Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 1

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I.Mục đích yêu cầu :

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

 - Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)

II. Đồ dùng dạy - học :

 - GV : Nội dung bài ; Tranh SGK phóng to, viết đoạn học thuộc lòng.

 - HS : Đọc, tìm hiểu bài.

III.Các hoạt động dạy - học:

 1.Ổn định :

 2. Bài cu : Kiểm tra sách vở HS.

 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.

 

doc41 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dàn bài chung của bài văn tả cảnh ? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. KỂ CHUYỆN LÝ TỰ TRỌNG I. Mục đích yêu cầu : - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ. Kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọnggiàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù II. Chuẩn bị : - GV : Nội dung truyện ; Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi lời thuyết minh săõn cho 6 tranh - HS : Xem trước truyện. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1 : Giáo viên kể chuyện.2 lần - Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện : “ Lý Tự Trọng”. Trong SGK và đọc thầm yêu cầu 1. - GV kể chuyện 2 lần. - Lần 1 kể bằng lời. - Lần 2: kể theo tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện như + sáng dạ: thông minh, tiếp thu kiến thức nhanh, nhớ lâu, mau hiểu. + luật sư: người làm nghề nghiên cứu pháp luật để bênh vực cho người phải ra trước tòa án. + thanh niên : người đến tuổi trưởng thành +Quốc tế ca : bài hát chung của đảng cộng sản các nước + chưa đến tuổi thành niên: chưa đến tuổi trưởng thành, chưa phải chịu tư cách trước pháp luật. - Kể câu chuyện chốt ý từng đoạn, từng tranh. 1: Lý Tự Trọng là người ham học, sinh ra trong một gia đình yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ anh đã quyết tâm phấn đấu học tập để cống hiến cho đất nước. Anh được cử ra nước ngoài học tập. 2: Về nước, anh được cử làm nhiệm vụ nhận và trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng rất nguy hiểm. 3: Lý Tự Trọng rất gan dạ, bình tĩnh, nhanh trí trong công việc.. 4: Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết một tên mật thám để cứu đồng chí của mình và đã bị bắt. 5: Trước tòa án, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình. 6: Trước cái chết anh vẫn ca vang bài ca quốc tế ca. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện- Rút ý nghĩa. - Yêu cầu HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. * Chú ý : Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của cô. + Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. a) Kể chuyện theo nhóm: Đoạn 1 : Anh Lý Tự Trọng là người như thế nào? Đoạn 2 : Về nước , anh được cử làm nhiệm vụ gì? Đoạn 3 : Anh có những phẩm chất gì? Đoạn 4 : Anh đã dũng cảm cứu đồng chí của mình như thế nào? Đoạn 5 : Trước tòa, anh đã làm gì? Đoạn 6 : Trước khi bị tử hình anh đã làm gì? - Yêu cầu HS kể cả câu chuyện. b) Thi kể chuyện trước lớp: - Yêu cầu HS kể chuyện nhóm 4 em theo tranh. - Gọi HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: H. Tại sao người cai ngục lại gọi anh là Ông Nhỏ? H . Câu nói trước toà án của anh Lý Tự Trọng cho em thấy điều gì về con người anh? H. Việc tòa án cho xử bắn anh chứng tỏ điều gì? H. Mục đích chính sự hi sinh của anh Trọng theo em là gì? - Cho HS trình bày trước lớp, tổng hợp các ý kiến - chốt ý nghĩa truyện. Ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương người anh hùng Lý Tự Trọng, người sống có lý tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. - GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp. - Theo dõi quan sát. - Đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. - Lắng nghe. - HS theo dõi. - HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập SGK. - HS kể chuyện theo nhóm bàn. 1–2 em kể mỗi đoạn theo 1 tranh, cả lớp lắng nghe, nhận xét, kể bổ sung. ] - 1HS kể cả câu chuyện -Thực hiện nhóm 4 em kể nối tiếp nhau theo 4 tranh. Lớp theo dõi, nhận xét. - HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét. - Thảo luận nhóm bàn. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Mời bạn nhận xét, bổ sung. 1–2 em nhắc lại ý nghĩa. - Cả lớp nhận xét và bình chọn. - Lắng nghe, ghi nhận. 4. Củng cố: GV liên hệ giáo dục HS: Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, học tập tốt để sau này xây dựng đất nước. - Khen ngợi thêm những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính. 5. Dặn dò: - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”. KHOA HỌC NAM HAY NỮ ? ( tiết 1) Mục tiêu : Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam , nữ. Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ. II. Chuẩn bị : - GV : Nội dung bài ; Tranh hình trang 6, 7 SGK phóng to. - HS : Tìm hiểu bài ; 15 thẻ từ như nội dung SGK. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Oån định : 2. Bài cũ : Sự sinh sản H: Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ? H: Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? 3. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1 : Thảo luận * Mục tiêu: - HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình 1/6, hình 2, 3/7 và thảo luận theo nhóm đôi với nội dung sau: H: Lớp bạn có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái? H: Nêu một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái? H: Chọn câu trả lời đúng: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? A, Cơ quan tuần hoàn. B, Cơ quan tiêu hóa. C, Cơ quan sinh dục. D, Cơ quan hô hấp. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của mình, lớp nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra kết luận Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục. - Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. - Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. - Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng - Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” ? * Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. Cách tiến hành: * Làm việc theo nhóm bàn. - GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như trang 8 SGK và hướng dẫn học sinh cách chơi như sau : Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới theo đáp án sau : Nam Cả nam và nữ Nữ - Có râu - Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng. - Dịu dàng - Mạnh mẽ - Kiên nhẫn - Tự tin - Chăm sóc con - Trụ cột trong gia đình - Đá bóng - Giám đốc - Làm bếp giỏi - Thư kí - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng - Mang thai - Cho con bú - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Nhận xét và khen những nhóm làm tốt. - Theo dõi, lắng nghe. - Nhóm 2 em thảo luận theo yêu cầu của GV. -Lần lượt HS trình bày ý kiến. -Nhóm 1, câu 1 -Nhóm 2, câu 2 -Nhóm 3, câu 3 - Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe. Vài em nhắc lại. - HS làm việc theo nhóm bàn. Cả nhóm cùng bàn cách để xếp. - Đại diện nhóm trình bày, giải thích cách xếp của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần bạn cần biết trang 7. 5. Dặn dò : - Về xem lại bài, học bài. - Chuẩn bị : “ Nam hay nữ” (tiếp theo). ___________________________________________________ SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê. - Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt. III. Nội dung sinh hoạt : 1. Đánh giá các hoạt động tuần1: - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt . - Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động của tổ mình . - Ý kiến của các thành viên – GV lắng nghe, giải quyết. - GV đánh giá chung : a) Nề nếp : Đi học chuyên cần, nhanh chóng ổn định và đi vào nề nếp ngay từ ngày đầu, bao bọc sách vở và mua sắm dụng cụ học tập tương đối đầy đủ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu : c) Học tập: - Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài - Một số em chữ viết còn xấu, vở chưa sạch d) Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động Đội, vệ sinh trường lớp đầy đủ, sạch sẽ. 2. Kế hoạch tuần 2: - Học chương trình tuần 2. - Duy trì sĩ số, đi học chuyên cần, đúng giờ. - Thực hiện nề nếp qui định của trường, lớp. Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ. - Thực hiện tốt phong trào“Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -Thi vào lớp BD. - Thi KSCL đầu năm.

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc