Giáo án: Đạo đức Tuần 22 Bài dạy: Biết nói lời yêu cấu, đề nghị (Tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.

- Thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Đạo đức Tuần 22 Bài dạy: Biết nói lời yêu cấu, đề nghị (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Đạo đức Tuần 22 Bài dạy: Biết nói lời yêu cấu, đề nghị (Tiết 2) Ngày dạy: 1/2/2010 I/ Mục tiêu: - HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. - Thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động gv Hoạt động hs 1/ KTBC: a) Khi nào cần nói lời yêu cầu, đề nghị? b)Nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện điều gì? 2/ Bài mới: HĐ1: HS tự liên hệ - Em nào biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ? - GV khen HS đã biết thực hiện bài học. HĐ2: Đóng vai - TH1: Em muốn được bố hay mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật - TH2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen. - TH3: Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút * GV KL: Khi cần đến sự giúp đỡ của người khác em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp HĐ3: Trò chơi - ND chơi: Người chủ trò chơi đứng trên bảng nói một câu nào đó đề nghị với các bạn trong lớp VD: - Mời các bạn đứng lên. - Mời các bạn ngồi xuống. * GV KL: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp là tự trọng và tôn trọng người khác HĐ4: - Đọc bài học * Dặn dò: - Thực hành theo bài học - HS lên bảng - HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị - HS thảo luận theo cặp - Đóng vai trước lớp - HS khác nhận xét - HS thay nhau làm chủ trò chơi - Nêú ai nói lịch sự thì các bạn thực hiện. Nếu nói không lịch sự thì các bạn không thực hiện - HS đọc - Đồng thanh bài học Tuần 22 ĐẠO ĐỨC Bài dạy: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T2) I./ Mục tiêu : -Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. -Nêu được VD về cư xử lịch sự đối với mọi người. -Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. *KNS : Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. KN ứng xử lịch sự với mọi người- KN ra quyết định lựa chọn hành vi, lời nói phù hợp trong một số tình huống-KN kiểm soát cảm xúc khi cần thiết II./ Đồ dùng dạy học :- Nội dung các tình huống, trò chơi, cuộc thi. III./ Các hoạt động trên lớp : Hoạt động gv Hoạt động hs * HĐ1 : Bày tỏ ý kiến - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến cho mỗi trường hợp sau và giải thích lí do. - Tiến hành thảo luận cặp đôi. 1. Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu. - Trung làm thế là đúng. Vì chị phụ nữ ấy rất cần một chỗ ngồi trên ôtô buýt vì đang mang bầu, không thể đứng lâu được. 2. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông ít gạo rồi quát “Thôi đi đi”. - Nhàn làm như thế là sai. Dù là ông lão ăn xin nhưng ông cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng, lễ phép. 3. Lâm hay kéo tóc của các bạn nữ trong lớp. - Lâm làm thế là sai. Việc làm của Lâm như vậy thể hiện sự không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu, bực mình. 4. Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. - Các anh thanh niên đó làm như vậy là sai, là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh. 5. Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ. - Vân làm thế là chưa đúng. Trong khi đang ăn, chỉ nên cười nói nhỏ nhẹ để tránh làm rơi thức ăn đụng người khác. - Hỏi : Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự ? - Lễ phép chào hỏi người lớn tuồi. - Nhường nhịn em bé. - Không cười đùa quá to trong khi ăn cơm * Kết luận: sgv. * HĐ2 : Thi “Tập làm người lịch sự” . * HĐ3 : Tìm hiểu ý nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ. -HS nêu ý nghĩa một số câu ca dao tục ngữ Lớp nhận xét * HĐ4: Củng cố, dặn dò + Chia lớp làm 2 dãy, mỗi lượt chơi mỗi dãy sẽ cử ra 1 đội gồm 4 HS. + Trong mỗi lượt chơi, GV sẽ đưa ra một số lời gợi ý. + Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là dựa vào gợi ý, xây dựng một tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự. + Mỗi lượt chơi, đội nào xử lí tình huống tốt ghi được 5Đ. + Sau các lượt chơi, dãy nào ghi được nhiều điểm hơn là dãy thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi. - HS chơi. - GV và HS làm ban giám khảo nhận xét. - Khen ngợi dãy thắng cuộc. - Em hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau đây ntn ? - HS trả lời. 1. Lời nói chẳng mất tiền mua. - Câu tục ngữ có ý nói : Cần lựa lời nói trong giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu. 2. Học ăn, học nói, học gói, học mở. - Câu tục ngữ có ý nói : Nói năng là điều rất quan trọng, vì vậy cũng cần phải học như học ăn, học gói, học mở. 3. Lời chào cao hơn mâm cỗ. - Câu tục ngữ có ý nói : Lời chào có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi còn có giá trị hơn cả một mâm cỗ. