Giáo án Đạo đức Lớp 3 Học kì II Năm 2010-2011

I.Mục tiêu:

- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

* Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.

II.Chuẩn bị: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị với thiếu nhi VN và thiếu nhi thế giới.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3 Học kì II Năm 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. + Cách tiến hành: (Theo SGV) - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho từng nhóm GV khen ngợi các nhóm có dự án khả thi.. 3. Hướng dẫn thực hành: - Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi nơi em đang sống. - Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình. 4. Nhận xét chung giờ học- Tuyên dương- Dặn dò: Về nhà thực hành những điều đã học - 1 em. 2 em. HS làm việc cá nhân. Một số HS lên trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét. HS quan sát tranh ảnh 1 số em đặt câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh. - Các HS khác trao đổi ý kiến và bổ sung. Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tuần: 31 Tiết : 31 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI( Tiết 2). N.S: 10- 4- 2011 N.G: 12- 4- 2011 I.Mục tiêu: - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng. * Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi. II.Chuẩn bị: - Vở BT đạo đức; Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi; bảng phụ. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - Em hãy nêu những việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi? - Em hãy đọc thơ hoặc kể chuyện, hát 1 bài về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi? 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài trực tiếp- Ghi đề bài. * Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra. + HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Cách tiến hành: ( Theo SGV) - Yêu cầu HS làm việc cá nhân * GV nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương. * Hoạt động 2: Đóng vai. + HS biết thực hiện 1 số hành vi chăm sóc, bảo vệ cây trồng, thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em. - GV chia nhóm và yêu cầu HS các nhóm đóng vai theo các tình huống ở SGK *GV kết luận: - Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu. - Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết. - Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn. - Tình huống 4: Hải nên khuyên Chính không đi trên thảm cỏ. * Hoạt động 3: HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. *Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. + HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Cách tiến hành: Theo SGV * GV tổng kết, khen các nhóm tốt nhất. * Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * BTTN: Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào những ý sau: Chạy nhảy trên thảm cỏ ở vườn trường. Trồng cỏ để làm đẹp sân trường. Mẹ đi vắng, em giúp mẹ cho lợn ,gà ăn. Không nên bón phân, tưới nước các cây cảnh ở sân trường. Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh chuồng trại cho gia súc. 3.Nhận xét chung giờ học- Tuyên dương- dặn dò: Về nhà ôn lại nội dung bài học. Thực hiện tốt việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình. - 1 em. 2 em. HS làm việc cá nhân. Một số HS lên trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. - Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến. - HS làm việc cá nhân Các nhóm HS thực hiện trò chơi. Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm. - HS lặp lại 5- 7 em. Tuần: 32 Tiết : 32 TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ: MỘ LÊ QUÝ CÔNG N.S: 16- 4- 2011 N.G: 19- 4- 2011 I.Mục tiêu: - Nắm được tên gọi di tích, địa điểm di tíchvà sự kiện di tích. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn di tích. II.Chuẩn bị: - một số hình ảnh về mộ ông Lê Quý Công. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài: Di tích lịch sử: Mộ Lê Quý Công. 2/ Hướng dẫn tìm hiểu: *Hoạt động 1: Nghe giới thiệu về di tích. - GV giới thiệu sơ lược về: + Tên gọi di tích: Mộ Lê Quý Công hay mộ TIền Hiền Mỹ Xuyên. + Địa điểm: Nằm tại Đội 3 thôn Xuyên Đông1 cách cây đa chợ Đình khoảng 50m về hướng đông nam. + Sự kiện di tích: Ông Lê Quý Công còn có tên gọi là Lê Công Chung là một võ tướng ở làng Mỹ Xuyên, tỉnh Thanh Hóa. Ông tham gia đoàn quân Nam tiến theo chiếu dụ của vua Lê vào Nam bình Chiêm dẹp loạn và ở lại đây lập nghiệp. Ông khai khẩn 1700 mẫu ta đất, lập xã hiệu mới lấy tên là Mỹ Xuyên. Ông còn được phong tước Chánh Đề Đốc, hàm Hùng Long Hầu Hiện nay gia phả, tộc họ ông đang sống tại Hội An. