Giáo án Địa 8 Tiết 37.bài 33: đặc điểm sông ngòi Việt Nam

TIẾT 37.BÀI 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xử lý thông tin, trao đổi nhóm, quan sát hình, lược đồ sông ngòi, liên hệ thực tế, kĩ năng chỉ lược đồ ’

3. Thái độ:

- hs có ý thức bảo vệ sông ngòi nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- Lược đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam, tranh ảnh, phiếu nhóm.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học sinh chuẩn bị bài 33.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm từng mùa khí hậu?

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 15574 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 8 Tiết 37.bài 33: đặc điểm sông ngòi Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/3/2014 Ngày dạy:17/3/2014 lớp 8A1 Gv: Nguyễn Ngọc Hiền Trường PTDTBT.THCS Nậm Tăm- Sìn Hồ - Lai Châu. TIẾT 37.BÀI 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xử lý thông tin, trao đổi nhóm, quan sát hình, lược đồ sông ngòi, liên hệ thực tế, kĩ năng chỉ lược đồ…’ 3. Thái độ: - hs có ý thức bảo vệ sông ngòi nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Lược đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam, tranh ảnh, phiếu nhóm. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học sinh chuẩn bị bài 33. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm từng mùa khí hậu? 3. Bài mới: a. Mở bài: Ở các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về địa hình và khí hậu nước ta. Vậy với đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi, sông ngòi có đặc điểm gì chung và sông ngòi có lợi ích gì . Đó là những vấn đề chúng ta sẽ học bài hôm nay: b. Nội dung: Hoạt động của gv, hs Nội dung chính * Hoạt động I: nhóm 30’ Gv: chia nhóm Nhóm 1,2: đặc điểm mạng lưới. Nhóm 3,4: đặc điểm hướng chảy Nhóm 5,6: đặc điểm chế độ nước. Nhóm 7,8: đặc điểm phù sa. Gv: phát bảng nhóm, Hs: trao đổi hoàn thành bảng Gv: hướng dẫn nhóm yếu Gv: yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình. Nhóm 1,2: Câu 1: Quan sát lược đồ 33.1, nêu đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta? Giải thích vì sao? (* Đặc điểm: mạng lưới sông ngòi dày đặc , phân bố khắp cả nước. * Giải thích: vì khí hậu nước ta mưa nhiều, địa hình ¾ là núi) Gv: thực tế khảo sát cho thấy, nếu đi từ Bắc vào Nam theo QL 1 A thì phải đi qua hơn 1400 cây cầu và tính trung bình 2 km đường biển lại có 1 cửa sông đổ ra biển. Điều đó khẳng định rằng sông ngòi nước ta rất nhiều, phân bố từ bắc vào nam. Câu 2: Vì sao sông ngòi nước ta phần lớn là sông ngắn, nhỏ và dốc? ( Vì:+ nước ta có hình thể hẹp ngang và nằm sát biển => sông ngắn, nhỏ. + Địa hình ¾ là núi, đồi núi ăn lan sát ra biển => sông dốc.) ? Xác định trên lược đồ một số con sông lớn của nước ta? (hs chỉ trên lược đồ) Gv: chuẩn hóa, kết luận. Nhóm 3,4: Câu hỏi: Quan sát lược đồ 33.1, Sông ngòi nước ta chảy theo những hướng nào? Giải thích vì sao? ( - Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: + Hướng tây bắc – đông nam + Hướng vòng cung - Giải thích: vì địa hình nước ta có hai hướng chính: tây bắc- đông nam và hướng vòng cung) ? Xác định trên lược đồ các sông chảy theo hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung? (hs xác định trên lược đồ) Gv: ngoài 2 hướng chính trên còn có các hướng khác: + Đông - tây: sông Thu Bồn + Đông nam – tây bắc: sông Kì Cùng. + Đông bắc – tây nam: sông Đồng Nai. Gv: chuẩn hóa kiến thức. Nhóm 5,6: Dựa vào bảng 33.1:mùa