Giáo án các môn khối 4 - Tuần 3

I- Mục tiêu

- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh.

- Hiểu tình cảm người viết thư: thương bạn.Nắm tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.

- Biết tôn trọng và biết cách xưng hô phù hợp với người nhận thư.

II- Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ bài đọc.

- Bảng phụ chép câu cần hướng dẫn luyện đọc.

III- Các hoạt động dạy- học

 

doc18 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy học Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về lễ hội sinh hoạt II. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ - Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào? - Nhận xét, cho điểm. 2 - Dạy bài mới a. Giới thiệu bài:Nêu MĐ- YC b. Nội dung bài: a. Hoàng Liên Sơn, nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người: - Học sinh trả lời. * HĐ1: Làm việc cá nhân: + Bước 1: GV nêu câu hỏi: - Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? - Kể tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? - Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao? - Người dân ở những núi cao thường đi lại bằng những phương tiện gì? Vì sao? HS: Dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 trong SGK trả lời câu hỏi: + Bước 2: HS: Trình bày kết quả trước lớp. - GV sửa chữa. bổ sung. b. Bản làng với nhà sàn: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. + Bước 1: GV đưa câu hỏi cho các nhóm thảo luận. HS: Dựa vào mục 2 SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - Bản làng thường nằm ở dâu? - Bản làng có nhiều nhà hay ít? - Vì sao 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? - Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? - Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? + Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - GV sửa chữa, bổ sung. c. Chợ phiên, lễ hội, trang phục. * HĐ3: Làm việc nhóm. + Bước 1: Dựa vào mục 3 và tranh ảnh để trả lời câu hỏi: - Nêu những hoạt động trong chợ phiên? - Kể tên 1 số hàng hoá bán ở chợ? - Kể tên 1 số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? - Lễ hội được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì? - Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc H4, 5, 6? + Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời. 3) Củng cố – dặn dò - GV cùng HS nêu những đặc điểm chủ yếu của nội dung bài học. - Các nhóm có thể trao đổi tranh ảnh cho nhau xem. - Nhận xét giờ học. -------------------------*&*------------------------- Luyện từ và câu TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I - Mục tiêu - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu. Tiếng có thể có nghĩa hoặc không nhưng từ bao giờ cũng có nghĩa. - Phân biệt được từ đơn, từ phức. - Bước đầu làm quen với từ điển. II - Đồ dùng dạy- học Bảng phụ chép nội dung ghi nhớ.Phiếu học tập.Từ điển Tiếng Việt. III - Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định 1- Kiểm tra bài cũ 2- Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC b. Nội dung bài * Phần nhận xét - GV chia nhóm học sinh.Phát phiếu - Hoạt động cả lớp - Từ chỉ dùng 1 tiếng( từ đơn) - Từ gồm bhiều tiếng( từ phức) - Tiếng dùng để làm gì? - Từ dùng để làm gì? *.Phần ghi nhớ: - GV treo bảng phụ - Giải thích thêm nội dung *.Phần luyện tập + Bài tập 1 - GV nhận xét chốt ý đúng + Bài tập 2 GV đưa ra quyển từ điển Tiếng Việt Hướng dẫn tra từ điển + Bài tập 3 - Tổ chức cho HS tìm từ rồi đặt câu với từ đó - GV ghi nhanh 1- 2 câu, nhận xét - Hát - 1 em nhắc lại ghi nhớ tiết trước - 1 em làm bài tập 1. - Nghe giới thiệu- mở sách. - 1 em đọc yêu cầu - Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu. - Đại diện nhóm nêu kết quả Nhờ, bạn, lại, có, Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến, - 1- 2 em nêu - 2 em nêu - 1 em đọc ghi nhớ SGK - Lớp đọc thuộc. Nghe - 1 em đọc yêu cầu. - Trao đổi cặp.Làm bài vào giấy - Lần lượt các cặp trình bày kết quả - 1 em đọc yêu cầu - HS quan sát - Lần lượt vài em tập tra từ điển, đọc to nội dung. - 1 em đọc yêu cầu và câu mẫu. - Lần lượt nhiều em thực hiện theo yêu cầu. - Lớp nhận xét 3) Củng cố - Dặn dò - Hệ thống bài và nhận xét giờ học - Tập kể lại chuyện và học thuộc ghi nhớ --------------------------*&*----------------------- Thứ sáu, ngày .. tháng 9 năm 2011 Toán TIẾT 15 : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I - Mục tiêu - Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về : Đặc điểm của hệ thập phân Sử dụng 10 kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân . - Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể . - Tự giác học và làm bài. II - Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III - Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: 1) Kiểm tra bài cũ: Dãy số tự nhiên GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 2) Dạy bài mới: a) Giới thiệu: b) Nội dung bài: * Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = . Chục 10 chục = .. trăm .. trăm = .. 