Giáo án địa lí 8 tiết 29 bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức:

 - VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản, là nguồn lực quan trọng để công nghiệp hoá đất nước.

2. Kĩ năng:

 Đọc bản đồ, lược đồ Địa chất – khoáng sản VN để:

 - Nhận biết sự phân bố khoáng sản nước ta.

 - Xác định được các mỏ khóang sản lớn và các vùng mỏ khóang sản trên bản đồ.

3. Thái độ:

 - Không đồng tình với việc khai thác khoáng sản trái phép

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: Bản đồ khoáng sản Việt Nam

2.Học sinh: Sưu tầm ảnh, tư liệu về khoáng sản Việt Nam

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 8 tiết 29 bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 NS: 15/02/2014 Tiết 29 ND: 17/02/2014 BÀI 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản, là nguồn lực quan trọng để công nghiệp hoá đất nước. 2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, lược đồ Địa chất – khoáng sản VN để: - Nhận biết sự phân bố khoáng sản nước ta. - Xác định được các mỏ khóang sản lớn và các vùng mỏ khóang sản trên bản đồ. 3. Thái độ: - Không đồng tình với việc khai thác khoáng sản trái phép II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: Bản đồ khoáng sản Việt Nam 2.Học sinh: Sưu tầm ảnh, tư liệu về khoáng sản Việt Nam III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp 8A4.........................................8A5...........................................8A6......................................... 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Khởi động: Đất nước ta có lịch sử phát triển qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp. Nước ta lại nằm ở khu vực giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng thế giới là ĐTH và TBD. Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản nước ta như thế nào ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH 1. Hoạt động 1:(cá nhân) Tìm hiểu sự giàu có về tài nguyên khoáng sản Việt Nam *Bước1: Nhắc lại khoáng sản là gì? Mỏ khoáng sản là gì? *Bước2: - Dựa vào kiến thức lịch sử và thực tế cho biết vai trò của khoáng sản trong đời sống và tiến hóa của nhân loại? ( đồ đá, đồ sắt, đồ đồng….) - Quan sát bản đồ hãy kể tên các loại khoáng sản ở nước ta? - Quy mô, trữ lượng khoáng sản như thế nào? - Tìm trên hình những khoáng sản nào có trữ lượng lớn? - Tại sao VN là nước giàu có về khoáng sản? ( Lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp; Nhiều chu kì kiến tạo sản sinh 1 hệ ks đặc trưng;Vị trí tiếp giáp 2 đại sinh khoáng lớn ĐTH –TBD;Sự phát hiện thăm dò tìm kiếm ks có hiệu quả ) 2.Hoạt động 2:(Cặp) Ghi nhớ một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn *Bước1: Các cặp hãy tìm trên bản đồ một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn. *Bước2: Đại diện trình bày trên bản đồ - gv chuẩn xác 3.Hoạt động 3: (cá nhân) Tìm hiểu vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản *Bước1: Tại sao phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản? (KS không thể phục hồi, có ý nghĩa lớn trong sự nghiệp CNH đất nước) *Bước2: Nêu những nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên KS ? ( khai thác quản lí lỏng, kĩ thuật lạc hậu) *Bước3: Nước ta đã có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên KS ? (Luật KS) Qua phương tiện thông tin đại chúng, cho biết hiện trạng môi trường sinh thái quanh khu vực khai thác? dẫn chứng? 1. Việt nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản. - Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là sắt, than, thiếc, crôm, dầu mỏ, bôxit, đá vôi… 2. Một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn - Vùng Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh). - Vùng Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hóa), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh). 