Giáo án Địa Bài 15: Thương mại và du lịch

Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết được các đặc điểm, tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch và thương mại (nội thương và ngoại thương) ở nước ta. Nắm được rằng nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng.

- Học sinh hiểu nguyên nhân Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước.

1.2. Kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng đọc và phân tích các biểu đồ, tranh ảnh. Biết phân tích bảng số liệu.

1.3. Thái độ:

- Có ý thức gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Bài 15: Thương mại và du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết được các đặc điểm, tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch và thương mại (nội thương và ngoại thương) ở nước ta. Nắm được rằng nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng. - Học sinh hiểu nguyên nhân Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước. 1.2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng đọc và phân tích các biểu đồ, tranh ảnh. Biết phân tích bảng số liệu. 1.3. Thái độ: - Có ý thức gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. 2. TRỌNG TÂM: - Đặc điểm và tình hình phát triển ngành thương mại 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam. 3.2. Học sinh: - Tham khảo nội dung, phân tích hình 15.1 và 15.6 trả lời câu hỏi; tranh ảnh sưu tầm 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: ? Sự phát triển ngành bưu chính viễn thông sẽ tác động đến kinh tế - xã hội như thế nào? Là phương tiện tiếp thu khoa học kỹ thuật. Cung cấp thông tin cho các hoạt động Hòa nhập với nền kinh tế thế giới. ? Thương mại bao gồm những ngành nào? Nội thương và ngoại thương. 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (1 phút) giới thiệu bài học - GV: Trong điều kiện kinh tế càng phát triển và mở cửa, các hoạt động thương mại và du lịch có tác dụng thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Buôn bán đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia, cho từng gia đình. Lợi ích từ thương mại từ lâu Nhà nước quan tâm phát triển, đặc biệt nhờ vào công cuộc đồi mới mà các hoạt động thương mại nước ta phát triển như thế nào? Hoạt động 2: tìm hiểu về các hoạt động thương mại ? Thương mại bao gồm những ngành nào? Nội thương và ngoại thương. ? Hiện nay các hoạt động nội thương có sự chuyển biến như thế nào? Cả nước là một thị trường thống nhất, hàng hóa dồi dào, đa dạng, tự do lưu thông. ? Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất? Kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân, tập thể chiếm 81% trong cơ cấu từng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2002 ? Phân tích hình 15.1 cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào? Vì sao? Vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Vì : đây là nhưng nơi tập trung các trung tâm thương mại lớn, đông dân, vị trí thuận lợi trong giao thông … ? Tại sao nội thương Tây Nguyên kém phát triển? Là vùng thưa dân, kinh tế chậm phát triển. ? Hãy kể tên và xác định các trung tâm thương mại lớn của vùng? Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ? Ngành ngoại thương có vai trò như thế nào đối với hoạt động kinh tế? Có vai trò rất quan trọng: giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. * Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút) + Nhóm 1: Hãy cho biết tình hình xuất, nhập khẩu ở nước ta hiện nay? Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng + Nhóm 2: Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta? Xuất khẩu: xuất khẩu lao động Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: dầu thô, than đá Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: hàng dệt may, điện tử. Hàng nông lâm thủy sản: gạo, cà phê, thủy sản đông lạnh ? Hs phân tích hình 15.6, nhóm hàng nào chiếm tỉ trong lớn nhất trong xuất khẩu? Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp + Nhóm 3: Kể tên các mặt hàng nhập khẩu chính của nước ta? Nhập khẩu: máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng. + Nhóm 4: Nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường nào? Tại sao? Nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương Vì: Thuận lợi trong vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng… - Đại diện nhóm trình bày_nhận xét. - Gv chốt ý. - Ngày nay du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Ở nước ta thời gian gần đây thu nhập từ du lịch tăng lên rõ rệt. Vậy Việt Nam có những tiềm năng du lịch gì? Hoạt động 3: tìm hiểu về ngành du lịch ? Hoạt động du lịch nước ta có đặc điểm gì? Ngày càng phát triển đem lại nguồn thu nhập lớn, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng giao lưu với các nước. ? Việt Nam có những tiềm năng gì đề phát triển ngành du lịch? Cho ví dụ? Du lịch tự nhiên: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, các vườn quốc gia, Sapa, Đà Lạt… Du lịch nhân văn: cố đô Huế, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, lễ hội Đền hùng, chùa Hương, làng nghề gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, ca trù, quan họ… ? Môi trường ở các địa điểm du lịch của nước ta như thế nào? Môi trường đang bị ô nhiễm, tác động xấu đến cảnh quan du lịch. ? Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ở những khu du lịch? Xử lí tốt nguồn rác thải do các hoạt động kinh doanh gây nên, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh và cảnh quan cho người dân và cả khách du lịch… - Gv liên hệ thực tế, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. I/ Thương mại: 1/ Nội thương: - Nội thương phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế tham gia, hàng hóa dồi dào, tự do lưu thông. - Phát triển không đều giữa các vùng. + Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. 2/ Ngoại thương: - Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất. - Các mặt hàng xuất khẩu: dầu thô, than đá, hàng dệt may, gạo, cà phê, thủy sản đông lạnh… - Nhập khẩu: máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng. - Buôn bán với nhiều nước, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. II/ Du lịch: - Ngày càng phát triển đem lại nguồn thu nhập lớn, mở rộng giao lưu với các nước - Tiềm năng du lịch phong phú, gồm: + Tài nguyên du lịch tự nhiên + Tài nguyên du lịch nhân văn 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? Kinh tế phát triển Đầu mối giao thông Dân cư đông đúc 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài: Thương mại và du lịch + Làm bài tập bản đồ - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế. + Ôn lại các kiến thức về các ngành kinh tế nông, lâm ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ. + Chuẩn bị màu, viết, thước kẻ.

File đính kèm:

  • docThuong mai va du lich.doc