Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 7 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Hoàng Thọ Hữu

I. Tục ngữ.

- Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống , được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng ban đầu nhằm phản ánh kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội.

- Những câu TN thể hiện k/n về con người , xã hội thường không sử dụng chủ ngữ nên rất hàm súc, cô đọng, có nghĩa bóng và có khả năng ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau .

VD. Học ăn, học nói ,học gói, học mở

- Tục ngữ có nhiều chủ đề :

+ Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học.

+ Đời sống vật chất :

Người sống về gạo, cá bạo về nước; Có thực mới vực được đạo ; Miếng khi đói bằng gói khi no ; ăn một miếng, tiếng một đời ; lợn giò, bò bắp, vịt già, gà tơ ; mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ;

+ Đời sống xã hội :

Nhà nào giống ấy. cây có cội, sông có nguồn ; Giỏ nhà ai ,quai nhà nấy ; giấy rách giữ lề; Một giọt máu đào hơn ao nước lã .

 

doc119 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 7 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Hoàng Thọ Hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán.... - Để cùng chống giặc ngoại xâm... - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm... - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện.... * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...) c. Kết bài: - khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Đề 4: “ Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” Bác Hồ muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca thơ trên? Bài tham khảo Mùa xuân năm Canh Tý 1960, giữa lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/1960), chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và đón Tết cổ truyền của dân tộc, Tết Canh Tý, Bác Hồ phát động tết trồng cây. Từ mùa xuân ấy, cứ mỗi độ xuân về, đồng bào cả nước, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược... lại nô nức tham gia tết trồng cây. Và từ sau ngày Bác đi xa, mùa xuân năm Canh Tuất 1970, tết trồng cây lại thêm một ý nghĩa lớn lao: Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Tết trồng cây thật sự đã trở thành một mỹ tục trong ngày tết xuân của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người cũng nói: “Muốn làm nhà cửa tốt Phải ra sức trồng cây Chúng ta chuẩn bị từ rày Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà”. (Ngày 30-5-1959) Những mục đích, những khái niệm rất cụ thể, rất giản dị. Việc trồng cây là để lấy gỗ, phục vụ trong sinh hoạt của con người, phục vụ đời sống con người. Trồng cây gây rừng cũng là để cải thiện môi trường. Trồng cây, ai cũng làm được, từ các cụ già đến các em nhỏ, đều có thể làm được. Thậm chí việc trồng cây lại rất phù hợp với các cụ già và các cháu thiếu nhi. Trồng cây vào mùa xuân là đúng dịp, đúng tiết. Mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa sinh sôi của hoa lá. Mùa xuân có mưa xuân, đất ẩm, tiết trời ấm áp, phù hợp với sự sinh trưởng của cây xanh. Trồng cây vào lúc này, cây bén rễ nhanh, phát triển tốt. Và, đặc biệt hơn nữa, ngày tết xuân, mọi người, mọi nhà còn đang hưởng không khí ngày tết, đang du xuân... cho nên không bận bịu cho lắm. Tham gia trồng cây là tận dụng khoảng thời gian rỗi rãi của mỗi người trong ngày tết, ngày xuân. Phát động trồng cây vào thời điểm này, thật là hợp lý. Ngày xuân, chỉ dăm bầu cây giống, một cái thuổng là có thể đi trồng cây, đi làm một việc hữu ích cho xã hội. Nếu như ai đó đi hái lộc ngày xuân còn có thói quen bẻ cả cành cây, ngọn cây đang mơn mởn, thì khi tham gia tết trồng cây, sẽ thấm thía và thương cho cành cây ứa nhựa mỗi khi bị bẻ cành. Và hẳn sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình ở các dịp du xuân sau. Trong bài báo “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây”, in trên Báo Nhân Dân ngày 1-1-1965, Bác viết: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Tết trồng cây thực sự trở thành một ngày hội, một mỹ tục. Trồng cây ngày xuân không còn đơn thuần là lao động mà là một sinh hoạt văn hóa. Từ thuở xa xưa, con người ngoài việc săn bắn, hái lượm tức là thu lượm sản phẩm của thiên nhiên để sinh tồn, đã biết trồng trọt. Trồng trọt là bằng bàn tay và khối óc thuần hóa cây cối để có được quả, hoa, hạt, củ, rễ, lá... nuôi sống con người. Đó là biểu hiện của văn minh nhân loại, quá trình đó là văn hóa, sản phẩm của văn hóa. Bác Hồ quan tâm da diết tới việc trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng nói riêng và lao động chuyên cần nói chung là tạo ra sản phẩm để đảm bảo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bác chăm lo đĩa rau, đĩa quả cho từng bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Bác lo có cây, có gỗ cho dân làm nhà, có bóng mát cho các em học sinh đi học, người nông dân ra đồng. v.v... Bác kêu gọi mọi người tham gia tết trồng cây, và chính Bác, mỗi khi xuân về, Bác cũng đích thân tham gia trồng cây. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, mùa xuân cuối cùng trong bảy mươi chín mùa xuân “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ” của Bác, Bác đã về tham gia Tết trồng cây tại đồi Vật Lại, Ba Vì (tỉnh Hà Tây cũ). Bình sinh, Bác Hồ luôn sống hòa mình với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên. Ngôi nhà sàn của Bác ở thủ đô chung quanh là cây, cỏ, hoa lá, có ao cá, có tiếng chim... Người khởi xướng Tết trồng cây là khởi xướng một mỹ tục, một nếp sinh hoạt đẹp trong ngày tết xuân. Năm mươi năm đã trôi qua, năm mươi mùa xuân và cũng là năm mươi tết trồng cây, hàng triệu triệu cây xanh đã được trồng và lên xanh tốt, hàng nghìn hécta đất trống đồi trọc đã được phủ xanh, đất nước ta ngút ngàn màu xanh... Theo lời kêu gọi của Bác Hồ, hàng năm, mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai đều nô nức tham gia tết trồng cây, tham gia ngày hội trồng cây gây rừng. Đề 5: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống... - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc.... - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi... * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. - “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình. Đề 6: Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. a. Mở bài. - Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức. - Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”. b. Thân bài: * Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn? - Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con ngời. - Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con ngời. -> Nước sơn đẹp nhưng gỗ không tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ không phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài. - Khi xem xét một con người cũng vậy, chúng ta cần xem xét nội dung (phẩm chất đạo đức và năng lực) là chính còn hình thức bên ngoài (cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, trang phục...) là thứ yếu. * Vì sao nhân dân lại nói như vậy? - Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian. - Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng. * Cần hành động ntn? - Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức. - Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình. * Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. c. Kết bài: - Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại. - Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức. Đề 7:Chứng minh câu ca dao sau: "Một cây làm chẳng nên non  Ba cây chụm lại nên hòn núi cao." a.Mở bài: - Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh - Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù - Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao” b.Thân bài: Luận điểm giải thích: “Một cây không làm nên non, nên núi cao” - Ba cây làm nên non, nên núi cao - Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc. Luận điểm chứng minh: - Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ. - Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước + Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung... + TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán + TK 15: Lê Lợi chống Minh + Ngày nay: chiến thắng 1954 + Đại thắng mùa xuân 1975 - Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm.. c. Kết bài: - Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc - Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập

File đính kèm:

  • docGiao an day them Ngu van 7 hoc ki II Chuan.doc