Củng cố, dặn dò: * Nhận xét tiết học. - Bài sau: Vùng biển nước ta. - 2 HS trả lời. - Nghe. - Quan sát H1 và trả lời. - Nước ta có rất nhiều sông. *Hs lên bảng chỉ kết hợp nêu tên các sông. + Miền Bắc: sông Hồng, Thái Bình, Đà. + Miền Trung: Sông Mã, Cả, Đà Rằng. + Miền Nam: Sông Tiền, Hậu, Đồng Nai. -Sông ngòi miền Trung ít sông lớn, sông ngắn và dốc vì miền Trung hẹp ngang. - HS đọc SGK, q.sát H.2, 3 .Nêu nhận xét. - Mùa mưa: nước dâng nhanh chảy xiết, nước đục vì mang theo phù sa,có khi tràn ngập hai bờ, gây lũ lụt. - Mùa khô: nước sông hạ thấp lòng sông cạn, trơ bãi cát hoặc sỏi đá. - Ảnh hưởng tới giao thông, nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống của nhân dân. - Sông ngòi nước ta có mức nước lên xuống theo mùa vì có mùa mưa và mùa khô. - Trả lời. + Bồi đắp nên nhiều đ.bằng.+ Cung cấp nước cho đồng ruộng và nước cho sinh hoạt.+ Là nguồn thuỷ điện và là đường giao thông.+ Cung cấp nhiều tôm cá. - Chỉ b.đồ. + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp nên. + Đồng bằng Nam Bộ do phù sa sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai bồi đắp nên. - HS chỉ vị trí các nhà máy, lớp nhận xét. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docphan binh(1).doc