Giáo án Đạo đức – Khoa học – Lịch sử & Địa lí Lớp 5 - Tuần 1 năm 2012

Khoa học

BÀI 1: SỰ SINH SẢN

I. Mục Tiêu

 - Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

 - Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái đều rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.

II. Đồ dùng dạy - học

 - Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK)

 - Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi "Bé là con ai ?" (Đủ dùng theo nhóm) gồm 5 -7 hình bố, mẹ; 5 -7 hình bé có đặc điểm giống bố, mẹ.

 - Một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức – Khoa học – Lịch sử & Địa lí Lớp 5 - Tuần 1 năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T 2: ĐỊA LÍ BÀI 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. Mục tiêu - Nêu được đặc điểm chính của địa hình. - Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam. - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ). - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ) II. Đồ dùng dạy - học GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Lược đồ địa hình Việt Nam; Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam. HS: Vở, sgk . III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy T/L Hoạt động học 1. ÔĐTC 2. Bài cũ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki - lô - mét vuông? 3. Bài mới a.Giới thiệu bài: (ghi đầu bài) *Hoạt động 1: Địa hình việt nam - GV yêu cầu quan sát lược đồ địa hình Việt Nam + Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta. + So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta + Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi của nước ta. +Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta. - GV gọi HS trình bày - GV nhận xét *HĐ 2: Khoáng sản Việt Nam - GV treo lược đồ + Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất? + Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a - pa - tít, bô - xít, dầu mỏ. GV nhận xét 4. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài học - NX giờ học CB bài sau 1' 5' 1' 13' 12' 2' -2 HS lần lượt lên bảng trả lời HS nghe + Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ. + Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần (gấp khoảng 3 lần). + Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. +Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc. + Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung. +Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây - ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh - HS quan sát lược đồ + Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất. - HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu trên vị trí đó. 5 HS đọc trong SGK ĐẠO ĐỨC BÀI 2 : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình ( Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,.. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. II- Tài liệu và phương tiện - SGK đạo đức 5 - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1 III- Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy TL Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc ghi nhớ bài 1 B. Bài mới 1.Giới thiệu bài (Ghi đầu bài) 2. Nội dung bài Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện Chuyện của bạn Đức - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện - Đức gây ra chuyện gì? - Sau khi gây ra chuyện , Đức cảm thấy thế nào? - Theo em , Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt? vì sao? GV giảng Hoạt động 2: (Làm bài tập 1) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Gọi đại diện nhóm trỡnh bày. - GVKL: + a, b, d, g, là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm + c, đ, e, Không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2) - GV nêu từng ý kiến của bài tập 2 +Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai. + Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm. + Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm. + Chuyện không hay xảy ra lâu rồi thì không cần phải xin lỗi. + Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có xin lỗi. KL: Tán thành ý kiến a, đ Không tán thành ý kiến b, c, d. 3. Củng cố dặn dò - Về chuẩn bị trò chơi đóng vai theo BT 3. - Nhận xét tiết học 5' 1' 10' 8' 8' 3' 3 HS đọc - HS lắng nghe - 1 HS đọc to cho cả lớp nghe - HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi trong SGK + Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết +Trong lòng đức tự thấy có lỗi và hối hận. Đức nghĩ mình phải có trách nhiệm về hành động của mình HS nêu cách giải quyết của mình - Cả lớp nhận xét bổ xung. - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Nhận xét bổ sung - HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước(giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó). 5-7 HS nêu nội dung phần ghi nhớ. LỊCH SỬ BÀI 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I. Mục tiêu - Thuật lại được cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy vào đêm mồng 5- 7- 1885. - Nêu được cuộc phản công ở kinh thành Huế đã mở đầu cho phong trào Cần Vương ( 1885- 1886) . - Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. II. Đồ dùng dạy- học - Lược đồ kinh thành Huế năm - Bản đồ hành chính VN - Hình minh hoạ trong SGK III. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy TL Hoạt động học 1. ÔĐTC 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi +Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? + Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn Trường Tộ? - GV nhận xét ghi điểm 3. Bài mới * Giới thiệu bài: GVgiới thiệu HĐ1: Người đại diện phía chủ chiến Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với TDP như thế nào? Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với TDP? - KL: sau khi triều đình nhà Nguyễn kí ước công nhận quyền đô hộ của TDP, nhân dân ta kiên quyết... * Hoạt động 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành huế? Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế - Vì sao cuộc phản công thất bại? GV nhận xét kết quả thảo luận * HĐ 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong Trào Cần Vương. - Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đó làm gì? Việc đó có ý nghĩa gì với phong trào chống pháp của nhân dân ta? - Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương. 4. Củng cố dặn dò Nêu lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị bài sau 1' 5' 1' 8' 15' 4' 2' - HS lần lượt trả lời câu hỏi HS nghe - Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành 2 phái + Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với TDP. + Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân pháp, ... - Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. - Đêm mồng 5- 7- 1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng thần công . Quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy.. - Vì vũ khí lạc hậu, lực lượng ít. Đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên núi Quảng trị để tiếp tục kháng chiến. Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua. + Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình- Thanh Húa) + Phan Đình Phùng( Hương Khì- Hà Tĩnh) +Nguyễn Thiện Thuật (Bói Sậy- Hưng Yên) ĐỊA LÝ BÀI 3: KHÍ HẬU I. Mục tiêu - Nêu được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Nhận biết mối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta. - Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta. * HS khá, giỏi: giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Biết chỉ hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam. II. Đồ dùng dạy - học GV:Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các hình minh hoạ trong SGK. HS: Vở, sgk . III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy TL Hoạt động học 1. ÔĐTC 2. Bài cũ +Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta. +Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu GV nhận xét ghi điểm 3. Bài mới a.Giới thiệu bài (Ghi đầu bài) *Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa - Yêu cầu HS chỉ vị trí của VN trên bản đồ và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? GV: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa. *Hoạt động 2: Khí hậu các miền có sự khác nhau + Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. + Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. +Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Bắc? + Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam? GV:Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Hoạt động 3: Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất + Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối ở nước ta + Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường sảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân? + Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống? GV nhận xét 4. Củng cố dặn dò - Nơi các chúng ta ở có khí hậu nóng hay lạnh? - NX giờ học - CB bài sau 1' 5' 1' 8' 10' 8' 3' HS nêu NX Lắng nghe HS lên bảng chỉ - Nhiệt đới gió mùa. - Nước ta có khí hậu nóng. Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa. HS nghe + C CChỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. + Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh. + Nhiệt độ trung bình vào thỏng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau. + Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu mùa đông, trời lạnh, ít mưa. + Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu mùa hạ, trời nóng và nhiều mưa. + Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô. + Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển. + Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân. + Mùa khô kéo dài làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất. - HS nêu -3-5 HS đọc nội dung bài học trong SGK.

File đính kèm:

  • docgiaoanlopkhlsdl lop4.doc