Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Hiên Vân

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần nắm được:

1- Kiến thức:

 - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở Việt Nam.

2- Kỹ năng:

 - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố các dân tộc.

3- Giáo dục tư tưởng:

 - Tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

II. Phương tiện cần thiết: - Bản đồ dân cư Việt Nam.

 - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

 - Ảnh một số các dân tộc ở Việt Nam.

III. Tiến trình tiết học:

1. Kiểm tra bài cũ: Đồ dùng học tập của học sinh

2. Bài mới:

a. GTB: 1 Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước.

b. Bài giảng:

 

doc130 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Hiên Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rục biểu đồ. - Phân 3 miền. - Có tên biểu đồ, chú giải. 1. BT1: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. - Địa hình: chủ yếu là đồng bằng châu thổ ð ảnh hưởng tới sông ngòi. + Mật độ sông ngòi dày1ð1,2 km/km2 + Nguồn nước ngầm phong phú, dễ khai thác. + Dòng chảy êm đềm. + Sông ít thác nghềnh. ð Sông ngòi có giá trị về giao thông, thuận lợi. - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm. + Nhiệt độ cao, mưa nhiều, chia làm 2 mùa rõ rệt. ð Sông ngòi: - Có hai mùa nước. - Lượng nước phong phú. - Không bị đóng băng. ð Sự phân bố thực vật- động vật: thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi ưa lạnh. + Sinh vật phát triển phong phú quan năm. ð Hệ sinh thái tự nhiên thay bằng hệ sinh thái nông nghiệp. - Khoáng sản ít, chủ yếu là vật liệu xây dựng. 2. Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế ð phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Năm Nông nghiệp ( %) Công nghiệp ( %) Dịch vụ ( %) 1996 1998 2000 2002 46 44,1 37,7 32,1 24,1 25,7 35,3 39,7 29,9 30,2 27,0 28,2 - Một học sinh lên bảng vẽ ð HS khác làm ra vở. - Gọi 1 HS đứng tại chỗ nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. * Nhận xét: - Tỉ trọng nông nghiệp giảm nhanh từ 46% (1996) ð 32,1% (2002) (Giảm: 13,9%) - Tỉ trọng công nghiệp tăng nhanh từ 24,1% ð 39,7% (Tăng 15,6%) - Tỉ trọng dịch vụ còn biến động 4. Củng cố luyện tập : GV nhận xét giờ thực hành ð Hệ thống những kiến thức cần nhớ về địa lý địa phương tỉnh Bắc Ninh. 5. HDVN: Hoàn thiện bài thực hành. Ôn lại KT về 2 vùng KT: ĐNB và ĐBSCL, phần phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo... Ngày dạy :5/5/2009. tiết 51: ôn tập học kỳ II I. Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: + Hệ thống lại những kiến thức đã học trong học kỳ II: trọng tâm 2 vùng kinh tế: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 2- Kĩ năng: Phân tích, so sánh, vẽ biểu đồ. 3- GD: ý thức ôn tập, tự giác học tập. II. Phương tiện cần thiết: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ tự nhiên và kinh tế vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. III. Tiến trình tiết học: 1. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ ôn tập) 2. Bài mới: a. GTB: b. Bài giảng. Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1: Ôn tập những kiến thức cơ bản về vùng kinh tế Đông Nam Bộ. - Tình hình sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất? I. Vùng Đông Nam Bộ: 1. Ngành công nghiệp: - Trước ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp của Đông Nam Bộ chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực- thực phẩm, phân bố ở Sài Gòn- Chợ Lớn. - Ngày nay, công nghiệp có đặc điểm: + Tăng trưởng nhanh. + Chiếm tỉ trọng lớn (59,3% cơ cấu GDP của vùng năm 2002) + Cơ cấu cân đối, tiến bộ… + Phân bố công nghiệp: tập trung nhiều ở 3 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu…ð Tam giác công nghiệp của