Giáo án Địa lý 8 tuần 31

Bài 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 - Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta.

 - Một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên VN hoặc Atlát địa lí VN, lược đồ các hệ thống sông lớn ở VN để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta.

- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và sông ngòi.

3. Thái độ: Bảo vệ môi trường sông ngòi. Biết giá trị của sông (thủy điện)

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam

- Lược đồ hệ thống sông lớn ở Việt Nam

- Bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

a) Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Xác định 1 số sông lớn trên bản đồ Việt Nam.

b) Cho biết đặc điểm kinh tế của sông ngòi Việt Nam. Nêu biện pháp làm cho sông ngòi không bị ô nhiễm?

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Ngày soạn: 29/03/2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 42 Bài 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta. - Một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên VN hoặc Atlát địa lí VN, lược đồ các hệ thống sông lớn ở VN để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta. - Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và sông ngòi. 3. Thái độ: Bảo vệ môi trường sông ngòi. Biết giá trị của sông (thủy điện) II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Lược đồ hệ thống sông lớn ở Việt Nam - Bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: a) Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Xác định 1 số sông lớn trên bản đồ Việt Nam. b) Cho biết đặc điểm kinh tế của sông ngòi Việt Nam. Nêu biện pháp làm cho sông ngòi không bị ô nhiễm? 3. Giới thiệu bài mới: Sau khi đã học bài “Đặc điểm sông ngòi Việt Nam” hôm nay các em tìm hiểu tiếp các hệ thống sông lớn ở nước ta, có sông lũ về mùa hạ, có sông lũ về mùa đông, cần phải làm gì để chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long? Bài mới: Thời gian Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản 15’ 15’ 15’ Hoạt động 1 -GV: Nước ta có mấy hệ thống sông chính? -HS: Có 9 hệ thống sông lớn (Bảng 34.1) -GV: Sông ngòi nước ta chia làm những vùng nào? -HS: 3 vùng. -GV: Dựa vào bản đồ sông ngòi VN, H 33.1, bảng 34.1 và SGK. Cho biết những hệ thống sông chính, đặc điểm của sông ngòi Bắc Bộ? -HS: Trình bày, xác định bản đồ. -GV: Chế độ nước thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài. -GV: Để khai thác thuỷ lợi, thuỷ điện cho đồng bằng sông Hồng nhân dân ta phải làm gì? -HS: Xây dựng hồ chứa nước dùng cho thuỷ lợi, thuỷ điện. Xây hệ thống thuỷ lợi kênh mương để tưới tiêu. -GV: Liên hệ. GDHS ý thức tiết kiệm năng lượng. -GV: So sánh cách tiêu lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? Hoạt động 2 -GV: Dựa vào bản đồ sông ngòi VN, H. 33.1, bảng 34.1 và SGK. Cho biết những hệ thống sông chính, đặc điểm của sông ngòi Trung Bộ? -HS: Trình bày, xác định bản đồ -GV: Chuẩn xác -GV: Vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm như vậy? Tìm trên bản đồ 1 số sông lớn ở Trung Bộ? -HS: Xác định trên bản đồ và giải thích. Địa hình ngắn, dốc. -GV: Giá trị kinh tế của sông ngòi Trung Bộ? Liên hệ. GDHS ý thức tiết kiệm NL Hoạt động 3 -GV: Dựa vào bản đồ sông ngòi VN, H 33.1, bảng 34.1 và SGK cho biết sông ngòi Nam Bộ gồm những hệ thống nào? Xác định trên bản đồ. -HS: Có hai hệ thống sông lớn: Sông Mê Công, sông Đồng Nai. -GV: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Nam Bộ? -HS: Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa, điều hòa. -GV: Hãy cho biết đoạn sông Mê Kông chảy qua nước ta có tên chung là gì? Chia làm mấy nhánh, tên của các sông nhánh đó đổ nước ra biển bằng những cửa nào? -HS: Có 9 cửa: Cửa Tiểu, Cửa đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiêng, Cung Hầu, Định An, Bá Sắc, Trần Đề. -GV: Sông Mê Công tác động như thế nào đến đời sống nhân dân ta? -HS: Cung cấp phù sa, nguồn lợi thủy sản và nước cho sinh hoạt và sản xuất. -GV: Cho HS thảo luận bàn 3’. Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long? -HS: Trình bày. - Thuận lợi: Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng, rửa chua, rửa mặn đất, đánh bắt thuỷ sản; giao thông đường thuỷ, phát triển du lịch. - Khó khăn: Gây ngập lụt diện tích rộng và kéo dài; gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh, gây thiệt hại nhân mạng, gia súc, nhà cửa, mùa màng. - Nước ta có 9 hệ thống sông lớn. 1. Sông ngòi Bắc Bộ -Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông dạng nan quạt. - Mùa lũ từ tháng 6 – 10 và cao nhất vào tháng 8. -Tiêu biểu cho sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. 