Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc42 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. - Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1,2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cáh kể 1 (kể theo trình tự thời gian); lời mở đầu đoạn 1,2 theo cách kể 2 (theo trình tự không gian) III- Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Tiết trước chúng ta học bài gì? - Một học sinh kể lại câu chuyện em đã kể trước lớp hôm trước. - Một học sinh trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Luyện tập phát triển câu chuyện b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài tập 1: - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Mời 1 học sinh giỏi làm mẫu, chuyển thể thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (hai dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. - GV nhận xét - Cho từng cặp học sinh đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ và tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - Cho 2-3 học sinh thi kể. - Cùng cả lớp nhận xét. Bài tập 2: - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài: + Trong bài tập 1 các em đã kể câu chuyện theo đúng trình tự thời gian: hai bạn Tin-tin và Mi-tin cùng nhau đi thăm công xưởng xanh, sau đó đi thăm tiếp khu vườn kì diệu. Việc xảy ra trước được kể trước, việc xảy ra sau kể sau. + Bài tập 2 yêu cầu các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại Tin-tin đến thăm khu vườn kì diệu, còn Mi-tin tới công xưởng xanh) - Cho từng cặp học sinh, suy nghĩ, tập kể lại theo trình tự không gian. - Cho 2-3 học sinh thi kể. - GV hướng dẫn HS nhận xét. Bài tập 3: - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1,2 (kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian) - Cho học sinh nhìn lên bảng phát biểu ý kiến. - Giáo viên nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Về trình tự sắp xếp các sự việc: có thể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại: kể đoạn Trong khu vườn kì diệu trước Trong công xưởng xanh. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi: *Theo cách kể 1 - Mở đầu- đoạn 1: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu- đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tyin-tin và Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu.. *Theo cách kể 2 - Mở đầu- đoạn 1: Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu - Mở đầu- đoạn 2: Trong khi Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu thì Tin-tin tìm đến công xưởng xanh. KNS: - Thể hiện sự tự tin. - Xác định giá trị. 3. Củng cố- Dặn dò: - Em hãy nêu cho thầy nội dung của bài. Về nhà viết lại những bài chưa đạt, chuẩn bị bài tiếp theo. - HS trả lời - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - 1 học sinh kể. * Văn bản kịch: - Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? - Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. * Chuyển thành lời kể: - Cách 1: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé đang mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. - Cách 2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi: - Cậu đang làm gì với đôi cánh màu xanh ấy? Em bé nói: - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. - Học sinh theo dõi bổ sung. - Từng cặp học sinh đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ và tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - 2-3 học sinh thi kể. - Cùng giáo viên nhận xét. - HS đọc yêu cầu. -HS lắng nghe. - Từng cặp học sinh, suy nghĩ, tập kể lại theo trình tự không gian. - 2-3 học sinh thi kể. - HS nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Học sinh nhìn lên bảng phát biểu ý kiến. - Học sinh theo dõi, bổ sung. Toán-Tiết : 40: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt I. Mục tiêu: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc trù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc bằng ê ke) - HS làm bài tập 1, 2 ( chọn 1 trong 3 ý). II.Đồ dùng dạy học: - SGK ,Vở , Bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho 2 học sinh lên bảng làm , lớp làm bảng con. - Tổng hai số là 25 số bé kém số lớn 7. Tìm hai số đó? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Giảng bài mới : 2.1.Giới thiệu bài:chúng ta đã học góc gì? Giờ học toán hôm nay các em sẽ làm quen với góc nhọn , góc tù , góc bẹt . Ghi bảng : Góc nhọn , góc tù , góc bẹt . 