Giáo án các môn Lớp 4 Tuần 3 Năm 2009-2010

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp, củng cố về cách dùng bảng thống kê.

 - Thành thạo khi đọc, viết về các số đến hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.

 - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng nh SGK trong bảng phụ, nội dung bài tập

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Lớp 4 Tuần 3 Năm 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn đến béo phì. Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2009 toán Tiết 13: Luyện tập. I. Mục tiêu: - Củng cố về cách đọc số, viết số đến lớp triệu và nắm được thứ tự các số. - Thành thạo khi biết nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập. ii. Đồ dùng dạy - học : - GV: Giáo án, SGK, kẻ sẵn nội dung bài tập 3,4,5 trong bài. - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. III. các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà. a.Số bé nhất trong các số sau là số nào? 197 234 578; 179 234 587; 197 432 578; 179 875 432 b. Số lớn nhất trong các số sau là số nào? 457 231 045; 457 213 045 457 031 245; 475 245 310 - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài - Ghi bảng. b. Hướng dẫn luyện tập: * Bài 1: - Y/c HS đọc và nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số. - GV nhận xét chung. * Bài 2: - Y/c HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở. GV cùng HS nhận xét và chữa bài. * Bài 3: - GV treo bảng số liệu lên bảng cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: (?) Bảng số liệu thống kê về nội dung gì? (?) Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê? (?) Nước nào có số dân đông nhất? Nước nào có số dân ít nhất? (?) Hãy sắp xếp các nước theo thứ tự tăng dần? - GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở. * Bài 4: Giới thiệu lớp tỉ. - Yêu cầu HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu? (?) Nếu đếm thêm như trên thì số tiếp teo 900 triệu là số nào? - GV nêu: số 1 000 triệu còn gọi là 1 tỉ - Viết là: 1 000 000 000. - Y/c HS đọc và viết các số còn thiếu vào bảng. - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng nhóm HS 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm BT/5 và (VBT) - 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. a. Là số : 179 234 587 b, Là số: 475 213 045 - HS ghi đầu bài vào vở - HS lần lượt đọc và nêu theo yêu cầu - HS theo dõi và nhắc giá trị của từng chữ số trong số đã cho. - HS viết số vào vở theo thứ tự. a. 5 760 342 c. 50 076 342 b. 5 706 342 d. 57 600 342 - HS chữa bài vào vở. - HS đọc bảng số liệu và trả lời câu hỏi: + Thống kê về DS một số nước vào tháng 12 năm 1999. - ấn Độ có số dân đông nhất, Lào có số dân ít nhất. - Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, ấn Độ - HS chữa bài vào vở HS đọc số + Là số 1 000 triệu. + HS nhắc lại và đếm , số đó có 9 chữ số 0. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS nhận xét, chữa bài. - Lắng nghe ` khoa học Tiết 6: Vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ I . Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể: - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều VTM, khoáng và xơ. - Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều VTM, chất khoáng và chất xơ. II. Đồ dùng dạy học - Tranh hình trang 14, 15 SGK. - Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 - Kiểm tra bài cũ: (?) Hãy kể tên một số thực phẩm chứa chất đạm có nguồn gốc động vật? (?) Hãy kể tên một số thực phẩm chứa chất béo? - Nhận xét, cho điểm. 2 - Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi bảng - Hoạt động 1: Trò chơi: Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều VTM, chất khoáng và chất xơ. *Mục tiêu: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều VTM, chất khoáng, chất xơ. + Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều VTM, chất khoáng và chất xơ. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Đánh giá, tuyên dương. - Nhận xét, sửa sai. * Hoạt động 2: Vai trò của VTM, chất khoáng và chất xơ. *Mục tiêu: Nêu được vai trò của VTM, chất khoáng, chất xơ và nước. (?) Kể tên một số VTM mà em biết. Nêu và trò của VTM đó? (?) Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa VTM đối với cơ thể? (?) Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò chủa chất khoáng đó? (?) Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể? * Rút ra kết luận: (SGK) (?) Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa chất xơ? (?) Hàng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tạo sao cần uống đủ nước? * Kết luận: (SGK) 3 - Củng cố, dặn dò: (?) Vi ta min có vai trò gì? - Nhận xét tiết học. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. -Gọi 2 HS lên bảng trả lời - Đọc tên bài học. - Hoàn thiện bảng ( thi thời gian 8 - 1 0’) -Nhận xét, bổ sung - Thảo luận nhóm đôi. - Vi ta min A, B, C, D, E... - VTM rất cần cho HĐ sống của cơ thể. - Nếu thiếu VTM cơ thể sẽ bị bệnh. - Sắt, Canxi… - Tham gia vào việc xây dựng cơ thể. - Thiếu sắt gây thiếu máu. - Thiếu Canxi ảnh hởng đến hoạt động của tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xơng ở người lớn. - Thiếu I ốt gây bướu cổ. + Cần ăn chất xơ để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. + Khoảng 2 lít nước. Nước giúp cho việc thải chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước. - Nêu bài học. Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009 toán Tiết 14 : Dãy số tự nhiên. I. Mục tiêu: - Nhận biết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên. - Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn. ii. Đồ dùng dạy - học : - GV : Giáo án, SGK, kẻ sẵn tia số như SGK lên bảng. - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng đọc số: + 234 007 159 + 673 105 600 - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài - Ghi bảng. b. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: - Yêu cầu HS nêu một vài số đã học. - GVnêu: a. Các số: 0; 1; 2; 3; 4.......;9 ;10 ;...; 100; ...; 1000; ..... là các số tự nhiên. (?) Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên : 0 ;1 ;2 ;3 ;4 ;5 ;6 ;7 ;8 ;9 ;10 ;..... - GV cho HS q/s các số tự nhiên trên tia số. (?) Điểm gốc của tia số ứng với số nào? (?) Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự như thế nào? (?) Cuối tia số có dấu hiệu gì? Thể hiện điều gì? - Yêu cầu HS vẽ tia số vào vở. c. G/thiệu một số đặc điểm của số tự nhiên : như SGK d.Thực hành : * Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu và tự làm vào vở. - GV nhận xét chung. * Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. * Bài 3: - GV y/c HS đọc đề bài rồi trả lời câu hỏi: (?) Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở. * Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đầu bài, sau đó làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm BT/4 và (VBT). Chuẩn bị bài sau: “Viết số tự nhiên trong hệ thập phân” - 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu - HS ghi đầu bài vào vở - HS nêu: 2, 5, 7, 1, 3, 9, 8, 4, ..,10, 16, 0, 17, 19 ... - HS theo dõi và nhắc lại ghi nhớ SGK 0 1 2 3 4 5 6 7 - ứng với số 0 - Theo thứ tự từ bé đến lớn. + Có mũi tên, thể hiện trên tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn. - HS vẽ tia số vào vở. - HS nhắc lại kết luận - HS ghi vào vở -HS nêu: Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số vào ô trống: - HS chữa bài vào vở - HS tự làm bài vào vở. - HS đọc yêu cầu của bài và trả lời câu hỏi. + Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. - HS làm bài theo nhóm 3 - cử đại diện lên trình bày bài của nhóm mình. - HS nhận xét, chữa bài. - HS làm bài vào vở: - Nhận xét - sửa sai. - Lắng nghe - Ghi nhớ Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009 Toán Tiết 15: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. I. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản) - Biết sử dụng 10 kí hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập. II. Đồ dùng dạy - học - GV: Giáo án, SGK, viết sẵn nội dung bài tập 1,3 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. III. các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò i. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng viết số tự nhiên + Viết dãy số tự nhiên bắt đầu từ số 10. + Viết dãy số tự nhiên bắt đầu từ số 201. - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài - Ghi bảng. b. Đặc điểm của hệ thập phân: - Yêu cầu HS làm bài : 10 đơn vị = ...chục 10 chục = ...trăm 10 trăm = .........nghìn ......nghìn = 1 chục nghìn 10 chục nghìn = ....trăm nghìn (?) Trong hệ thâp cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó? * KL: Đây chính là hệ thập phân. c. Cách viết số trong hệ thập phân : - Hớng dẫn HS viết số với các chữ số đã cho: 3 ;4 ;5 ;6 ;’7 ;8 ;9 -GV đọc cho HS viết khoảng 5-6 số - GV: Như vậy với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên. + Nêu giá trị của mỗi c/số trong từng số * Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. d. Thực hành: * Bài 1:- Cho HS đọc bài mẫu và tự làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra nhau. - GV nhận xét chung. * Bài 2:- Y/c HS đọc đề bài - tự làm bài vào vở - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. * Bài 3:- GV Yêu cầu HS nêu nội dung bài tập rồi tự làm bài. (?) Giá trị của chữ số 5 ntn trong mỗi số? - GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về xem lại các bài đã làm - 2 HS lên bảng làm viết dãy số tự nhiên + 10 ;11 ;12 ;13 ;14 ;15 ;16 ;17 ;18 ;... . + 201 ;202 ;203 ;204 ;205 ;206 ;207 .... - HS ghi đầu bài vào vở - HS làm bài theo yêu cầu. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn - Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - HS chữa bài vào vở. - HS tự viết số do mình chọn: 234 ;5698 ;74012 ... - HS viết số - HS nhắc lại. - HS tự nêu - HS nhắc lại - HS làm bài - HS làm bài vào vở. - HS chữa bài vào vở - HS nêu yêu cầu rồi tự làm bài + Giá trị của chữ số 5 phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số. - HS chữa bài vào vở. - Lắng nghe Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docGA Toan Cac Mon Lop 4 Tuan 3 20092010.doc
Giáo án liên quan