Giáo án Chính tả 5 - Tháng 10

Tuần 6 Tiết 6 Ê-MI-LI, CON

 (Nhớ - viết)

I.MỤC TIÊU

* Nhớ viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con.

* Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc10 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả 5 - Tháng 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....... Tuần 7 DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG ND :2.10.2008 Tiết 7 (Nghe - viết) I.MỤC TIÊU * Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn Dòng kinh quê hương. * Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ia / iê II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng viết các từ : lưa thưa, thửa ruộng, con nương, quả dứa, tưởng tượng. - Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng chứa ưao7 ? - Gv nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa Tiết chính tả hôm nay các em viết bài Dòng kinh quê hương. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Tìm hiểu nội dung bài - Gọi HS đọc đoạn văn. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Hỏi : Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả ? (Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ). b) Hướng dẫn viết từ khó - Cho HS tìm từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được (mái xuồng, giã bàng, giấc ngủ, lảnh lót, vút lên,) c) Viết chính tả d) Soát lỗi và chấm bài - GV cho HS đổi vở soát lỗi, GV chấm 10 vở. - Nhận xét chung. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Tổ chức cho HS thi tìm vần. Nhóm nào điền xong trước, đúng là nhóm thắng cuộc. - GV nhận xét, sửa sai. Chăn trâu đốt lửa trên đồng. Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều. Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả buổi chiều thành tro. - Gọi HS đọc lại đoạn thơ. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. + Đông như kiến. + Gan như cóc tía. + Ngọt như mía lùi. - Yêu cầu HS học thuộc lòng khổ thơ và các câu thành ngữ trên. 4. Củng cố dặn dò - Về nhà ghi nhớ cách đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ia /iê ø học thuộc lòng khổ thơ và các câu thành ngữ õ trên và chuẩn bị bài chính tả nghe viết Kì diệu rừng xanh. Nhận xét : - 2 HS lên bảng. - 2 HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc đoạn văn. - 1 HS đọc chú giải. - Cá nhân - Cá nhân, bảng con - HS viết bài. - HS đổi vở soát lỗi. - Cá nhân - Nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày - Cá nhân - Cá nhân, VBT - 1 HS lên bảng. - Lớp nhận xét, bổ sung. ? Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ Tuần 8 KÌ DIỆU RỪNG XANH ND :9.10.2008 Tiết 8 (Nghe - viết) I.MỤC TIÊU * Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn trong bài Kì diệu rừng xanh từ Nắng trưa mùa thu. * Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi yê. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng viết các từ : lưa thưa, thửa ruộng, con nương, quả dứa, tưởng tượng. - Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng chứa iê? - Gv nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa Tiết chính tả hôm nay các em viết bài Kì diệu rừng xanh. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Tìm hiểu nội dung bài - Gọi HS đọc đoạn văn. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Hỏi : Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? (Sự có mặt của muôn thú làm cho cánh rừng trở nên sinh động, đầy những điều bất ngờ). b) Hướng dẫn viết từ khó - Cho HS tìm từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được (rào rào chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm,) c) Viết chính tả d) Soát lỗi và chấm bài - GV cho HS đổi vở soát lỗi, GV chấm 10 vở. - Nhận xét chung. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Hỏi : Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên ? (Các tiếng : khuya, truyền thuyết, xuyên, yên. - Các tiếng chứa yê có âm cuối dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ hai ở âm chính). Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét, suẩ sai. Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu. Xuân Quỳnh b) Lích cha lích chích vành khuyên. Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng. Bế kiến Quốc Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh. - Gọi HS nêu những hiểu biết về các loài chim trong tranh. Tranh 1 : chim yểng: loài chim cùng họ với sáo, lông đen, có thể bắt chước tiếng người. Tranh 2 : hải yến : loài chim biển, nhỏ, cùng họ với én, làm tổ bằng nước bọt ở vách đá cao, tổ dùng làm thức ăn quí. Tranh 3 : đỗ quyên : (chim cuốc) loài chim nhỏ, hơi giống gà, sống ở bụi, có tiếng kêu “cuốc, cuốc”, lủi trốn rất nhanh. 4. Củng cố dặn dò - Về nhà ghi nhớ cách đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ya / yê và chuẩn bị bài chính tả nhớ viết Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Nhận xét : - 2 HS lên bảng. - 2 HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc đoạn văn. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối - Cá nhân tiếp nối - Cá nhân, bảng con. - Lớp viết theo yêu cầu - HS đổi vở soát lỗi. - Cá nhân - Cá nhân, VBT - 1 HS lên bảng. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân, VBT - 1 HS lên bảng. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối - Lớp nhận xét, bổ sung. ? Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Tuần 9 Tiết 9 TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA ND:16.10.2008 TRÊN SÔNG ĐÀ (Nhớ - viết) I.MỤC TIÊU * Nhớ viết chính xác, đẹp bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. * Oân luyện cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n / l hoặc âm cuối n / ng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 2ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng tìm viết các từ có chứa vần uyên, uyêt. - Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng ? - Gv nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ. - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. - Hỏi : Bài thơ cho em biết điều gì ? (Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục đòng sông với sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên). b) Hướng dẫn viết từ khó - Cho HS tìm từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được c) Viết chính tả d) Soát lỗi và chấm bài - GV cho HS đổi vở soát lỗi, GV chấm 7 vở. - Nhận xét chung. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. Những từ ngữ có các tiếng chứa n / l ; n / ng la hét – nết na ; con la – quả na. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS thi tìm tiếp sức. - GV nhận xét. lẻ loi – nứt nẻ ; lo lắng – ăn no đất lở- bột nở ; lở loét – nở hoa. b) lan man – mang mác vần thơ – vầng trăng buôn làng – buông màn vươn tay – vương vấn. - Thi tìm nhanh : các từ láy có âm đầu l; các từ láy vần có âm cuối ng. - Lớp chia 2 đội tham gia trò chơi thi tìm tiếp sức. + la liệt, la lối, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lõng, lam lũ, lấp lánh, lung linh, + lang thang, loáng thoáng, thoang thoảng, văng vẳng, lõng bõng,lông bông, leng keng, 4. Củng cố dặn dò - Về nhà ghi nhớ những từ ngữ vừa tìm được và ôn tập chuẩn bị thi GKI. Nhận xét : - 2 HS lên bảng. - 2 HS trả lời : - Lớp nhận xét, bổ sung. - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS tự viết theo trí nhớ. - Cá nhân tiếp nối - Cá nhân tiếp nối - HS viết bà theo yêu cầu - HS đổi vở soát lỗi. - Cá nhân - Cá nhân, VBT - Cá nhân trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cá nhân - Nhóm - Nhóm tiếp nối trình bày. ? Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ Tiết 10 SOẠN Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docCT THANG 10 - 2007.doc