vùng. - Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà công nghiệp của vùng phát triển thuận lợi như vậy? - Ngành SX N2 của DNB có đặc điểm gì ? Nhờ những ĐKTL nào mà ĐNB trở thành vùng SX CCN lớn của cả nước ? - Dựa vào B 32.1, em hãy vẽ biều đồ thể hiện cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và cả nước ð Rút ra nhận xét cần thiết. * Điều kiện: - Cơ sở hạ tầng hoàn thiện. - Đầu tư nước ngoài lớn. - Các ngành nông nghiệp- ngư nghiệp phát triển ð nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 2. Nông nghiệp: - Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cây công nghiệp nhất so với cả nước, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, thuốc lá và cây ăn quả. - Điều kiện: + Diện tích đất bazan, đất xám rộng lớn. + Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm. + Công nghiệp chế biến phát triển ð thúc đẩy cây công nghiệp phát triển. + Thị trường tiêu thụ được mở rộng. 3. Bài tập: - Vẽ biểu đồ cột liền ð so sánh tỉ trọng của từng nhóm ngành của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước. - Nhận xét: +Nông nghiệp:Chiếm tỉ trọng nhỏ (Thấp hơn so với cả nước) + Công nghiệp: chiếm tỉ trọng lớn (cao hơn so với cả nước) + Dịch vụ: tương đối cao. * Hoạt động 2: Ôn tập những kiến thức cơ bản về đồng bằng sông Cửu Long. - Trình bày thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long. ð Dựa vào những điều kiện thuận lợi nào? - Dựa vào bảng 36.3: sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. ð Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. ð Rút ra nhận xét. II. Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 1. Nông nghiệp: - Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh. + Là vùng trọng điểm trồng lúa lớn nhất của cả nước: - DT( dẫn chứng) - SL(dẫn chứng) - BQLT theo đầu người (DC) + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. + Ngư nghiệp phát triển- tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm hơn 50% so với cả nước. * Điều kiện tự nhiên: - Đất P rộng lớn, màu mỡ. - Khí hậu cận xích đạo, thuận lợi. - Nguồn nước phong phú. - Vùng biển rộng, ấm, ngư trường rộng, nguồn lợi hải sản phong phú. - Công nghiệp chế biến phát triển rộng khắp. 2. BT3- SGK/T133: - Xử lý số liệu sang %. - Vẽ biểu đồ cột, chú ý khoảng cách năm không đều. - Có tên biểu đồ, chú giải, số lượng ghi đầu cột. * Nhận xét, giải thích: - Sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long từ 1995 ð 2002 liên tục tăng từ 819,2 ð 1354,5 ngìn tấn. - Dựa vào điều kiện thuận lợi nào mà sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn….? * Hoạt động 3: - Kể tên các ngành kinh tế biển và điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. - Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước? - Trình bày những phương hướng để bảo vệ tài nguyên- môi trường biển- đảo. - Tỉ trọng sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 50% so với cả nước. + Năm 1995 chiếm:…………..% + Năm 2000 chiếm:…………..% + Năm 2002 chiếm:…………..% * Giải thích: có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. - Nhiều sông ngòi, kênh rạch. - Vùng biển rộng, nông, có nhiều bãi cá bãi tôm. - Có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản. III. Phát triển tổng hợp kinh tế biển- đảo. 1. Các ngành kinh tế biển: Sơ đồ H38.3 SGK/T137 2. Điều kiện: Mục II. Tiết 44 - ý nghĩa. 4. Củng cố luyện tập: – GV hệ thống kiến thức trọng tâm. - Hướng dẫn HS cách làm bài kiểm tra tổng hợp. - Hướng dẫn HS ôn lại 1 số bài tập trong vở bài tập. 5. HDVN: Ôn lại kiến thức đã học về 2 vùng KT. Ngày dạy:28/4/2009. tiết 52: kiểm tra học kỳ II I. Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Củng cố 1 số kiến thức đã học về dân cư- kinh tế của 2 vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. 