3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản Cần thực hiện tốt luật KS để khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên KS. 4. Đánh giá: - Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng ? - Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta ? Biện pháp khắc phục tình trạng trên? 5. Hoạt động nối tiếp: Ôn tập bài 23, 24, 26 chuẩn bị thực hành bài sau IV. PHỤ LỤC: Luật khoáng sản 1996 * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................. .................................................................................................................................................... Tuần 25 NS: 19/02/2014 Tiết 30 ND: 22/02/2014 BÀI 27: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lảnh thổ, tổ chức hành chính - Các kiến thức về tài nguyên khoáng sản VN nhận xét sự phân bố các khoáng sản 2. Kĩ năng: - Nhận biết các kí hiệu, chú giải của bản đồ hành chính, khoáng sản. - Đọc, phân tích bản đồ 3. Thái độ: Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm tích cực II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ hành chính, Bản đồ khoáng sản VN 2. Học sinh: sgk III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp 8A4.........................................8A5..........................................8A6........................................ 2. Kiểm tra bài cũ: - Chứng minh nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú đa dạng? - Nêu một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn ở nước ta? 3. Bài mới: 1.Hoạt động 1: ( cá nhân/cặp) Bài 1: Dựa trên bản đồ hành chính VN hãy: a. Xác định vị trí các tỉnh, thành phố mà em đang sống b. Xác định tọa độ các điểm cực c. Lập bảng thống kê các tỉnh, thành phố theo mẫu * Bước 1: GV treo bản đồ hành chính VN * Bước 2: HS lên xác định trên bản đồ * Bước 3: GV giúp HS ghi nhớ các địa danh của các điểm cực…. với các đặc trưng riêng: Điểm cực bắc với lá cờ tổ quốc tung bay trên đỉnh núi Rồng-Lũng cú-Hà giang ( H23.1) Điểm cực nam: Đất mũi với rừng ngập mặn xanh tốt ( H23.3) Điểm cực tây: Núi khoan la san, ngã 3 biên giới Việt – Trung – Lào nơi 1 tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy Điểm cực đông: Mũi đôi, bán đảo hòn gốm che chắn cho vịnh Văn Phong, nơi có phong cảnh biển vào loại đẹp nhất trong cả nước * Bước 4: Sử dụng bản đồ hành chính VN và bảng 23.1 trang 83 điền vào bảng thống kê theo mẫu sgk 2.Hoạt động 2: ( cặp) Bài 2: Đọc bản đồ khoáng sản VN * Bước 1: GV treo bản đồ khoáng sản VN giúp HS ôn lại kí hiệu 10 khoáng sản chính trên bản đồ khoáng sản ( theo mẫu trang 100) * Bước 2: HS lên bảng vẽ kí hiệu 10 loại khoáng sản Lần lượt tìm nơi phân bố chính của các khoáng sản trên bản đồ KS VN Điền vào vỡ theo mẫu trang 100 * Bước 3: Nhận xét sự phân bố của khoáng sản - Than đá được hình thành vào giai đoạn kiến tạo nào? Phân bố ở những đâu? - Các vùng đồng bằng và thềm lục địa ở nước ta là nơi thành tạo những ks chủ yếu nào? Vì sao? - Chứng minh 1 loại ks nào của VN có thể hình thành ở nhiều giai đoạn kiến tạo khác nhau và phân bố nhiều nơi ( Quặng bô xít hình thành ở giai đoạn cổ kiến tạo ở Hà Giang, Cao Bằng, Hà Giang Ở giai đoạn Tân kiến tạo là bô xít La ti rít hình thành từ than đá Badan ở Lâm Đồng, Đắc Lắc) 4. Đánh giá: - Nhận xét biểu dương cho điểm các cặp Nước ta có những tỉnh nào vừa giáp biển vừa giáp các nước láng giềng? Kiên Giang, Quảng Ninh Những tỉnh nào của nước ta có ngã 3 biên giới? Điện Biên, Kon Tum Trong những ngã 3 biên giới thì ngã 3 nào thuận lợi hơn về giao thông? Vì sao? Kon Tum ( Địa hình thấp ) 5. Hoạt động nối tiếp: - Sưu tầm một số tranh ảnh về các dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên nước ta - Về nhà xem lại nội dung kiến thức từ học kì II đến nay để tiết sau ôn tập. IV. Phụ lục: * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................ ..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docdia 8tuan25tiet 2930.doc