Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 3

I. MỤC TIÊU :

 - Giúp HS : Biết đọc , viết các số đến lớp triệu . Củng cố thêm về hàng và lớp . Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu .

 - Đọc , viết được các số đến lớp triệu ; dùng thành thạo bảng thống kê số liệu

 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng phụ hoặc tờ giấy to có kẻ sẵn các hàng , các lớp như ở phần đầu bài .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Triệu và lớp triệu .

 - Sửa các bài tập về nhà .

 3. Bài mới : (27) Triệu và lớp triệu (tt) .

 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

 b) Các hoạt động :

 

doc52 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thung lũng ) + Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? + Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn ? + Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? + Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây ? ( Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói , ) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp . Hoạt động 3 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về kinh tế , lễ hội của người dân ở Hoàng Liên Sơn . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời . - Tổng kết bài . Hoạt động nhóm . - Dựa vào mục 3 SGK , tranh , ảnh về chợ phiên , lễ hội , trang phục để trả lời các câu hỏi : + Nêu những hoạt động trong chợ phiên . + Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ ( hàng thổ cẩm , măng , mộc nhĩ , ) . Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này ? + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . + Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? + Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4 , 5 , 6 . - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc nhóm . - Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt , trang phục , lễ hội , của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn . - Các nhóm trao đổi tranh , ảnh cho nhau 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS biết tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số . 5. Dặn dò : (1’) - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . Ngày: Kĩ thuật (tiết 5) KHÂU THƯỜNG (tt) I. MỤC TIÊU : - Biết cách cầm vải , cầm kim , lên kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu , đường khâu thường . - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu . Rèn tính kiên trì , sự khéo léo của đôi tay . - Có ý thức an toàn trong lao động . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh quy trình khâu thường . - Mẫu khâu thường bằng len trên bìa , vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 x 30 cm . + Len hoặc sợi khác màu vải . + Kim khâu , thước , kéo , phấn vạch . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Khâu thường . - Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp . 3. Bài mới : (27’) Khâu thường (tt) . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích bài học . b) Các hoạt động : TG Hoạt động 1 : Thực hành khâu thường . MT : Giúp HS thực hiện được mũi khâu thường đúng kĩ thuật . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Nhận xét thao tác của HS . - Nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu . - Nêu thời gian và yêu cầu thực hành : Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu . - Quan sát , uốn nắn những thao tác chưa đúng . Hoạt động lớp , cá nhân . - Nhắc lại về kĩ thuật khâu thường . - Vài em lên bảng thực hiện thao tác . - Thực hành mũi khâu thường trên vải . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nêu tiêu chuẩn đánh giá : + Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải . + Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau , không bị dúm , thẳng theo đường vạch dấu . + Hoàn thành đúng thời gian quy định . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Hoạt động lớp . - Trưng bày sản phẩm . - Tự đánh giá sản phẩm . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức an toàn trong lao động . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành . - Dặn về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “ Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ” . Ngày: Ngày: Mĩ thuật (tiết 3) Vẽ tranh đề tài CÁC CON VẬT QUEN THUỘC I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình dáng , đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc . - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật , vẽ màu theo ý thích . - Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Tranh , ảnh một số con vật . - Hình gợi ý cách vẽ trong bộ ĐDDH . - Bài vẽ của HS các lớp trước . 