Giáo án Địa Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó. biết được một số đặc điểm dân số nước ta trong giai đoạn gần đây. Dân số tăng nhanh dẫn đến các nhu cầu về năng lượng tăng cao, dẫn đến tính bức xúc của việc sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí.

- Học sinh hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả; sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch để tạo sự cân bằng giữa dân số và môi trường, tài nguyên nhằm phát triển bền vững.

 1.2. Kỹ năng:

- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt nam.

- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999.

- Rèn kỹ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số, lược đồ.

- KNS: tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 18438 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Bài 2: Dân số và gia tăng dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta? Thuận lợi: nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng. Khó khăn: tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và đời sống người dân - KNS: tư duy. Hoạt động 3: tìm hiểu về sự gia tăng dân số ? Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến tình trạng gì? Bùng nổ dân số. - Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “bùng nổ dân số”. * Hoạt động nhóm: 6 nhóm (3 phút) + Nhóm 1-2: Quan sát hình 2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào? Vì sao? - Thay đổi theo từng giai đoạn 1954 – 1960: cao nhất gần 4% 1976 – 2003: giảm dần, thấp nhất 1,3% - Nguyên nhân: Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. ? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao nên dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng. + Nhóm 3-4: Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? Kinh tế: thừa lao động, thiếu việc làm, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, nhu cầu về năng lượng tăng cao, đẩy mạnh tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên Xã hội: người dân không được chăm sóc sức khỏe tốt, tăng tỉ lệ thất học, đời sống khó khăn. Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững. + Nhóm 5-6: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số? + Kinh tế: lao động nâng cao tay nghề và đảm bảo việc làm, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao tiêu dùng và tích lũy. + Xã hội: chất lượng cuộc sống đảm bảo và được nâng cao, y tế - giáo dục phát triển đảm bảo nhu cầu người dân. + Môi trường: bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm, nguồn tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm hơn. - Đại diện nhóm trình bày_nhận xét. - GV chốt ý. - KNS: giao tiếp, làm chủ bản thân. ? Dựa vào bảng 2.1 hãy xác định những vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất? Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất (2,19%) thấp nhất là đồng bằng sông hồng (1,11%) ? Các vùng lãnh thổ nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước? Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng. Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn cao hơn thành thị. Hoạt động 4: tìm hiểu về cơ cấu dân số ? Dựa vào bảng 2.2/SGK/tr.9, em có nhận xét gì về tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 1979 – 1999 ? Tỉ lệ nữ > nam thay đổi theo thời gian, giảm dần từ 3% à 2,6% à 1,4%. ? Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại già hay trẻ? Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. ? Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kỳ 1979 – 1999? - Nhóm từ 0 à 14 tuổi: giảm dần - Nhóm từ 15 à 59 tuổi: tăng dần - Từ 60 trở lên: tăng lên - Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nuớc ta đang có sự thay đổi. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. Tuổi thọ bình quân chung là 72,8 tuổi ? Tại sao cần phải biết kết cấu dân số theo giới? Để tổ chức lao động phù hợp, bổ sung hàng hóa, nhu yếu phẩm đặc trưng từng giới. ? Tỉ số giới tính là gì? Là số nam so với 100 nữ Tỉ số giới tính không bao giờ cân bằng thường thay đổi theo nhóm tuổi, thời gian và không gian. ? Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỉ số giới tính ở nước ta ? Do chiến tranh, nam giới lao động nặng nhọc hơn nữ và do hiện tượng chuyển cư. Ngày nay còn do tư tưởng trọng nam nên nước ta hiện nay số trẻ em sơ sinh nam nhiều hơn nữ (một số nơi như Hà Nội có tỉ lệ 105 nam/ 100 nữ, cá biệt có tỉnh 120 nam/100 nữ, đã dẫn đến tình trạng mất cân đối về giới tính) còn trước kia là nữ nhiều hơn nam. - KNS: tư duy. I/ Số dân: - Việt Nam là nước đông dân, dân số trên 85 triệu người (4/2009) - Dân số VN đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. II/ Gia tăng dân số: - Gia tăng dân số nhanh, từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số” - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng. III/ Cơ cấu dân số: - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi. - Tỉ lệ giới tính có sự khác nhau giữa các địa phương do ảnh hưởng của quá trình chuyển cư và sự phát triển kinh tế - xã hội. - Hậu quả: tạo nên sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường, kinh tề - xã hội. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Tình hình gia tăng dân số nước ta hiện nay như thế nào? Dân số nước ta vẫn tăng nhanh. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài: Dân số và gia tăng dân số. + Làm bài tập bản đồ. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài 9: Địa lí Tây Ninh: Dân số và sự gia tăng dân số Tây Ninh. + Tây Ninh có số dân là bao nhiêu? + Gia tăng dân số tự nhiên ở Tây Ninh như thế nào? Giải thích nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó? 5. RÚT KINH NGHIỆM: Bài: 9 - tiết 2 Tuần dạy: tuần 1 ND:24/8/2013 Bài 9: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ TÂY NINH 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết những kiến thức cơ bản về dân số, mật độ dân số Tây Ninh so với khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. - Học sinh hiểu tỉ lệ tăng tự nhiên cao, nguyên nhân của sự gia tăng đó. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện học sinh cách tính sự gia tăng dân số rồi so sánh qua các thời điểm và sẽ thấy được dân số tăng nhanh hay chậm. 1.3. Thái độ: - Giáo dục hs có ý thức, tham gia vận động và thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Nhà nước. 2. TRỌNG TÂM: - Tình hình gia tăng dân số Tây Ninh 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Bảng phụ 3.2. Học sinh: - Tham khảo nội dung trả lời câu hỏi SGK 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: ? Việt Nam có số dân là bao nhiêu? Tình hình gia tăng dân số ở nước ta như thế nào? Trên 85 triệu (2009) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh. ? Nêu những nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng dân số ? Nguyên nhân: cơ cấu dân số trẻ, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao. Hậu quả: tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, xã hội nhiều bất ổn, môi trường ô nhiễm. ? Em có nhận xét gì về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Tây Ninh? Thuộc loại trung bình 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài - Gv: Tây Ninh là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vậy dân số của tây Ninh là bao nhiêu? Tốc độ gia tăng dân số ở tỉnh nhà như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu về số dân của Tây Ninh ? Dựa vào SGK và bảng số liệu 9.1, cho biết Tây Ninh có số dân là bao nhiêu? Năm 2009: khoảng 1067674 người ? Tây Ninh đứng thứ mấy về dân số so với cả nước và trong khu vực? Tây Ninh đứng thứ 36/63 tỉnh/TP về dân số so với cả nước và thứ 4 trong khu vực miền Đông Nam Bộ (sau TP.HCM: 7.162.864 người, Đồng Nai: 2.483.211 người, Bình Dương: 1.481.550 người) Thứ 3 sau TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai ? Mật độ dân số của Tây Ninh là bao nhiêu so với cả nước? Mật độ dân số của Tây Ninh: 265 người/km2 cao hơn mật độ dân số trung bình cả nước 260 người/km2. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự gia tăng dân số của Tây Ninh ? Qua bảng số liệu 9.2, em có nhận xét gì về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Tây Ninh? Thuộc loại trung bình thấp hơn so với cả nước (1,32%). Gần đây tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh tiếp tục giảm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1%, thấp nhất trong khu vực Đông Nam Bộ. Sự gia tăng dân số diễn ra không đều giữa các địa phương. * Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút) + Nhóm 1: Nguyên nhân của sự gia tăng dân số ở Tây Ninh? Do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học + Nhóm 2-3: Gia tăng dân số đã gây ra những khó khăn gì? Khó khăn: là gánh nặng cho xã hội: thiếu việc làm, ổn định trật tự xã hội khó khăn, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường … + Nhóm 4: Muốn giảm tỉ suất gia tăng dân số chúng ta cần phải làm gì? Phải thực hiện các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ suất sinh thô. - Đại diện nhóm trình bày - nhận xét - Gv chốt ý ? Em hiểu gì về chương trình kế hoạch hoá gia đình? Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 – 2 con, cách giữa 2 lần sinh từ 5 năm trở lên, phụ nữ nên sinh con sau 22 tuổi sẽ góp phần giảm tỉ suất sinh thô, hạ tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. ? Là học sinh em sẽ làm gì để tham gia vào việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số? Tuyên truyền các thông tin về chính sách dân số cho người thân và những người trong khu vực sinh sống. I/ Số dân: - Tây Ninh năm 2009 có khoảng 1.067674 người, đứng thứ 36/63 tỉnh thành II/ Gia tăng dân số: - Gia tăng tự nhiên thuộc loại trung bình: 1,31% (thời kì 2000 - 2009). - Nguyên nhân: do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. - Khó khăn: thiếu việc làm, ổn định trật tự xã hội khó khăn, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, diện tích đất trồng giảm… 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Sự gia tăng dân số ở Tây Ninh có mấy nguồn? 2 nguồn : tăng tự nhiên và tăng cơ học ? Hậu quả của sự gia tăng dân số ở Tây Ninh? Gây khó khăn cho đến sư ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: thiếu việc làm, gây trở ngại cho sự ổn định của xã hội, việc bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe cho con người, cho các bà mẹ và hạnh phúc mỗi gia đình. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài : Số dân và sự gia tăng dân số Tây Ninh - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư + Mật độ dân số ở Việt Nam là bao nhiêu? + Phân tích hình 3.1 trình bày sự phân bố dân cư ở nước ta? + Trình bày đặc điểm các loại hình quần cư ở Việt Nam, sưu tầm tranh minh họa. 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… - Phương pháp: ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: …………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDAN SO VA GIA TANG DAN SO.doc