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. - 1-2 HS đọc. - Nhận xét tiết học. Giáo án : Đạo đức Tuần 22 Bài dạy: Em và các bạn (tiết 2) Lớp 1(A,B) Ngày dạy: 12/2/2009 I/ Mục tiêu: - Thực hành đóng vai theo tình huống. - Vẽ tranh theo chủ đề “Bạn em” II/ Đồ dùng dạy học: - Bút màu, giấy vẽ. - Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. Nhạc và lời của Mộng Lân III/ Các hoạt động trên lớp: Hoạt động gv Hoạt động hs 1/ KTBC: a)Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi thì em đối xử với bạn như thế nào? b)Đối xử tốt với bạn là đối xử như thế nào? 2/ Bài mới: * Khởi động: Lớp hát bài hát HĐ1: Đóng vai - Gv giới thiệu tranh - GV chia nhóm đóng vai các tình huống ở tranh 1,3 5,6 (bt3) - Gv nêu câu hỏi: H/Em cảm thấy thế nào khi: *Em được bạn cư xử tốt? *Em cư xử tốt với bạn? - Gv kết luận: sgv HĐ2: Vẽ tranh theo chủ đề “Bạn em” - Gv nêu yêu cầu vẽ tranh. - Gv khen ngợi tranh vẽ của các nhóm - GV kết luận chung : sgv HĐ3: Củng cố, dặn dò - Có bạn chơi vui hơn hay chơi một mình vui hơn? - Khi chơi với bạn em cần cư xử với bạn như thế nào? *Liên hệ: lớp ta em nào đã cư xử tốt với bạn?- gv tuyên dương - 2 hs lên bảng - Lớp hát: Lớp chúng ta đoàn kết - Hs quan sát tranh - Hs lên đóng vai trước lớp - Em rất vui và sung sướng khi được bạn cư xử tốt với em vì em sẽ được nhiều bạn yêu quý. - Em cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình - Hs vẽ tranh và trưng bày trên bảng Cả lớp nhận xét - Có bạn chơi vui hơn - Khi chơi với bạn em đối xử tốt với bạn - HS tự trả lời Giáo án : Đạo đức Tuần 22 Bài dạy: Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2) Lớp 3(A,B) Ngày dạy: 9/2/2009 I/ Mục tiêu: Tìm hiểu các hành vi lịch sự đối với khách nước ngoài Biết cách ứng xử trong các tình huống. II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức - Bài hát: Vui liên hoan TN quốc tế. III/ Các hoạt động trên lớp: Hoạt động gv Hoạt động hs 1/ KTBC: a)Khi gặp khách nước ngoài em phải làm gì? b)Đối xử tốt với khách nước ngoài là thể hiện điều gì? 2/ Bài mới: HĐ1: Liên hệ thực tế - Gv yêu cầu từng cặp trao đổi giới thiệu mình đã có lần gặp khách nước ngoài. Em hãy kể hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết. Em có nhận xét gì về hành vi đó? - Gv kết luận: sgv HĐ2: Đánh giá hành vi - Thảo luận nhóm các câu hỏi : a,b,c SBT/ 34 - GV kết luận chung : sgv HĐ3: Xử lý tình huống - TH1: Vị khách nước ngoài mời em và các bạn chụp ảnh kỉ niệm khi đến thăm trường. - TH2: Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. GV kết luận: sgv HĐ4: Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau. - 2 hs lên bảng - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp – các nhóm nhận xét - Hs tự trả lời Đại diện nhóm trả lời- các nhóm nhận xét *Chúng ta không nên ngại tiếp xúc với khách nước ngoài vì họ cũng là người bình thường, họ muốn tìm hiểu về đất nước VN *Không nên tỏ ra mất lịch sự, thiếu sự tôn trọng đối với khách nước ngoài - Hs đọc ghi nhớ Giáo án: Đạo đức Tuần 22 Bài dạy: Ủy ban nhân dân xã(phường) em (tiết 2) Lớp 5(A,B,C) Ngày dạy: 12/2 2009 I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : - Cần phải tôn trọng UBND xã và có kĩ năng đúng khi đến UBND xã. - Thực hiện các quy định của UBND xã; tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức. II/ Đồ dùng dạy học: + Micro để làm phóng viên ; tìm hiểu về UBND xã. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/KTBC : Nêu tầm quan trọng của UBND xã và nhiệm vụ của mỗi người dân đối với UBND ? - Nhận xét – Đánh giá 2/ Bài mới : HĐ1: HĐ nhóm * Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận ( 5 ‘) tìm cách giải quyết tình huống : +Các nhóm của tổ 1 : tình huống a; + các nhóm của tổ 2 : tình huống b ; các nhóm tổ 3 ,4 : tình huống c - Kết luận: Theo SGV/47 HĐ2: Trò chơi *Chơi trò chơi làm phóng viên: + Hướng dẫn tìm hiểu nội dung đề bài. + Yêu cầu học sinh trao đổi N đôi. + Mời 1-2HS làm phóng viên phỏng vấn cả lớp. - Nhận xét – đánh giá. - Kết luận: UBND xã luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động tại xã và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt. HĐ3: Củng cố, dặn dò: * Thực hành tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức cho trẻ em. - Xem thông tin SGK/34 để chuẩn bị cho bài sau: Em yêu Việt Nam - 2 HS trình bày - Nhận xét – góp ý. - Nghe. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Các nhóm thảo luận. - Đdiện N trình bày. - Các nhóm khác nhận xét- bổ sung. - 1HS đọc yêu cầu đề bài. -Trao đổi nhóm đôi chuẩn bị ý kiến để trả lời khi được phỏng vấn – Trao đổi với phóng viên ý kiến của mình với UBND xã. -Cả lớp nhận xét - bổ sung -2 HS đọc phần ghi nhớ. -Ghi bài

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 22.doc