2.2.Giới thiệu với góc nhọn, góc tù, góc bẹt a.) Giới thiệu góc nhọn cho HS hiểu - GV vẽ gocù nhọn : đỉnh O, cạnh OA, OB A O B - Vẽ lên bảng một góc nhonï khác để HS quan sát rồi đọc P O Q - Cho HS nêu ví dụ thực tế về góc nhọn. - Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn và cho biết góc nhọn này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. b) Giới thiệu góc tù M O N c)Giới thiệu về góc bẹt C O D 2.3 Thực hành: Bài 1 : Cho học sinh yêu yêu cầu của bài -Yêu cầu HS sinh nhận biết được góc nào là góc nhọn, góc tù, góc vuông . Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn Bài 2 : ( chọn 1 trong 3 ý). -Cho học sinh yêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS nêu được hình tam giác nào là hình tam giác có 3 góc nhọn, hình tam giác nào có góc vuông, hình tam giác nào có góc tù .( HS có thể dùng ê ke để nhận biết các góc của hình tam giác có góc nhọn, góc vuông, góc tù. -Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn 3. Củng cố- Dặn dò: - Vừa rồi chúng ta học bài gì ? - Xem lại bài và hoàn thành các bài tập chưa làm xong .Chuẩn bị bài sau. - HS làm bài tập: số lớn là:( 25 + 7) : 2 = 16 Số bé là: 25 – 16 = 9 - Góc vuông. -HS đọc. -Góc nhọn đỉnh O , cạnh OP , OQ -Góc nhọn tạo bởi hai kim đồng hồ chỉ lúc 2 giờ, góc nhọn tạo bởi hai cạnh của một tam giác -HS dùng ê ke để đo góc nhọn và nêu góc nhọn bé hơn góc vuông. -Góc tù lớn hơn góc vuông. - HS quan sát trả lời. - Gọi 1 số HS lên bảng vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt. -Góc đỉnh A, cạnh AM, AN và góc đỉnh D, cạnh DV, DU là góc nhọn. - Góc đỉnh B, cạnh BP, BQ và góc đỉnh O cạnh OG, OH là các góc tù. - Góc đỉnh C, cạnh C I, CK là góc vuông. - Góc đỉnh E cạnh E X, EY là góc bẹt. -HS nhận xét bài làm của bạn -Nêu yêu cầu của bài - Hình tam giác có ba góc nhọn là hình tam giác ABC. - Hình tam giác có góc vuông là hình tam giác DEG. - Hình tam giác có góc tù là hình tam giác MNP. -HS nhận xét bài làm của bạn. - HS trả lời. - HS nghe và thực hiện. Hoạt động tập thể. Chuyên cần trong học tập An toàn giao thông: Bài 2. I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề “ Chuyên cần trong học tập” HS biết lựa chọn con đường an toàn khi đi đến trường 2.Thái độ : HS biết ích lợi của việc đi học chuyên cần. HS biết chấp hành luật giao thông II/ Chuẩn bị: 1.Giáo viên : Bảng thi đua tuần. 2.Học sinh : Sổ tay ghi chép. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs. 1. Ổn định: 2.Rút kinh nghiệm tuần qua: + Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá những ưu khuyết điểm trong tuần. -GV ghi bảng thành tích của từng tổ. -Nhận xét. -Giáo viên đề nghị các tổ bầu thi đua. -Khen thưởng tổ xuất sắc: 3. Sinh hoạt “Chuyên cần trong học tập” + Mục tiêu: HS biết ích lợi của việc đi học chuyên can - GV yêu cầu học sinh nêu ích lợi của việc đi học chuyên cần. 4. Sinh hoạt an toàn giao thông: Bài 2: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN. Mục tiêu: + HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông. + HS biết đọc các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. - GV giới thiệu tranh( SGK) -HS nhắc lại vạch kẻ đường. - GV giới thiệu cọc tiêu và tường bảo vệ.(SGK) - GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ rõ cách đi an toàn nhất - GV giáo dục HS chấp hành luật giao thông 5. Phát động thi đua tuần 9. -Giáo viên ghi nhận đề nghị lớp thực hiện tốt. + Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt. + Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch tuần 9 -Hát -Các tổ trưởng báo cáo + Chuyên cần: Đa số các bạn đi học chuyên cần, đúng giờ. Bạn Sơn nghỉ học 1 buổi, + Học tập: các bạn học bài, ôn bài nghiêm túc. Các bạn biết kể và ghi lại đoạn văn theo yêu cầu, nắm được trình tự của một cuộc họp và tổ chức cuộc họp. + Phong trào: lớp tích cực phong tràp làm việc thiện giúp đỡ bạn. -Lớp trưởng tổng kết. -Lớp trưởng thực hiện bình bầu thi đua. - HS lắng nghe -HS nhắc lại. -HS lắng nghe. - HS trình bày. -Nhắc nhở nhau thực hiện tốt an toàn giao thông. -Chuyên cần trong học tập -Tổ trưởng đăng ký thực hiện tốt kế hoạch tuần 9

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 8 nam 2013 2014.doc