Giáo án Địa lý 4

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Nhớ – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình.

 2. Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có các âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bút dạ quang và một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b.

 - Vở BT Tiếng Việt, tập 1

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Khởi động : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát.

2. Kiểm tra bài cũ:

HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước.

Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới: Truyện cổ nước mình

 

doc31 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả làm việc - HS điền tên các cuộc khởi nghĩa sao cho phù hợp với thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa . - HS báo cáo kết quả làm việc của mình . 4. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG *** RÚT KINH NGHIỆM TẬP ĐỌC TIẾT 4 : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 . Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào, trầm lắng . 2 . Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước . Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. 3 . Học thuộc lòng bài thơ. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh học bài đọc trong SGK. Tranh minh họa truyện Tấm Cám, Thạch Sanh Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc diễn cảm. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và cho biết em thích hình ảnh nào nhất. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS a. Giới thiệu bài: Truyện cổ nước mình b. Luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến Phật tiên độ trì. +Đoạn 2: tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi. +Đoạn 3: tiếp theo đến ông cha của mình. +Đoạn 4: tiếp theo đến chẳng ra việc gì. +Đoạn 5: phần còn lại +Kết hợp giải nghĩa từ: vàng cơn nắng, trắng cơn mưa (trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu nắng mưa.), nhận mặt (nhận ra bản sắc dân tộc, truyền thống tốt đẹp của cha ông ta.) - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài . Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình? (vì truyện cổ nhân hậu có ý nghĩa sâu sa, vì giúp ta nhận ra bản sắc dân tộc : công bằng, thông minh, độ lượng, vì truyền lại cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu : ở hiền, nhân hậu, chăm làm.) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? (Tấm Cám, Đẻo cày giữa đường.) Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam? (Sự tích Hồ Ba Bể, Sọ Dừa, Nàng tiên ốc) Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào? (là những lời răn dạy của ông cha đối với đời sau: sống nhân hậu, đoàn kết, công bằng, chăm chỉ) Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: - Ba HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (dùng bảng phụ) - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm và HTL bài thơ. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 3 học sinh đọc học sinh đọc học sinh thi đọc 4. Củng cố 5. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM MÔN: THỂ DỤC BÀI 4. ĐỘNG TÁC QUAY SAU TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” I-MUC TIÊU: -Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay phải quay trái,đi đều. Yêu cầu động tác đúng, đều, đúng khẩu kệnh. -Học kĩ thuật động tác quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng xoay người, làm quen với động tác quay sau. -Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, nhanh nhẹn hào hứng và trậ tự khi chơi. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: sân trường sạch sẽ. -Phương tiện: còi. III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH 1. Phần mở đầu: GV phổ biến nội dung học tập. Chơi trò trò chơi: Diệt các con vật có hại 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ Ôn quay phải, quay trái, đi đều. GV điều khiển lần 1, 2. Sau đó chia tổ tập luyện. GV quan sát, chữa sai cho các tổ. Học kĩ thuật động tác quay đằng sau: 7-8 phút GV làm mẫu động tác 2 lần Chia tổ tập luyện, GV quan sát nhận xét. b. Trò chơi vận đông. Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. Cho một số HS làm mẫu, sau đó HS chơi. GV quan sát, nhận xét đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: Cho HS hát một bài hát và vỗ tay theo nhịp. GV hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành làm theo mẫu. Nhóm trưởng điều khiển. HS chơi. HS hát và vỗ tay. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG TẬP LÀM VĂN-TIẾT4 : TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1-Học sinh hiểu : Trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thiện tính cách nhân vật . 2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩ a của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện . Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện . II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi các ý về đặc điểm ngoại hình Nhà Trò – bài 1 (phần nhận xét); đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Kể lại hành động của nhân vật Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ trong bài? Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những phương diện nào? GV nhận xét 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu & làm quen với việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Yêu cầu HS đọc đề bài GV yêu cầu từng HS ghi vắn tắt ra nháp lời giải của bài 1, suy nghĩ để trao đổi với các bạn về bài 2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc đề bài & xác định yêu cầu của đề bài. Yêu cầu HS nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc trong đoạn văn đã chép trên bảng phụ: gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch. Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé? Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài Yêu cầu HS đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc GV chốt: Khi kể lại truyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, nên chọn tả ngoại hình của nhân vật nàng tiên & bà lão. Vì nàng tiên Ốc là nhân vật chính. Tả hình dáng của nàng góp phần quan trọng thể hiện tính cách dịu dàng, nết na, lòng biết ơn của nàng với bà lão nhân hậu, biết thương yêu từ con ốc bé nhỏ thương đi. Cần tả ngoại hình của bà lão để làm nổi bật sự vất vả, tần tảo nhưng tấm lòng rất phúc hậu, nhân từ của bà. 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc các yêu cầu 1 & 2. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Câu 1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau: + Sức vóc: gầy yếu như mới lột. + Thân mình: bé nhỏ + Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở. + Trang phục: người bự những phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. Câu 2: Ngoại hình của nhân vật Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp, bắt nạt của chị. Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dùng bút chí gạch dưới những từ miêu tả hình dáng nhân vật. HS trao đổi, nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc. Cách ăn mặc của chú bé cho thấy chú là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chụi đựng vất vả. Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 SH đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc HS trao đổi, nêu kết luận. Củng cố – Dặn dò: Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? GV nói thêm: Khi tả nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc. GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung đã học. Chuẩn bị bài: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG *** RÚT KINH NGHIỆM TOÁN-TIẾT 4 BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I - MỤC TIÊU: Học sinh bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ . Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Yêu cầu HS sửa bài về nhà GV nhận xét 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ a. Biểu thức chứa một chữ GV nêu bài toán Hướng dẫn HS xác định: muốn biết Lan có bao nhiêu vở tất cả, ta lấy 3 + với số vở cho thêm: 3 + o GV nêu vấn đề: nếu thêm a vở, Lan có tất cả bao nhiêu vở? GV giới thiệu: 3 + a là biểu thứa có chứa một chữ a b.Giá trị của biểu thứa có chứa một chữ a là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm sao? (chuyển ý) GV nêu từng giá trị của a cho HS tính: 1, 2, 3. GV hướng dẫn HS tính: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 GV nhận định: 4 là giá trị của biểu thức 3 + a Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 2, a = 3. Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì? Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: HS làm chung phần a), thống nhất cách làm . Sau đó HS làm các phần còn lại Bài tập 2: GV cho học sinh thống nhất cách làm. Bài tập 3: GV lưu ý cách đọc kết quả theo bảng như sau: giá trị của biểu thức 250+ mvới m= 10 là 250 + 10 = 260 HS đọc bài toán, xác định cách giải HS nêu: nếu thêm 1, có tất cả 3 + 1 vở Nếu thêm 2, có tất cả 3 + 2 vở .. Lan có 3 + a vở HS tự cho thêm các số khác nhau ở cột “thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “tất cả” HS tính Giá trị của biểu thức 3 + a HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa 4. Củng cố Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa một chữ Khi thay chữ bằng số ta tính được gì? 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa một chữ (tt) Làm VBT ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG *** RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao an(3).doc
Giáo án liên quan