Giáo án Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Bài 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

I: MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần phải:

1. Kiến thức.

- Biết nhiệt độ không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ của nhiệt độ không khí

2. Kỹ Năng

- Biết đo tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm.

- Quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương: nhiệt độ, gió, mưa.

3. Thái độ

- Ý thức về thời tiết và nhiệt độ không khí để phục vụ cho cuộc sống.

II: CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV:

- Các bảng thống kê về thời tiết.

- Các hình vẽ 48,49 trong SGK phóng to.

2. HS:

- Sách giáo khoa

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:23 Ngày soạn:18/01/2014 Tiết: 22 Ngày dạy: 20/01/2014 Bài 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I: MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần phải: 1. Kiến thức. - Biết nhiệt độ không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ của nhiệt độ không khí 2. Kỹ Năng - Biết đo tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. - Quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương: nhiệt độ, gió, mưa.. 3. Thái độ - Ý thức về thời tiết và nhiệt độ không khí để phục vụ cho cuộc sống. II: CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. GV: - Các bảng thống kê về thời tiết. - Các hình vẽ 48,49 trong SGK phóng to. 2. HS: - Sách giáo khoa III: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài củ. -Trình bày đặc điểm không khí ở tầng đối lưu? 3. Bài mới: * Khởi động: sgk HOẠT ĐỘNG GV&HỌC SINH NỘI DUNG HĐ 1: Tìm hiểu về thời tiết và khí hậu. Bước 1: GV: Hàng ngày chúng ta thường nghe các bản tin dự báo thời tiết. Thông qua bản tin đó và các hiểu biết: Thời tiết có hiện tượng khí tượng nào? Thời tiết có thay đổi không? Thời tiết được dự báo thường là mấy ngày? HS: trả lời; GV: chuẩn xác kiến thức. Bước 2: Học sinh dựa thông tin sách giáo khoa cho biết: Thế nào là khí hậu? Địa phương các em đang ở một năm chia thành mấy mùa khí hậu? Cho biết thời gian các mùa? HS: trả lời; GV: chuẩn xác kiến thức. Buớc 3: Thời tiết và khí hậu thời gian có gì khác nhau? Cho ví dụ? HS: trả lời; GV: chuẩn xác kiến thức. HĐ 2: Tìm hiểu nhiệt độ không khí. Bước 1: GV: Trong một bản tin dự báo thời tiết nếu như người ta nói ngày mai nhiệt độ không khí là 37; 38OC hoặc 8;9OC cho chúng ta biết điều gì có thể xảy ra vào ngày mai ? -Nhiệt độ không khí do nguồn ánh sáng nào cung cấp? HS: trả lời; GV: chuẩn xác kiến thức. Bước 2: - Ở Hà Nội người ta đo được lúc 5 giờ được 20OC, lúc 13h đợc 24OC và lúc 21h là 22OC. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu ? Em hãy nêu cách tính ? - Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm ? HS: trả lời; GV: chuẩn xác kiến thức. Nhiệt độ trung bình ngày: người ta lấy nhiệt độ của các lần đo được trong ngày cộng lại chia cho các số lần đo đó ( tính trung bình cộng ) Bước 3: -Dụng cụ đo nhiệt độ không khí? - Tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m ? HS: trả lời; GV: chuẩn xác kiến thức. - Để sát mặt đất là nhiệt độ của không khí, để ngoài trời là nhiệt độ của ánh nắng, vì vậy chúng ta để trong bóng râm và cách mặt đất là nhệt độ thật của nhiệt độ không khí. HĐ 3: Tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ không khí. Bước 1: GV: cho HS nghiên cứu SGK: Thảo luận nhóm: -Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí? Quan sát hình 48 và 49 sgk cho biết: -Sự thay đổi theo độ cao và thay đổi theo vĩ độ? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV: chuẩn xác kiến thức. Bước 2: - Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền: Ngược lại về mùa Đông những miền gần biển không khí ấm hơn ? - Em hãy cho biết vào mùa hè ngoài việc ra biển nghỉ mát người ta còn thường đến đâu để nghỉ mát ? I: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU -Thời tiết là Sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng, ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. -Khí hậu là Sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm (Có tính quy luật) I: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ VÀ CÁCH ĐO NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ . - Nhiệt độ không khí : Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí. III: SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ CỦA KHÔNG KHÍ. 1. Theo vĩ độ địa lí: Không khí ở các vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vĩ độ cao. 2. Thay đổi theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. 3. Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau. . 4. Đánh giá: -Trình bày các yếu tố của thời tiết? nhiệt độ không khí do đâu cung cấp? -Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí? 5. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ, làm bài tập 3 và 4 sgk chẩu bị bài 19 ( khí áp và gió ) IV: PHỤ LỤC: V: RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docdia 6(2).doc