Giáo án Địa lí 8 tuần 24 - Trường THCS Liêng Trang

BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, song không phải là vô tận

- Biết vùng ven biển nước ta đã bị ô nhiễm, nguyên nhân của sự ô nhiễm và hậu quả

2. Kĩ năng:

- Nhận biết sự ô nhiễm các vùng biển và nguyên nhân của nó qua tranh ảnh, trên thực tế

3. Thái độ:

- Thấy được sự cần thiết phải khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển VN

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên:

- Bản đồ khu vực Đông Nam Á

2. Học sinh: sgk, tập bản đồ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp

 8A4.8A5.8A6.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Cho biết diện tích, giới hạn của vùng biển VN?

 - Nêu đặc điểm của biển đông và vùng biển VN?

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 tuần 24 - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 NS: 07/02/2014 Tiết 27 ND: 10/02/2014 BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, song không phải là vô tận - Biết vùng ven biển nước ta đã bị ô nhiễm, nguyên nhân của sự ô nhiễm và hậu quả 2. Kĩ năng: - Nhận biết sự ô nhiễm các vùng biển và nguyên nhân của nó qua tranh ảnh, trên thực tế 3. Thái độ: - Thấy được sự cần thiết phải khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển VN II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: - Bản đồ khu vực Đông Nam Á 2. Học sinh: sgk, tập bản đồ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp 8A4.......................................8A5.......................................8A6.............................................. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho biết diện tích, giới hạn của vùng biển VN? - Nêu đặc điểm của biển đông và vùng biển VN? 3. Bài mới: Khởi động: Biển là một nét nổi bật của thiên nhiên Việt Nam. Tài nguyên biển của nước ta vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên để bảo vệ lâu dài nguồn tài nguyên này chúng ta phải chú ý đến vấn đề gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH 1. Hoạt động 1: (nhóm) Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên biển *Bước1: Thảo luận nhóm - N1+2: Chứng minh tài nguyên biển VN phong phú? - N3+4: Nguồn tài nguyên biển là cơ sở cho những ngành KT nào phát triển? (+ Thềm lục địa và đáy: Khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, kim loại, phi kim loại + Lòng biển: Hải sản, muối, bãi cát + Mặt biển: Giao thông + Bờ biển: Bãi biển đẹp, vịnh, ...) * Bước 2: HS trình bày, GV chốt kiến thức * Bước 3: Biển có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên nước ta? (Điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan) - Cho biết một số thiên tai thường gặp ở VN? (dành cho HS yếu kém) 2. Hoạt động 2: (Cặp) Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường biển VN * Bước 1: Vùng biển VN đang trong tình trạng gì? Nguyên nhân? * Bước 2: Tác hại của vùng biển bị ô nhiễm? * Bước 3: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt MT biển VN cần phải làm gì? (dành cho HS yếu kém) 3. Tài nguyên - Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng ( thủy sản, khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du lịch, nhiều bãi biển đẹp...) - Thiên tai thường xảy ra trên vùng biển VN ( mưa, bão, sóng lớn, triều cường) 4. Bảo vệ môi trường biển VN - Vấn đề ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản - Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ tốt môi trường biển. 4. Đánh giá: - HS đọc bài đọc thêm - Nêu đặc điểm nguồn tài nguyên biển và vấn đề bảo vệ môi trường biển VN ? 5. Hoạt động nối tiếp: Xem trước hình 25.1 và trả lời câu hỏi của hình IV. PHỤ LỤC: * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................. ............................................................................................................................................... Tuần 24 NS: 12/02/2014 Tiết 28 ND: 15/02/2014 BÀI 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Lãnh thổ Việt Nam có một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp - Cảnh quan thiên nhiên nước ta là hệ qủa lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài 2. Kĩ năng: - Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh; các đứt gãy lớn. 3. Thái độ: Có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Sơ đồ các vùng địa chất - kiến tạo 2. Học sinh: sgk, tập bản đồ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp 8A4.....................................8A5..........................................8A6........................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Biển đem lại những thuận lợi gì cho hoạt động kinh tế nước ta ? 3. Bài mới: Khởi động: Lãnh thổ VN đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Với thời gian tạo lập trong hàng trăm triệu năm, tự nhiên VN đã được hình thành và biến đổi ra sao? Ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên nước ta như thế nào? Qua bài học hôm nay các em sẽ trả lời được những câu hỏi này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH 1. Hoạt động 1:(cá nhân) Tìm hiểu khái quát các vùng địa chất, nền móng *Bước1: Quan sát H25.1 - Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lãnh thổ VN? - Các vùng địa chất đó thuộc những nền móng kiến tạo nào? *Bước2: Quan sát bảng 25.1 - Các đơn vị nền móng xảy ra cách đây bao nhiêu năm? - Mỗi đại địa chất kéo dài trong thời gian bao lâu? 2. Hoạt động 2: ( Nhóm) Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam *Bước1: Các nhóm hoàn thành phiếu (phụ lục) N1+2: Thảo luận giai đoạn Tiền CamBri N3+4: Cổ kiến tạo N5+6: Tân kiến tạo *Bước2: HS trình bày kết quả *Bước3: Gv chuẩn xác lại kiến thức *Bước4: Xác định trên bản đồ các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh, các đứt gãy lớn. - Vận động Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không, biểu hiện như thế nào ? ( Một số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu) - Địa phương em ở thuộc đơn vị nền móng nào, địa hình có tuổi khoảng bao nhiêu năm? 1. Giai đoạn tiền Cambri: (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ) - Cách nay khoảng 542 triệu năm, Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển. - Phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum… - Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ôxi. 2. Giai đọan cổ kiến tạo: (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ) - Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm. - Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. - Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi. - Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. - Sinh vật phát triển mạnh mẽ. - Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngọai lực bào mịn, hạ thấp. 3. Giai đọan tân kiến tạo: (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và cịn đang tiếp diễn) - Địa hình nước ta được nâng cao (dãy Hòang Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng). - Hình thành các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên), các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long), các bể dầu khí ở thềm lục địa… - Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất. 4. Đánh giá: - Nêu ý nghĩa của giai đọan tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay ? - Cho biết biểu hiện của vận động tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay ? 5. Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về khai thác các mỏ khoáng sản Việt Nam IV. PHỤ LỤC: Giai đoạn Thời gian Đặc điểm chính Ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản, sinh vật Tiền Cambri Cổ kiến tạo Tân kiến tạo * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docdia 8tuan 24 t 2728.doc
Giáo án liên quan