2- Kĩ năng : Làm bài kiểm tra tổng hợp. 3- GD: ý thức tự giác học tập. II. Phương tiện cần thiết: Đề, đáp án( SGD ra) III. Tiến trình tiết học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Bài mới: Đề BàI ( Sở GD- ĐT ra ) - Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm) Hãy chọn phương án đúng Câu 1: Khu vực công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là do những nguyên nhân nào: A. Vị trí thuận lợi. B. Cơ sở hạ tầng phát triển. C. Nguồn nhân công có kĩ thuật lành nghề. D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 2: Đông Nam Bộ trở thành vùng trồng nhiều cây cao su nhất cả nước không phải do: A. Điều kiện đất đai khí hậu rất thuận lợi cho cây cao su. B. Có giống cây cao su tốt hơn các vùng khác. C. Có cơ sở chế biến gần nơi tiêu thụ và xuất khẩu. D. Người dân có kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm. Câu 3: Cần phát triển tổng hợp kinh tế biển không phải vì: A. Để cạnh tranh với các ngành kinh tế trên đất liền. B. Tài nguyên biển sẽ được khai thác hợp lý hơn. C. Các ngành kinh tế biển hỗ trợ nhau cùng phát triển. D. Góp phần bảo vệ môi trường biển. Câu 4: Cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ vì: A. Sẽ tăng sản lượng đánh bắt hải sản. B. Vừa tăng sản lượng đánh bắt, vừa bảo vệ môi trường. C. Nguồn hải sản ven bờ đã bị khai thác quá mức. D. Tất cả các ý trên. Phần II. Tự luận: Câu 1: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long (Nghìn tấn) Vùng 1995 2000 2002 Đồng bằng Sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4 Dựa vào bảng số liệu trên hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 2. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển của ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long? Câu 2: (4 điểm) Trình bày sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? Ngành công nghiệp của vùng phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi nào? B/ Đáp án: Phần I: Trắc nghiệm: 1. D 2.B 3. A 4. D Phần II. Tự luận: Câu 1( 4 điểm) * Vẽ biểu đồ (1,5 điểm) - Xử lý số liệu %: 0,5 điểm - Vẽ biểu đồ hình cột chính xác, khoảng cách thời gian hợp lý, ghi tên biểu đồ, sản lượng ghi đầu cột (1 điểm) * Nhận xét, giải thích (2,5 điểm) - Nhận xét: (1 điểm) + Sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng: số liệu… + Sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long cao nhất cả nước: số liệu… - Giải thích: (1,5 điểm) Có điều kiện thuận lợi: + Nhiều sông ngòi, kênh rạch. + Vùng biển rộng, nông, có nhiều bãi tôm cá. + Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản. Câu 2: (4 điểm) * Tình hình phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ (2 điểm): Mỗi ý 0,5 điểm. - Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3%) - Cơ cấu công nghiệp đa dạng, khá hoàn chỉnh, phát triển cân đối giữa các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp cao… -Các ngành trọng điểm: năng lượng… - Phân bố công nghiệp: Trung tâm công nghiệp lớn là: Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. * Những thuận lợi: (2 điểm) - Điều kiện tự nhiên: (0,5 điểm) + Vị trí thuận lợi. + Khoáng sản nhiều dầu mỏ, khí đốt. - Dân cư, kinh tế- xã hội (1,5 điểm) + Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt lao động có kỹ thuật cao. + Cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện. + Nguồn nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp, thuỷ sản. + Thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nước ngoài. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn. c. Củng cố: (2’) Nhận xét giờ kiểm tra. thu bài. d. Câu hỏi và bài tập: (1’) Ôn lại những kiến thức đã học từ đầu kì II. Về nhà đọc lại đề và đối chiếu với phần bài làm của mình với vở ghi hoặc SGK.

File đính kèm:

  • docGiao an dia ly 9.doc