2. Sông ngòi Trung Bộ - Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào mùa thu đông (từ tháng 9-12); lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão do địa hình hẹp ngang và dốc. - Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng) 3. Sông ngòi Nam Bộ - Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng BB và BTB,… - Mùa lũ từ tháng 7-11 - Có 2 hệ thống sông lớn: sông Mê Công và sông Đồng Nai. - Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất ĐNÁ, chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, song cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ. 4. Củng cố - Vì sao sông ngòi Trung Bộ có lũ lên nhanh và đột ngột? - Xác định trên bản đồ chín hệ thống sông lớn nước ta. 5. Dặn dò -Về học bài và làm bài tập 2, 3 SGK trang 123. - Chuẩn bị bài 35: Thực hành về khí hậu thủy văn. - Trả lời theo câu hỏi gợi ý sách giáo khoa. Ngày soạn: 29/03/2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 43 Bài 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THUỶ VĂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Củng cố các kiến thức về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam thông qua 2 lưu vực sông; lưu vực sông Hồng (Bắc Bộ) và lưu vực sông Gianh (Trung Bộ) - Nhận rõ mối quan hệ của các hợp phần trong cảnh quan tự nhiên. Cụ thể là mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông. 2. Kĩ năng - Vẽ biểu đồ phân tích lưu lượng nước trong năm ở một địa điểm (trạm thủy văn) cụ thể. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Bản đồ sông ngòi Việt Nam -Biểu đồ khí hậu- thủy văn. -Sách giáo khoa, máy tính, thước, viết chì. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ a) Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ? Cho biết giá trị kinh tế của chúng. Xác định trên bản đồ 1 số sông lớn ở Bắc Bộ. b) Nêu đặc điểm sông ngòi nam Bộ. Nêu giá trị kinh tế và xác định trên bản đồ? 3. Giới thiệu bài: Sông ngòi phản ánh đặc điểm chung của khí hậu nước ta là có một mùa mưa và một mùa khô. Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa ẩm. Diễn biến từng mùa không đồng nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ nên có sự khác biệt rõ rệt về mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông thuộc các miền khí hậu khác nhau. Sự khác biệt đó thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài thực hành hôm nay. Bài mới Hoạt động 1 -GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập. -HS: Đọc nội dung bài thực hành -GV: hướng dẫn cách vẽ biểu đồ. a/ Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) trên từng khu vực. Bước 1: GVHDHS - Chọn tỉ lệ biểu đồ thích hợp - Thống nhất thang chia cho 2 lưu vực sông - Vẽ biểu đồ: Lượng mưa: hình cột màu xanh Lưu lượng: đường biểu diễn màu đỏ Bước 2: Vẽ biểu đồ -Dựa vào bảng 35.1 tiến hành vẽ biểu đồ -HS: đối chiếu biểu đồ đã vẽ với bản đồ các lưu vực sông cho phù hợp với vị trí -GV: Nhận xét kết quả làm việc của HS Hoạt động 2 Nhận xét được mối quan hệ giữa mưa và lũ dựa vào biểu đồ đã vẽ Phân tích biểu đồ: b/ Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt giá trị TB - GV: Thế nào là mùa mưa, mùa lũ. -HS thảo luận nhóm (bàn) 3’ dựa vào bảng 35.1 - GV: Cho học sinh tính giá trị trung bình lượng mưa tháng và giá trị trung bình lưu lượng tháng Tổng lượng mưa 12 tháng 12 - Giá trị TB lượng mưa tháng Tổng lưu lượng 12 tháng - Giá trị TB lưu lượng tháng 12 - Mùa mưa gồm những tháng nào? - Mùa lũ gồm những tháng nào? HS: Trình bày -GV: Chuẩn xác - Giá trị trung bình lượng mưa tháng (sông Hồng: 153 mm; sông Gianh: 186) - Giá trị trung bình lưu lượng tháng (sông Hồng: 3632 m3/s, sông Gianh: 61,7m3/s) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 S Hồng Mưa — — — —— — Lũ + + ++ + + S Gianh Mưa — —— —— — Lũ ++ + + Ghi chú: (—): Tháng có mưa (——): Tháng có mưa nhiều nhất (+): Tháng có lũ (++):Tháng có lũ cao nhất. c/ Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ GV: Cho HS thảo luận nhóm 4’(bàn) dựa vào kết quả phân tích phần b cho biết. - Các tháng mùa mưa và mùa lũ không trùng với nhau? Sông Hồng: 5,10; Sông Gianh: 8 - Các tháng mùa mưa và mùa lũ trùng với nhau? Sông Hồng:6,7,8,9; Sông Gianh: 9,10,11 - Nhận xét về chế độ mưa của khí hậu và chế độ nước của sông có quan hệ như thế nào? (chặt chẽ) - Mùa lũ không hoàn toàn trùng với mùa mưa vì sao? (độ che phủ rừng, hệ số thấm của địa hình, dạng mạng lưới sông và hồ chứa nhân tạo) 4. Củng cố - Mối quan hệ giữa chế độ mưa của khí hậu và chế độ nước sông thể hiện như thế nào? - Sự khác biệt mùa mưa và mùa lũ ở lưu vực sông ngòi Bắc Bộ (Sông Hồng) và sông ngòi Trung Bộ (sông Gianh) thể hiện như thế nào? 5. Dặn dò - Chuẩn bị bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam - Ôn lại các nhân tố hình thành đất (Lớp 6). - Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất. DUYỆT CỦA TỔ

File đính kèm:

  • docDia ly 8 tuan 31.doc
Giáo án liên quan