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: - GV yêu cầu HS thảo luận về các nội dung sau: . Di tích lịch sử em tìm hiểu có tên là gì? . Di tích lịch sử này nằm ở đâu? . Ông Lê Quý Công có tên gọi khác là gì?Quê ông ở đâu? . Ông lập nên xã hiệu lấy tên là gì? Vì sao ông lấy tên đó? .Chúng ta có nhiệm vụ gì đối với di tích này? *Hoạt động 3: Trò chơi: Đố bạn - GV nêu nội dung, cách chơi và yêu cầu học sinh chơi. Trong 5 phút, đội nào đặt nhiều câu hỏi thì đội đó thắng cuộc. GV tổ chức tuyên dương đội thắng cuộc trước lớp. 3/ Nhận xét- Dặn dò: Tích cực tham gia chăm sóc mộ Lê Quý Công. HS nghe cô giới thiệu về di tích lịch sử - 3- 5 em lần lượt đọc lại nội dung giới thiệu về di tích trên bảng - HS thảo luận nhóm 4 trả lời lần lượt các câu hỏi - Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 câu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội lần lượt đặt 1 câu hỏi về di tích, đội kia trả lời và ngược lại Tuần: 33 Tiết : 33 TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ: MỘ LÊ QUÝ CÔNG(TT) N.S: 22- 4- 2011 N.G: 26- 4- 2011 I.Mục tiêu: - Nắm được : Khảo tả di tích, loại hình di tích và phương án bảo vệ di tích lịch sử mộ Lê Quí Công - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn di tích. II.Chuẩn bị: - một số hình ảnh về mộ ông Lê Quý Công. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ: -Ông Lê Quý Công quê ở đâu? Di tích lịch sử mộ Lê Quý Công nằm ở đâu? Còn có tên gọi là gì? 2/ Hướng dẫn tìm hiểu: *Hoạt động 1: Nghe giới thiệu về khảo tả di tích. - GV giới thiệu những nét chính về di tích: + Mộ Lê Quý Công được trùng tu vào mùa xuân năm Quý Sửu( 1913) và được nhân dân 2 thôn Xuyên Đông và Xuyên Tây tu bổ. + Khuôn viên mộ: Dài 25m, rộng 8m, có tường rào, cổng ngõ bao bọc. Cách cổng 10m là bình phong. Cách bình phong 2m là nhà bia mộ. Bình phong sau bia mộ có 2 câu đối 2 bên. + Loại hình di tích: Di tích lịch sử + Mộ Lê Quý Công năm trong quần thể cây đa, bến nước, sân đình được chăm sóc thường xuyên. + Trường Tiểu học Số 2 Nam Phước nhận chăm sóc, bảo quản di tích để tỏ lòng biết ơn, thể hiện đạo lý: “ Uống nước nhớ nguồn” đối với đơn vị tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất này. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: - GV yêu cầu HS thảo luận về các nội dung sau: - Mộ Lê Quý Công được trùng tu vào thời gian nào? - Tả những nét chính về di tích này? - Mộ Lê Quý Công được xếp vào loại di tích nào? - Vì sao phải chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử này? - Nhiệm vụ của học sinh trường tiểu học Số 2 Nam Phước là gì? * GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Tuyên dương những nhóm trả lời tốt nhất. *Hoạt động 3: Trò chơi: Đố bạn - GV nêu nội dung, cách chơi và yêu cầu học sinh chơi. + Em lớp trưởng nêu 1 câu hỏi về di tích ( yêu cầu câu hỏi ngắn gọn) xì 1 em trong lớp trả lời. Sau khi em được xì trả lời xong tiếp tục xì bạn khác...tiếp tục nếu em nào không nêu được câu hỏi thì bị phạt. 3/ Nhận xét- Dặn dò: - Tìm hiểu thêm về di tích.Tích cực tham gia chăm sóc mộ Lê Quý Công. Ông Lê Quý Công quê ở làng Mỹ Xuyên, tỉnh Thanh Hóa. ...Nằm tại Đội 3- Xuyên Đông1- Thị trấn Nam Phước... Di tích còn có tên gọi là mộ Tiền hiền Mỹ Xuyên. HS nghe cô giới thiệu về di tích lịch sử - 3- 5 em lần lượt đọc lại nội dung giới thiệu về di tích trên bảng - HS thảo luận nhóm 4 trả lời lần lượt các câu hỏi - Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 câu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cả lớp cùng tham gia xì điện ( truyền điện) Tuần: 34 Tiết : 34 THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KỲ 2 VÀ CUỐI NĂM. N.S: 30- 4- 2011 N.G: 03- 5- 2011 I.Mục tiêu: - Củng cố lại các chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật về các mối quan hệ của các em với lời nói, việc làm của bản thân đối với những người trong gia đình; với bạn bè và công việc của lớp, của trường; với Bác Hồ và những người có công với đất nước; với dân tộc; với hàng xóm láng giêng; với bạn bè quốc tế; với cây trồng, vật nuôi và nguồn nước. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài: Ôn tập cuối năm 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: - GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học ở trong chương trình môn đạo đức. - GV chốt lại các nội dung ở từng bài đã học. 3. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nêu lại bổn phận và trách nhiệm của HS đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên. 4. Hoạt động 3: Đóng vai - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai về các tình huống. a/ Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai. Khi đó, em sẽ làm gì? b/ Hôm nay đến phiên Vũ làm trực nhật lớp. Vũ bảo: Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho. c/ Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp.Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu?. d/ Chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất. * GV chốt lại các tình huống thực hiện ở mỗi nhóm. IV. Nhận xét- Dặn dò: - Luôn thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các tình huống của cuộc sống. - HS hoạt động nhóm 2 - Từng nhóm nối tiếp nhau nêu tên các bài đạo đức đã học ở HK2. HS hoạt động nhóm 4 Đại diện các nhóm trình bày bài của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Các nhóm thảo luận đóng vai, mỗi nhóm 1 tình huống. N1: Tình huống 1 N2: Tình huống 2 N3: Tình huống 3 N4: Tình huống 4 + Từng nhóm lên tham gia đóng vai. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

File đính kèm:

  • docĐẠO ĐỨC- HKII lơp 3.doc
Giáo án liên quan