1 nghìn Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?) GV chốt GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại) Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số? GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: GV đọc số, HS viết số rồi nêu số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy chục, mấy đơn vị. Bài tập 2: Cho HS làm theo mẫu. Bài tập 3: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng - Học sinh làm bài HS làm bài tập Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Vài HS nhắc lại 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. HS nêu ví dụ Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS nêu lại mẫu HS làm bài HS sửa - Học sinh làm bài. 3) Củng cố - Dặn dò - Thế nào là hệ thập phân?Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi? . Chuẩn bị bài sau Tập làm văn VIẾT THƯ I - Mục tiêu - HS nắm chắc mục đích việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường một bức thư. - Biết vận dụng kiến thức viết thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. - Biết xưng hô phù hợp khi viết thư. II - Đồ dùng dạy- học Bảng phụ chép đề văn III - Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Tổ chức: 1- Kiểm tra bài cũ 2- Dạy bài mới a . Giới thiệu bài:SGV(93) b. Nội dung bài : * Phần nhận xét - GV nêu câu hỏi + Lương viết thư cho bạn Hồng làm gì? + Người ta viết thư để làm gì? + 1 bức thư cần có nội dung gì? + Qua bức thư đã đọc em có nhận xét gì? * .Phần ghi nhớ * .Phần luyện tập a)Tìm hiểu đề - GV gạch chân từ ngữ trọng trong đề. - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? - Mục đích viết thư làm gì? - Cần xưng hô như thế nào? Thăm hỏi bạn những gì? - Kể cho bạn những gì về trường lớp mình? - Cuối thư chúc bạn, hứa hẹn điều gì? b)Thực hành viết thư - Yêu cầu h/s viết nháp những ý chính - Khuyến khích h/s viết chân thực, tình cảm - GV nhận xét, chấm 3-5 bài - Hát - Nghe giới thiệu, mở sách - 1 h/s đọc bài: Thư thăm bạn - Lớp trả lời câu hỏi - Để chia buồn cùng bạn Hồng. - Để thăm hỏi, thông báo tin tức +Nêu lý do và mục đích viết thư +Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. +Thông báo tình hình, bày tỏ tình cảm - Mở đầu và kết thúc bức thư: +Đầu thư ghi địa điểm, thời gian, xưng hô. +Cuối thư: Ghi lời chúc, hứa hẹn,chữ kí,tên - 3 em đọc SGK.Lớp đọc thầm. - 1 h/s đọc đề bài, lớp đọc thầm, xác định yêu cầu của đề. - 1 bạn ở trường khác. Hỏi thăm và kể cho bạn về trường lớp mình. - Bạn, cậu, mình,,Sức khoẻ, học hành, gia đình, sở thích - Tình hình học tập,sinh hoạt,cô giáo,bạn bè. - Sức khoẻ, học giỏi Trình bày miệng(2 em) Cả lớp viết thư vào vở.1 em đọc 3 Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học và biểu dương những em có bài hay - Em nào chưa viết xong về nhà viết tiếp -----------------------*&*-------------------- Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT I - Mục tiêu 1.Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Nhân hậu- Đoàn kết 2.Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ đó. 3. Học sinh yêu thích môn học, tự giác làm bài. II - Đồ dùng dạy- học - Từ điển Tiếng Việt - Bảng phụ chép sẵn bảng từ của bài tập 2, bài tập 4. III- Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *- ổn định 1- Kiểm tra bài cũ 2 - Dạy bài mới a .Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC b. Nội dung bài : Hướng dẫn làm bài tập + Bài tập 1 - GV hướng dẫn tìm từ trong từ điển - GV ghi nhanh lên bảng - Nhận xét, chốt ý đúng - GV giải nghĩa nhanh các từ + Bài tập 2 - GV treo bảng phụ - GVnhận xét + Bài tập 3 - GV chốt lời giải đúng + Bài tập 4 - Em hiểu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ như thế nào? - GV nhận xét - Treo bảng phụ, nội dung như SGV(92) - Hát - 2em nêu ghi nhớ bài trước - 1em nêu ví dụ - Nghe giới thiệu, mở sách - 1em đọc yêu cầu, đọc cả mẫu. - H/s làm bài cá nhân - Vài em đọc các từ tìm được. - Lớp nhận xét - 1em đọc yêu cầu,lớp đọc thầm. - Lớp chia nhóm làm bài.1em làm bảng phụ - Vài em đọc bài làm đúng trên bảng phụ - Nêu nhận xét - 1em đọc yêu cầu,trao đổi cặp , làm bài trên phiếu, vài em nêu kết quả. - Học sinh làm bài đúng vào vở. - 1em đọc bài . - Lớp đọc thầm yêu cầu. - Lần lượt nhiều em nêu ý kiến - Lớp làm bài cá nhân vào nháp - Lần lượt nhiều em đọc 3) Củng cố - dặn dò - Hệ thống củng cố nội dung bài học - Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc