Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 5

TẬP ĐỌC

Một chuyên gia máy xúc

I.Mục đích yêu cầu:

-Đọc diên cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

-Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3trong SGK).

II. Chuẩn bị: GV: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi.

1.Hình ảnh của trái đất có gì đẹp?

2.Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất?

3. Nêu đại ý của bài? -GV nhận xét ghi điểm.

 

doc36 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngợi hoà bình, chống chiến tranh. I.Mục đích yêu cầu: -HS kể được câu chuyện đã được nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh bằng lời của mình, hiểu ý nghĩa câu chuyện. -HS thể hiện được giọng tự nhiên của câu chuyện và đặt câu hỏi cho bạn, hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, biết nhận xét lời kể của bạn. -Bồi dưỡng cho HS thái độ yêu hòa bình, chống chiến tranh qua các hành động, việc làm của các nhân vật trong truyện. II. Chuẩn bị: GV và HS: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hòa bình. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: -Gọi HS kể lại 2-3 đoạn của câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động dạy của GV Hoạt động học cảu HS - GV ghi đề lên bảng. HĐ 1: Tìm hiểu đề: -Gọi 1 em đọc đề bài. H: Đề bài yêu cầu gì? Câu chuyện đó ở đâu? Câu chuyện nói về điều gì? – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/ 48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn (nếu HS chọn chưa đúng câu chuyện GV giúp HS chọn lại chuyện phù hợp). -Yêu cầu HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời: H: Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? -GV chốt: * Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật chính trong chuyện, người đó làm gì?). * Kể diễn biến câu chuyện (kể theo trình tự từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, tập trung vào tình tiết yêu hòa bình, chống chiến tranh). * Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (hay nhân vật chính trong truyện). -GV chia HS theo nhóm 2 em kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. -Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp – GV định hướng cho HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn: + Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không? + Cách kể (giọng điệu cử chỉ). + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể. -Khi mỗi HS kể xong chuyện, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn bằng cách: đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay trả lời câu hỏi của bạn, hay câu hỏi của cô giáo. -Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị. -HS lắng nghe - nhắc lại đề bài. -1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm. -HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung. -1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn. -HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. -HS kể chuyện theo nhóm 2 em, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp. -HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi hay. 4. Củng cố . Dặn dò: -Yêu cầu HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể trong giờ học. -Tìm một câu chuyện em chứng kiến, hoặc em làm thể hiện tình hữu quốc tế. - GV nhận xét giờ học.- KHOAC HỌC: Thực hành: nói “không!”đối với các chất gây nghiện I.Mục tiêu: : -HS nắm được tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc la, ma tuýù. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. II. Chuẩn bị: - Hình trang 22, 23 SGK. - Phiếu ghi các tình huống, các câu hỏi về tác hại của chất gây nghiện. III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Gọi HS trả lời câu hỏi. H. Hút thuốc lá có hại gì? H. Uống rượu bia có hại gì? H. Sử dụng ma tuý có hại gì? -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ3: Thực hành kỹ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện: MT: HS biết thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và trả lời câu hỏi: Hình minh họa các tình huống gì? -Chia HS thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành một đoạn kịch đóng vai, biểu diễn trước lớp. + Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan A ngồi cùng mâm với mấy anh lớn tuổi và bị ép uống rượu. Nếu em là A em sẽ xử lý thế nào? + Tình huống 2: B và anh họ đi chơi. Anh họ B nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn chấn, tỉnh táo. Anh rủ B hút thuốc cùng anh. Nếu em là B em sẽ xử lý thế nào? + Tình huống 3: Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, C gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép thử hê-rô-in (một loại ma túy). Nếu là C bạn sẽ ứng xử ra sao? -Tổ chức cho các nhóm biểu diễn trước lớp. -GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống và đóng vai tốt. -GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện. HĐ 4: Tổ chức trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”: Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. * GV phổ biến giải thích cách chơi: Lấy 1 chiếc ghế, phủ một cái khăn màu trắng lên ghế và giới thiệu: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế. Nếu ai đụng vào ghế sẽ bị chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Bây giờ các em hãy xếp hàng từ ngoài hành lang đi vào. - Cử 10 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy. - Nhận xét, khen ngợi các em quan sát tốt. - Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: +Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? +Tại sao khi đi qua chiếc ghế em đi chậm lại và rất thận trọng? +Tại sao em lại đẩy mạnh làm bạn ngã chạm vào ghế? +Tại sao khi bị xô vào ghế, em cố gắng không ngã vào ghế? +Tại sao em lại thử chạm tay vào ghế? +Sau khi chơi trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm”, em có nhận xét gì? -GV nhận xét và kết luận: -Quan sát hình minh họa. +Hình vẽ các tình huống các bạn học sinh bị lôi kéo sử dụng chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy. - Làm việc theo nhóm, xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của giáo viên. -Các nhóm lên diễn trước lớp; các nhóm khác nhận xét. -Theo dõi nắm bắt cách chơi. -HS tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS trả lời. Trò chơi đã giúp chúng ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc là nếu họ thực hiện một hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma túy. Trò chơi cũng giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm. 4. Củng cố – Dặn dò: -Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết SGK / 23. -Dặn HS luôn tránh xa: rượu, bia, thuốc lá, ma tuýù, chuẩn bị bài: “Dùng thuốc an toàn”. -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài tốt. Sinh hoạt tập thể I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 5: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên . - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ, . b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, không có hiện tượng gây mất đoàn kết, biết giúp đỡ bạn yếu. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực chăm sóc công trình măng non, tham gia sôi nổi chuẩn lồng đèn Trung thu tặng các em nhi đồng. 2 .Kế hoạch tuần 6: - Học chương trình tuần 6. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Đại biểu tham dự Đại hội Liên đội. - Luyện tập đội trống, thực hiện tốt lễ chào cờ đầu tuần. - Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ, chăm sóc công trình măng non theo sự phân công. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ *************************************************************************

File đính kèm:

  • docTuần 5.doc