2. Học sinh : - SGK . - Tranh , ảnh các con vật . - Vở Tập vẽ . - Bút chì , tẩy , màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Vẽ hoa lá . - Vài em nêu lại cách pha màu đã học bài trước . 3. Bài mới : (27’) Vẽ tranh đề tài : Các con vật quen thuộc . a) Giới thiệu bài : Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp với nội dung bài . b) Các hoạt động : TG Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài MT : Giúp HS chọn được nội dung đề tài cần thể hiện . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Cho xem tranh , ảnh đồng thời đặt các câu hỏi để HS trả lời . Hoạt động lớp . - Trả lời về : + Tên con vật . + Hình dáng , màu sắc con vật . + Đặc điểm nổi bật của con vật . + Các bộ phận chính của con vật . + Ngoài các con vật trong tranh , ảnh em còn biết những con vật nào nữa ? Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ? + Em sẽ vẽ con vật nào ? + Hãy miêu tả hình dáng , đặc điểm , màu sắc của con vật em định vẽ . Hoạt động 2 : Cách vẽ con vật . MT : Giúp HS nắm cách vẽ con vật . PP : Trực quan , giảng giải . - Dùng tranh , ảnh để gợi ý cách vẽ theo các bước : + Vẽ phác hình dáng chung . + Vẽ các bọ phận , các chi tiết cho rõ đặc điểm . + Sửa chữa , hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho đẹp . - Lưu ý : Để vẽ được bức tranh đẹp và sinh động về con vật , có thể vẽ thêm những hình ảnh khác như : mèo mẹ , mèo con , gà mẹ , gà con , cảnh vật như cây , nhà Hoạt động lớp . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS vẽ được con vật . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Yêu cầu HS : + Nhớ lại đặc điểm , hình dáng , màu sắc con vật định vẽ . + Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy . + Vẽ theo cách đã được hướng dẫn . + Có thể vẽ một hoặc nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật cho tranh tươi vui , sinh động . + Chú ý vẽ màu phù hợp , rõ nội dung . - Quan sát và gợi ý , hướng dẫn bổ sung cho từng em . Hoạt động cá nhân . - Vẽ vào vở . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và các bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét và gợi ý để HS nhận xét . - Lưu ý : + Nhận xét kĩ các bài vẽ con thiếu sót ; khen ngợi , động viên những bài vẽ tốt . + Gợi ý xếp loại các bài đã nhận xét . Hoạt động lớp . - Nhận xét về : + Cách chọn con vật . + Cách sắp xếp hình vẽ . + Hình dáng con vật . + Các hình ảnh phụ . + Cách vẽ màu . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi . 5. Dặn dò : (1’) - Quan sát các con vật trong cuọc sống hàng ngày , tìm ra đặc điểm về hình dáng , màu sắc của chúng . - Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc . Ngày: Aâm nhạc (tiết 3) Oân tập bài hát : EM YÊU HÒA BÌNH Bài tập cao độ và tiết tấu I. MỤC TIÊU : - Tiếp tục học hát bài “ Em yêu hòa bình ” và học Bài tập cao độ và tiết tấu . - Thuộc bài hát , tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa . Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu . - Giáo dục HS yêu hòa bình ; yêu quê hương , đất nước . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nghiên cứu một vài động tác phụ họa phù hợp với bài hát . - Bảng phụ chép sẵn Bài tập cao độ , bài tập tiết tấu . - Nhạc cụ quen dùng . 2. Học sinh : - Một số nhặc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Em yêu hòa bình . - Cả lớp hát lại bài “ Em yêu hòa bình ” . 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Em yêu hòa bình – Bài tập cao độ và tiết tấu . a) Giới thiệu bài : - Nêu yêu cầu tiết học . b) Các hoạt động : TG Hoạt động 1 : Hướng dẫn hát kết hợp với động tác phụ họa . MT : Giúp HS hát thuộc bài hát kết hợp với các động tác phụ họa . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Chia lớp làm đôi , một nửa lớp hát , một nửa lớp gõ đệm theo tiết tấu lời ca . - Hướng dẫn hát kết hợp với các động tác phụ họa . Hoạt động lớp . Hoạt động 2 : Làm quen với bài tập nhạc MT : Giúp HS đọc được các bài tập nhạc. PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Giới thiệu cho HS nhận biết các nốt DO , MI , SOL , LA trên khuông nhạc . - Hướng dẫn gõ bằng thanh phách hoặc vỗ tay theo Bài tập tiết tấu trong SGK . - Gọi HS nói tên nốt , GV đọc mẫu , HS đọc theo , ngón tay gõ theo phách . Hoạt động lớp . - Tập đọc đúng cao độ . - Thực hiện bài “Luyện tập cao độ” SGK 4. Củng cố : (3’) - Hát lại bài “ Em yêu hòa bình ” , vỗ tay hoặc nhún chân chuyển động theo nhịp . 5. Dặn dò : (1’) - Oân lại bài hát ở nhà . CHỈNH SỬA BỔ SUNG :

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 3(3).doc
Giáo án liên quan