Giáo án Địa 10 từ bài 19 đến 23

Tiết 22 BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài học học sinh phải

1. Kiến thức: Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất

2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên tráI đất, giảI thích nguyên nhân của sự phân bố đó

II. thiết bị dạy học:

- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.

- Tranh ảnh về một số thảm thực vật điển hình trên Trái Đất.

III. hoạt động dạy học:

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:Em hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất.

3. Bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 từ bài 19 đến 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên. 4. Củng cố: Chỉ định bất kì HS nào lên trình bày lại khái niệm, biểu hiện của các quy luật địa đới và phi địa đới. 5. Hướng dẫn tự học ở nhà và làm bài tập trong SGK Ngày 20/11/2011 Phần hai: Địa lí kinh tế xã hội Chương V: địa lí dân cư Tiết 25 Bài 22: dân số và sự gia tăng dân số I. mục tiêu bài học: Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Trình bày và giảI thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó. - Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dâ số là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học 2. Kĩ năng: - Vẽ biểu đồ gia tăng dân số - Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số: biểu đồ tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô. II. thiết bị dạy học: - Bản đồ Dân cư và đô thị lớn trên thế giới. - Biểu đồ tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô. III. hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Quy luật phi địa đới là gì? cho ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Làm việc cá nhân Đặt câu hỏi: - Em có nhận xét gì về quy mô dân số thế giới? - Dựa vào bảng số liệu trang 82: Phân tích tình hình phát triển dân số thế giới trong thời gian 1804 - 1999 và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai. HĐ 2: Nhóm 1. Chia lớp thành 8 nhóm. 2 nhóm tìm hiểu 1 nội dung. 2. Giao nội dung cần tìm hiểu: - Nhóm 1,2: + Tỉ suất sinh thô là gì? + Dựa vào hình 22.1, nhận xét xu hướng biến động về tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển. + Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô. - Nhóm 3, 4: + Tỉ suất tử thô là gì ? + Dựa vào hình 22.2, nhận xét xu hướng biến động về tỉ suất tử thô của thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển. + Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. - Nhóm 5, 6: + Tỉ suất tăng dân số tự nhiên là gì? + Dựa vào hình 22.3, nhận xét tình hình gia tăng dân số tự nhiên hằng năm trên thế giới thời kì 1995 - 2000. - Nhóm 7, 8: + Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh đối với kinh tế - xã hội và môi trường? Nêu ví dụ cụ thể, liên hệ địa phương. + Dân số suy giảm thì sẽ ảnh hưởng thế nào dến việc phát triển kinh tế - xã hội ? 3. Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 4. GV nhận xét, củng cố lại kiến thức. HĐ 3: Cá nhân GV đặt câu hỏi: - Gia tăng cơ giới là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến gia tăng cơ giới. - Gia tăng cơ giới ảnh hưởng thế nào đến vấn đề dân số các nước, các khu vực và dân số thế giới ? - Thế nào là gia tăng dân số ? Cách tính tỉ suất gia tănng dân số ? - Động lực của gia tăng dân số ? I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới 1. Dân số thế giới - Tình đến giữa năm 2005: Dân số thế giới là 6.477 triệu người. - Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. 2. Tình hình phát triển dân số - Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn từ 123 năm (giai đoạn 1804 - 1927) xuống còn 12 năm (1987 - 1999). - Thời gian tăng gấp đôi rút từ 123 năm xuống còn 47 năm. Nhận xét: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn và tốc độ gia tăng dân số thế giới ngày càng nhanh. II. Gia tăng dân số 1. Gia tăng tự nhiên Sự biến động dân số thế giới là do 2 nhân tố chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong. Tiểu kết Các TS Khái niệm và công thức Tình hình GiảI thích TSS Thô Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong 1 năm so với số dân trung bình ở cùng 1 thời điểm S*1000 DTB S= - Tỉ suất sinh thô toàn thế giới, các nước PT và các nước ĐPT đang có xu hướng giảm nhanh song có sự khác biệt giữa 2 nhóm nước - TSST của nhóm nước PT < nhóm nước ĐPT - yếu tố tự nhiên, sinh học, phong tục tập quán và tâm lý xã hội - Chính sách DS TS TT Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm t.1000 DTB T= -Tỉ suất sinh thô cả thế giới có xu hướng giảm nhanh, đặc biệt là ở các nước ĐPT - ít có sự chênh lệch về tỉ suet sinh thô giữa các nhóm nước - Mức sống dân cư - Trình độ phát triển ngành y tế và KHKT - Thiên tai, chiến tranh và tệ nạn xã hội TS GTTN Là hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là % T= S-T - Các nước trên thế giới có TS GTTN khác nhau, cao nhất là ở, C. Phi, thấp nhất là ở C.Âu í nghĩa: là nhân tố quan trọng nhât được coi là động lực phát triển dân số của các quốc gia và toàn thế giới Hậu quả Kinh tế Xã hội Môi trường Khó đáp ứng nhu cầu tiêu ding và tích lũy Gây khó khăn cho việc giải quyết nhiều vấn đề như việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế… Tài nguyên TN bị khai thác quá mức, không gian sống bị thu hẹp 2. Gia tăng cơ học - Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư. - Gia tăng cơ giới có ý nghĩa quan trọng đối với từng quốc gia, từng khu vực nhưng không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số thế giới. 3. Gia tăng dân số - Thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (tình bằng %). 