lũ trên các lưu vực sông: Câu 1: Sông ngòi nước ta có mấy mùa nước? Đặc điểm từng mùa? Hãy giải thích tại sao? ( - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước rõ rệt: + Mùa cạn:nước ít, chảy chậm. + Mùa lũ: nước nhiều, dòng chảy mạnh. -Giải thích: vì khí hậu nước ta phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.) Câu 2: Mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không? Giải thích tại sao có sự khác biệt ấy? ( - Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau. - Vì mùa chế độ mưa trên mỗi lưu vực sông là khác nhau.) Gv: chốt kiến thức. Gv: Trên cả 3 miền đều có lũ từ 4-5 tháng, vào mùa lũ, lượng nước chiếm 70-80% nên dễ gây ra lũ lụt. Khu vực miền Trung thường xuyên có lũ Dựa vào vốn hiểu biết, em hãy cho biết” ? Khi có lũ về, nhân dân ta có những biện pháp nào để khai thác nguần lợi từ lũ? (-Đánh bắt thủy sản tự nhiên. - Khai thác nguần con giống: tôm,.. - Bồi đắp phù sa - Thau chua rửa mặn, - Nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông...) Gv : những nguần lợi này được khai thác triệt để, có hiệu quả ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Gv : Bên cạnh những nguần lợi từ lũ, thì lũ cũng đem lại nhiều khó khăn. ? Nêu một vài tác hại do lũ gây ra mà em biết ? (- ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. - Hỏng về hạ tầng cơ sở vật chất. - Thiệt hại về hoa màu, vật nuôi....) Gv : cho hs quan sát ảnh về thiệt hại do lũ... ? Để hạn chế tác hại từ lũ chúng ta cần có biện pháp gì ? (- chủ động sống chung với lũ: dự trũ thực phẩm, thuốc men, nước… - Tích cực trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. - Xây nhà vượt lũ.. - Đắp đê bao( đồng bằng sông Hồng…) Gv: giới thiệu cho hs về nhà chống chống lũ. Hs: quan sát hình. Nhóm 7,8: Câu 1: Nêu đặc điểm phù sa sông ngòi nước ta?Hãy giải thích vì sao? (- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn khoảng 200 triệu tấn/năm. -Vì nước ta có ¾ là đồi núi, mưa lại tập trung theo mùa.) Câu 2: Lượng phù sa lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long? (- Với thiên nhiên: đất đai màu mỡ. - Với đời sống con người: mở rộng diện tích bãi bồi, hình thành nên tập quán trồng lúa nước và các nét văn hóa trong nông nghiệp: lễ Tịch Điền ở cánh đồng Đọi Sơn -Hà Nam) Gv: hàng năm, đồng bằng sông Hồng được phù sa bồi đắp ra biển Đông khoảng 80m, đồng bằng sông Cửu Long hơn 100m. Gv: chốt lại kiến thức. Gv: dựa vào kiến thức đã học về địa hình, khí hậu …em hãy ?Nêu mối quan hệ giữa sông ngòi và địa hình, địa chất, khí hậu? (- Địa hình:quyết định độ dốc , hướng chảy của dòng sông. - Địa chất quyết định dòng chảy ngầm hay dòng chảy mặt. - Khí hậu: quyết định mùa nước, tính liên tục hay tạm thời của dòng nước.) Gv: chốt lại kiến thức bài bằng sơ đồ. * Hoạt động II: cá nhân 12’ Gv: để tìm hiểu về giá trị của sông ngòi chúng ta cùng tham gia trò chơi sau: Các bạn sẽ quan sát các bức ảnh, sau đó nêu nên giá trị của sông ngòi. Hs: nêu các giá trị. Gv: chốt lại kiến thức. ? Xác định các hồ: Hòa Bình, Trị An, Yaly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên sông nào? (hs xác định) Gv: các hồ trên ngoài phát triển thủy điện còn có vai trò điều tiết nước cho vùng hạ lưu, cung cấp nước cho nông nghiệp, phát triển giao thông, du lịch… Ngoài ra, nước ta còn có hồ ba bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn được hình thành trên vùng núi đá vôi thuộc vườn QG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Hồ Kẻ gỗ là hồ thủy lợi.