Giáo án Đạo đức Lớp 2 Trường Tiểu Học Số 1 Quảng An

 1. Học sinh hiểu:

- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.

- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.

- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.

2. Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân.

 3. Biết thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Trường Tiểu Học Số 1 Quảng An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG ĐIỀN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 GIÁO VIÊN :TRẦN VIẾT QUANG NĂM HỌC : 2010-2011 TUẦN 29 ĐẠO ĐỨC GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu: Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ. 2. Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân. 3. Biết thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. II. Chuẩn bị: Vở bài tập ĐĐ. III. Các hoạt động 35’: Tiết 2 1. Khởi động 1’: Hát 2. Kiểm tra bài cũ 4’: Giúp đỡ người khuyết tật (T1) Gọi 2 học sinh kiểm tra bài: Hỏi: Em có thể làm gì để giúp đỡ người bị khuyết tật.. Nhận xét - đánh giá. 3. Bài mới 1’: Giúp đỡ người khuyết tật (T2). 4. Phát triển các hoạt động 28’: * Hoạt động 1: Xử lý tình huống - Giáo viên nêu tình huống: - Thủy và Quân đi học về thì gặp một chú bị hỏng mắt. Thủy chào: “Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo: “Chú chào các cháu!. Nhờ các cháu giúp chú tìm nhà ông Tuấn xóm này với: Quân liền bảo: “Về nhà nhanh để xem phim hoạt hình”. - Học sinh lắng nghe. - Hỏi: nếu là Thủy, em sẽ làm gì lúc đó? Vì sao? - Học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên kết luận: Thủy cần khuyên bạn: Chỉ đường hoặc dẫn bác ấy đến tận nhà. - Đại diện các nhóm trình bày. * Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm. - Học sinh trình bày tư liệu. - Sau mỗi phần trình bày, giáo viên cho học sinh thảo luận. - Học sinh thảo luận. - Nhận xét chung. - Giáo viên kết luận: tuyên dương học sinh thực hiện tốt. - Gọi 1 học sinh nêu ghi nhớ chung ở VBT. - 1 học sinh nêu. 5. Tổng kết (2’): Nhận xét tiết học. Về nhà thực hành những điều đã học. Chuẩn bị: Bảo vệ loài vật có ích. 5. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 30 ĐẠO ĐỨC BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu một số ích lợi của loài vật đối với đời sống con người. Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành. 2. Thái độ: Yêu quý các loài vật. Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích. Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật. 3. Kĩ năng: Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ các loài vật có ích trogn cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: Phiếu thảo luận nhóm. Mỗi học sinh chuẩn bị tranh ảnh về con vật mà em biêt. III. Các hoạt động: 1. Khởi động 1’: Hát 2. Kiểm tra bài cũ 4’: 2 học sinh nêu những việc em đã và sẽ làm để giúp đỡ người khuyết tật. Cả lớp sửa BT3/42 (VBT). Nhận xét. 3. Bài mới 1’: Bảo vệ loài vật có ích 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Phân tích tình huống - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm: - Nghe và làm việc cá nhân. + Trên đường đi học Trung gặp một đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh một chú gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo hai cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho à biết bay… Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau: + Mặc các bạn không quan tâm. + Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn. + Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ. - Trong các cách trên, cách nào là tôt nhất? Vì sao? - Cách thứ ba là tốt nhất vì nếu Trung làm theo hai cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ ba mới cứu được gà con. - Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, khôn gnên trêu chọc hoặc đánh đập chúng. * Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của một số loài vật - Yêu cầu học sinh giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cả lớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó, giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng. - Một số học sinh trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có học sinh trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biêt khác về con vật đó. * Hoạt đông 3: Nhận xét hành vi - Yêu cầu học sinh sử dụng tấm bìa vẽ khuôn mặt mếu (sai) và khuôn mặt cười (đúng) để nhận xét hành vi của các bạn học sinh trong mỗi tình huống sau: - Nghe giáo viên nêu tình huống và nhận xét bằng cách giơ tấm bìa, sau đó giải thích vì sao lại đồng ý hoặc không đồng ý với hành động của bạn học sinh trong tình huống 9dó. + Tình huống 1: Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó. + Hành động của Dương là sai vì Dương làm như thế sẽ làm gà bị đau và sợ hãi. + Tình huống 2: Nhà hằng nuôi một con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo một bát cơm thật ngon để nó ăn. + Hằng làm đúng, đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng. + Tình huống 3: Nhà Hữu nuôi một con mèo và một con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh con chó một trận nên thân. + Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng bảo vệ bằng cách đánh chó lại là sai. + Tình huống 4: Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây hai cậu được vui chơi thoải mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú hai cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi náo loạn. + Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật mà phải yêu thương chúng. 5. Tổng kết: Nhận xét tiết. Chuẩn bị tiết sau: thực hành. 5. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cần phải bảo vệ loài vật có ích. Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ loài vật có ích. 2. Kĩ năng: Phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai đối với các loài vật có ích. Bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ: Có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về loài vật. SGK. III. Các hoạt động: 1. Khởi động 1’: Hát 2. Kiểm tra bài cũ 5’: Thực hành Cần làm gì khi đến nhà người khác trong các trường hợp sau: 1. Đóng cửa. 2. Mở cửa nhưng không có ai. 3. Nhà có người bị bệnh. Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới 1’: Cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích? 4. Phát triển các hoạt động 32’: * Hoạt động 1: Trò chơi: “Đoán con vật” - Giáo viên giơ tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài vật có ích như: Trâu, bò, ngựa, lợn, gà, chó, mèo. - Cá nhân từng tổ trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. - Đó là con vật gì? có ích lợi như thế nào cho con người? - Giáo viên ghi tóm tắt lợi ích của từng con. * Hoạt động 2: Thảo luận - Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thảo luận. - Học sinh thảo luận, đại diện trình bày. - Các loài vật có ích cho cuộc sống con người, nếu chúng bị tiêu diệt thì điều gì sẽ xảy ra? - Không còn thức ăn cho con người. Chúng ta sẽ thiếu một số chất trong cơ thể dẫn đến bị nhiều bệnh tật có thể tử vong. - Cần phải làm gì để bảo vệ loài vật có ích? Và không nên làm gì? - Bảo vệ bằng cách: + Nên: cho ăn, uống đầy đủ, che mưa, che nắng, chống rét, vệ sinh chuồng sạch sẽ. + Không nên: trêu chọc, chơi ác hành hạ loài vật. - Học sinh đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Phân tích truyện - Giáo viên kể chuyện: cô bé, chú bé, mèo cn và chó con. - Học sinh lắng nghe. - Cho 2 học sinh thảo luận theo câu hỏi. - Em tán thành cách ứng xử với loài vật của cô bé hay chú bé trong truyện? Vì sao? - Học sinh nêu. - Giáo viên chốt: Cô bé đã biết cư xử đúng với Miu và cún nên được 2 con vật quý mến. Chú bé hay hành hạ, chơi ác nên bị Miu và Cún xa lánh. * Hoạt động 4: Củng cố - Giáo viên treo tranh. - Học sinh điền Đ, S. 5. Tổng kết: Giáo viên đọc: - Học sinh chưa có thói quen theo dõi sách khi bạn đọc bài. - Chưa chuẩn bị kỹ phần bài ở nhà.

File đính kèm:

  • docdduc 2 tuan 2935.doc