4. Củng cố Đặt câu hỏi, chỉ định một số HS bất kì lên trả lời, đánh giá. - Phân biệt gia tăng cơ giới và gia tăng tự nhiên. - Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của một quốc gia nếu: tỉ suất sinh thô (0/00) tỉ suất tử thô (0/00) 13 34 43 8 10 19 5. Hướng dẫn tự học ở nhà và làm bài tập trong SGK Ngày 25/11/2011 Tiết 26 Bài 23: cơ cấu dân số I. mục tiêu bài học: Sau bài học HS phải: 1. Kiến thức - Hiểu và phân biệt được cơ cấu sinh học (tuổi, giới tính) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa) của dân số 2. Kĩ năng - Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về cơ cấu dân số: Các kiểu tháp dân số cơ bản, biểu đồ cơ cấu lao động xã hội theo khu vực kinh tế. II. thiết bị dạy học: - Tranh về 3 kiểu tháp tuổi - Bảng số liệu về cơ cấu dân số già và tre, bảng 23 SGK. - Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Braxin, ấn Độ và Anh năm 2000 (theo SGK) III. hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:.Hãy nêu những ảnh hưởng của tình hình tăng dân số quá nhanh và sự phát triển kinh tế - xã hội. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV Chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 nội dung. 2. Giao nội dung công việc cho từng nhóm (đã có sẵn ở phiếu học tập) - Nhóm 1, 2: Thảo luận về cơ cấu sinh học theo gợi ý sau: + Trình bày về cơ cấu dân số theo giới: Cách tính? đặc điểm? nguyên nhân của các đặc điểm đó? + Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước? và theo độ tuổi. + Khái niệm cơ cấu dân số theo độ tuổi? ý nghĩa của cơ cấu dân số theo độ tuổi? Sự phân chia các nhóm tuổi? - Nhóm 3, 4: Thảo luận về cơ cấu sinh học theo gợi ý sau: + Sự phân chia dân số già và dân số trẻ thể hiện như thế nào? + Dựa vào hình vẽ 23.1, hãy nhận xét : Có mấy loại tháp tuổi? Hãy mô tả các loại tháp tuổi đó. Nêu những đặc trưng cơ bản của dân số được thể hiện ở từng kiểu tháp tuổi. - Nhóm 5, 6: Thảo luận về cơ cấu dân số theo lao động theo gợi ý sau: + Cơ cấu dân số theo lao động cho ta biết điều gì? + Dân số hoạt động trong khu vực kinh tế được chia làm mấy khu vực ? là những khu vực nào ? + So sánh cơ cấu lao động theo khu vực kkinh tế của 3 nước trong hình 23.2, nhận xét. - Nhóm 7, 8: Thảo luận về cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá theo gợi ý sau: + Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá cho biết điều gì? + Người ta thường dựa vào những tiêu chí nào để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá? + Dựa vào bảng 23, nêu nhận xét về tỷ lệ người biết chữ và số năm đi học của các nhóm nước trên thế giới. Liên hệ Việt Nam. + Ngoài các cơ cấu trên còn có những cơ cấu nào khác ? 3. Theo dõi, hướng dẫn học sinh làm việc. 4. Nghe các nhóm trình bày, hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. 5. GV nhận xét, giải thích, bổ sung thêm và đi đến kết luận. I. Cơ cấu sinh học 1. Cơ cấu dân số theo giới Cơ cấu DS theo giới Cơ cấu DS theo tuổi KN Là sự biểu thị tương quan giữa giới nam và giới nữ hoặc so với tổng số dân, biểu thị = % Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định Đặc điểm - Có sự biến động theo thời gian và khác nhau ở từng khu vực, từng nước - Có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống và hoạch định chiến lược PT KT-XH của các quốc gia Trên TG thường chia DS thành 3 nhóm tuổi: LĐ - Căn cứ vào tỉ lệ dân cư ở tổng nhóm tuổi ở mỗi quốc gia sẽ phân chia thành DS già hay DS trẻ Nhóm tuổi Dân số già (%) Dân số trẻ (%) 0 -14 < 25 > 35 15 - 59 60 55 60 trở lên > 15 < 10 - Các nước đang phát triển thường có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển thường có cơ cấu dân số già. - Để nghiên cứu cơ cấu sinh học ta thường sử dụng tháp dân số, nó cho biết những đặc trưng cơ bản về dân số như cơ cấu tuổi, giới, tỷ suất sinh, tử, ... Có 3 kiểu tháp dân số: + Kiểu mở rộng: đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh thoải: thể hiện TSS cao, tuổi thọ TB thấp, DS tăng nhanh + Kiểu thu hẹp: đáy và đỉnh hẹp, ở giữa phình to thể hiện giai đoạn chuyển tiếp từ DS trẻ sang già + Kiểu ổn định: hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh: thể hiện TSS thấp, tuổi thọ TB cao, DS ổn định về quy mô, cơ cấu II. Cơ cấu xã hội 1. Cơ cấu dân số theo lao động - Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. a. Nguồn lao động: Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năngtham gia lao động theo khu vực kinh tế. Được chia làm 2 nhóm: + Nhóm dân số hoạt động kinh tế + Nhóm dân số không hoạt động kinh tế. b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế Hiện nay phổ biến cách chia các hoạt động kinh tế thành 3 khu vực: + Khu vực I: (nông - lâm - ngư nghiệp) + Khu vực II: (công nghiệp và xây dựng) + Khu vực III: (dịch vụ) 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá: - Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. - Căn cứ vào tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên. 4. Củng cố 5. Hướng dẫn tự học ở nhà và làm bài tập trong SGK

File đính kèm:

  • docT22_t26.doc
Giáo án liên quan