\ Gv: cho hs quan sát hình về sông ô nhiễm ? Em có nhận xét gì về nước sông ở bức ảnh trên? (nước sông có màu đen, nhiều rác) Hs: đọc sgk ? Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm sông? (- Rác thải, nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp chưa xử lý đổ ra sông. - Phá rừng. - Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp không đúng cách. - Dùng hóa chất đánh bắt thủy hải sản. -Vật liệu chìm đắm gây cản dòng chảy.) ? Em hãy nêu những hậu quả khi dòng nước sông bị ô nhiễm? ( - thiếu nước cho sinh hoạt, không khí có mùi hôi… - Cá, tôm… vật nuôi bị chết…) ? Em hãy cho biết thực trạng sông, suối ở tỉnh ta? ( sông suối còn tương đối sạch, mức độ ô nhiễm chưa cao) ? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần làm gì? (- Tích cực trồng mới, bảo vệ rừng hiện có. - Tích cực tham gia chữa cháy rừng - Không đổ rác thải, vật liệu xây dựng xuống sông, suối - Sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu đúng quy trình, tích cực sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt động vật có hại. -không dùng hóa chất để đánh bắt cá…) Gv: ở nước ta có những con sông nổi tiếng về ô nhiễm như sông Tô Lịch- Hà Nội nhưng ngày nay đang bước đầu được hồi sinh nhờ các nhà máy lọc nước, nuôi thủy sinh vật, lạo vét lòng sông, xử lý khi xả nước thải chưa xử lý… ? Là hs em cần làm gì để bảo vệ môi trường nói chung và sông ngòi nói riêng? (- Vệ sinh nơi ở, làm việc học tập - Không vứt rác , tích cực trồng rừng, tham gia các hoạt động trồng cây, dọn vệ sinh môi trường, hưởng ứng ngày, giờ trái đất..) 1/ Đặc điểm chung: a. Mạng lưới: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc khoảng 2360 con sông, phân bố rộng khắp cả nước, trong đó 93% là sông ngắn, nhỏ và dốc. b. Hướng chảy: - Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: + Hướng tây bắc- đông nam. + Hướng vòng cung. c. Chế độ nước: - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước rõ rệt: mùa cạn và mùa lũ. d. Hàm lượng phù sa: Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. 2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông. a. Giá trị của sông ngòi. - Sông ngòi nước ta có nhiều giá trị to lớn : + Phát triển thủy điện + Phục vụ thủy lợi + Bồi đắp phù sa + Phát triển giao thông, du lịch. + Cung cấp nước sinh hoạt… b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: - Nguyên nhân gây ô nhiễm sông ngòi: + Rác thải, nước sinh hoạt, nước từ các khu đô thị, công nghiệp và do chặt phá rừng. + Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp không đúng cách. + Vật liệu chìm đắm gây cản dòng chảy… - Để bảo vệ sông ngòi cần: + Tích cực trồng, bảo vệ rừng hiện có. + Không đổ rác thải, nước thải chưa qua sử lý ra sông hồ. + Sử dụng thuốc hóa học đúng cách. + Không đổ vật liệu chìm ra sông… IV: Củng cố đánh giá: ? Nêu các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta ? Hs làm bài tập ghép nối A.Khí hậu, địa hình A-B B. Đặc điểm sông ngòi 1. Khí hậu mưa nhiều 2. Mưa theo mùa. 3.Địa hình nước ta chủy yếu là đồi núi, hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung 1- a,d 2- c 3- a , b, d a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. b. Hướng Tây bắc - đông Nam và vòng cung. c.Chế độ nước chia làm 2 mùa : mùa lũ và mùa cạn. d. Hàm lượng phù sa lớn. V: Hoạt động nối tiếp Học bài, làm bài tập số 3 Chuẩn bị bài 34.

File đính kèm:

  • docGIAO AN ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VN (TỈNH).doc
Giáo án liên quan