Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học B Xuân Phú - Tuần 8

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các CH 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài )

- HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ;trả lời được CH 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc40 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học B Xuân Phú - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ? - GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời. * GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan: (Xem SGV) * Hoạt động cả lớp : - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột - GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN ? các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột? - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột) ? Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì? - Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ? - GV nhận xét, kết luận. 2/Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ: * Hoạt động cá nhân : - Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau : ? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. ? Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? ? Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ? ? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ? - GV gọi HS trả lời câu hỏi - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiên câu trả lời 4. Củng cố, dặn dò : - Gọi vài HS đọc bài học trong khung ? Kể tên các loại cây trồng và con vật chính ở Tây Nguyên ? - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài này phần tiếp theo. - Nhận xét tiết học. - HS hát - HS trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm. + Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè Chúng thuộc loại cây công nghiệp . + Cây cà phê được trồng nhiều nhất. + Vì phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất đỏ ba dan. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát tranh, ảnh và hình 2 trong SGK. - HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ. + Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. - HS xem sản phẩm. + Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. + Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây. - HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi: + Trâu, bò, voi. + Bò được nuôi nhiều nhất. + Vì Tây Nguyên có đồng cỏ xanh tốt. + Voi được nuôi để chuyên chở hàng hóa. - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS đọc bài học và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. - HS cả lớp. ________________________________________ KHOA HọC ĂN UốNG KHI Bị BệNH I. MụC TIÊU: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. II. Đồ DùNG DạY- HọC: - Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). - Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước. - Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận. - Phiếu ghi sẵn các tình huống. III. HOạT ĐộNG DạY- HọC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định: 2. Bài cũ: 1) Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh? 2) Khi bị bệnh cần phải làm gì? - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh. ũ Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. ũ Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và TLCH: 1) Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ? 2) Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ? 3) Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ? 4) Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ? 5) Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ? - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo cho mỗi HS điều tham gia thảo luận. - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy. ũ Mục tiêu: -Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy. - HS biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối. ũ Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. - Yêu cầu HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị. - Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát. * Kết luận: (Xem SGV) * Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. ũ Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. ũ Cách tiến hành: - GV tiến hành cho HS thi đóng vai. - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai. - GV gọi các nhóm lên thi diễn. - GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất. 3. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1) Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa uqả, đậu nành. 2) Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn. 3) Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày. 4) Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. 5) Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối. - HS nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc. - Tiến hành thực hành nhóm. - Nhận đồ dùng học tập và thực hành. - 3 đến 6 nhóm lên trình bày. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - Tiến hành trò chơi. - Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn. - HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp. - HS cả lớp. ____________________________________________ Kĩ THUậT KHÂU ĐộT THƯA ( tiết 1 ) I. MụC TIÊU: - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.(HS khéo tay khâu được các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm). II. Đồ DùNG DạY HọC: - Tranh quy trình khâu mũi đột thưa. - Hộp đồ dùng kĩ thuật. III. HOạT ĐộNG DạY - HọC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Khâu đột thưa. b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi : ? Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu. ? So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường. - Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa. - GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ). * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV treo tranh quy trình khâu đột thưa. - Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. - Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa. - Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa. ? Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm ? Từ cách khâu trên, em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa. - GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len. - GV và HS quan sát, nhận xét. - Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu. * GV cần lưu ý những điểm sau: + Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái. + Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, + Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá. + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - GV kết luận hoạt động 2. - Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 3. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS quan sát. - HS trả lời. - HS đọc phần ghi nhớ mục 2. - Cả lớp quan sát. - HS nêu. - Lớp nhận xét. - HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi. - HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác. - HS nêu. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc. - HS tập khâu. - HS cả lớp. ________________________________________________________________ Xuân Phú, ngàytháng..năm 2010 BGH nhận xét, kí duyệt .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an buoi 1 tuan 8.doc
Giáo án liên quan