Giáo án các môn khối 4 - Tuần 27

I.Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập 1 số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.

- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.

 * Trọng tâm: Luyện tập về phân số.

II. Đồ dùng dạy học:

iii. Các hoạt động dạy - học:

A. Tổ chức: Hát. Sĩ số. ( 3 )

B. Kiểm tra bài cũ: ( 4 )

 - Kiểm tra vở bài tập của HS.

 

doc30 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột cây ở trường gắn với nhiều kỷ niệm của em. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. + Đề 2: Hãy tả 1 cái cây do chính tay em vun trồng. Chú ý kết bài theo cách mở rộng. + Đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. 3. Học sinh suy nghĩ làm bài vào giấy hoặc vở. 4. GV thu bài chấm. D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét giờ kiểm tra. - Về nhà tập viết lại bài. Thể dục Tiết 54: Môn thể thao tự chọn Trò chơi: Dẫn bóng I. Mục tiêu: - Học 1 số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc 1 số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách chơi và thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi “Dẫn bóng” yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. - Giáo dục lòng say mê thể thao. * Trọng tâm: Tự chọn và tập đúng môn thể thao yêu thích. II. Đồ dùng dạy học: Dây, bóng. III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: ( 10’ ) - GV tập chung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - HS giậm chân tại chỗ, vỗ tay, hát và xoay các khớp chân, tay, đầu gối * Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung. - HS tự ôn theo tổ, nhóm. * Ôn nhảy dây: - HS nhảy dây cá nhân. 2. Phần cơ bản: ( 20’ ) a. Môn tự chọn: * Đá cầu: - GV làm mẫu cho HS quan sát. - HS tập tâng cầu bằng đùi. - Chia tổ tập theo tổ. - Mỗi tổ cử 1 - 2 HS thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. * Ném bóng: - GV nêu tên động tác, kết hợp làm mẫu từng động tác. - HS tung bóng từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng . - Tập nhiều lần. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, sau đó hướng dẫn cách chơi và luật chơi. HS: Cả lớp chơi. 3. Phần kết thúc: ( 5’ ) - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Đi đều từ 2 - 4 hàng dọc, hát vỗ tay. - Tập 1 số động tác hồi tĩnh. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. địa lý Tiết 27: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiết 1) I. Mục tiêu: - Học xong bài này HS hiểu được dân tộc nào là dân tộc chủ yếu ở duyên hải miền Trung. - Trình bày 1 số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của 1 số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. * Trọng tâm: Nắm đặc điểm của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ dân cư Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: A. Tổ chức: Hát ( 2’ ) B. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) Gọi HS nêu đặc điểm khí hậu của dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Nhận xét + ghi điểm. C. Dạy bài mới: ( 28’ ) 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Dân cư tập trung khá đông đúc: * Hoạt động 1: Làm việccả lớp hoặc từng cặp HS: - GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, chỉ trên bản đồ bằng các ký hiệu hình tròn thưa hay dày. - Cả lớp nghe và so sánh, nhận xét ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. - Nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng. - GV yêu cầu HS quan sát H1, H2 và trả lời câu hỏi 1. HS quan sát H1, H2 và nêu nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh. - Nêu nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh? - mặc áo dài, cổ cao. b. Hoạt động sản xuất của người dân: * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV giao nhiệm vụ cho HS. - 1 số em đọc ghi chú các ảnh từ H3 đến H8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát. - Kết quả HS phải ghi được là: + Trồng trọt: Trồng lúa, mía + Chăn nuôi: Gia súc (bò) + Nuôi, đánh bắt thủy sản: Đánh bắt cá, nuôi tôm. + Ngành khác: Làm muối. - 2 em đọc lại các kết quả. - GV yêu cầu HS đọc bảng tên hoạt động sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất. - 4 nhóm lên trình bày, ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của nội dung trong vùng. - Một số HS đọc lại kết quả và nhận xét. - GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ ) - Khái quát nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2009. Toán Tiết 135: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kỹ năng: + Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học. + Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi. + Giáo dục ý thức luyện tập tốt. * Trọng tâm: Nắm chắc đặc điểm và cách tính diện tích một số hình đã học. II. Các hoạt động dạy - học: A. Tổ chức: Hát. Sĩ số ( 3’ ) B. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) Gọi HS nêu cách tính diện tích hình thoi. C. Dạy bài mới: ( 28’ ) 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ của hình chữ nhật của ABCD lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật để làm. - 1 - 2 HS đứng tại chỗ trả lời miệng. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Đ b. Đ c. Đ d. S + Bài 2: Tư ơng tự như bài 1. - HS quan sát hình đối chiếu các câu hỏi để trả lời hoặc làm vào vở. + Bài 3: - Cho HS lần lượt tính diện tích của từng hình. - So sánh số đo diện tích của từng hình và chọn số đo lớn nhất. - Kết luận: Hình vuông có diện tích lớn nhất. + Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài. 1 em lên bảng tóm tắt và giải. Lớp làm vào vở. Bài giải: Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 - 18 = 10 (m) Diện tích hình chữ nhật là: 18 x 10 = 180 (m2) Đáp số: 180m2. - GV chữa bài, chấm bài cho HS. D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm vở bài tập. Luyện từ và câu Tiết 54: Cách đặt câu khiến I. Mục tiêu: - HS nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau. - Rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu. - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ chính xác. * Trọng tâm : HS hiểu và đặt được câu khiến. II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ, băng giấy . III. Các hoạt động dạy - học: A. Tổ chức: Hát ( 2’ ) B. Kiểm tra: ( 4’ ) Một HS nêu nội dung cần ghi nhớ giờ trước. B. Dạy bài mới: ( 28’ ) 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn đặt câu khiến: a. Phần nhận xét: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể thành câu khiến theo 4 cách như SGK. - Cả lớp làm bài vào vở. - 3 - 4 HS lên bảng làm vào giấy. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV). b. Phần ghi nhớ: - 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ. c. Phần luyện tập: + Bài 1: - 1 em đọc nội dung bài. - Cả lớp suy nghĩ làm bài. - Nối tiếp nhau đọc kết quả. - GV nhận xét, cho điểm những em đặt đúng. Câu kể: Câu khiến Nam đi học. - Nam đi học đi! - Nam phải đi học! - Nam hãy đi học đi! - Nam đi học nào! + Bài 2: Tương tự bài 1. - HS đọc yêu cầu và tự làm bài. - 1 số HS làm vào giấy sau đó lên dán trên bảng. - GV và cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng. a. Với bạn: - Ngân ơi cho tớ mượn cái bút nào! - Tớ mượn cậu cái bút nhé!... b. Với bố của bạn: - Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! - Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! c. Với một chú: - Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ! - Xin chú chỉ cho cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ! + Bài 3, 4: Tương tự như trên. - GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. D. Củng cố - dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tập làm văn Tiết 54: Trả bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nhận đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy cô chỉ rõ. - Biết tham gia chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả - Nhận được cái hay của bài được thầy cô khen. - Giáo dục các em ý thức bảo vệ cây cối. * Trọng tâm: Rút kinh nghiệm các lỗi trong bài viết miêu tả cây cối. II. Đồ dùng dạy hoc : Bảng, phấn màu, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A.Tổ chức: Hát ( 2’ ) B. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - Gọi HS đọc lại đề bài . C . Dạy bài mới : ( 28’ ) 1. Giới thiệu bài: 2. Nhận xét bài viết: a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp: *GV viết đề bài đã kiểm tra lên bảng. - 1 - 2 em đọc lại đề bài. - GV nêu những ưu điểm chính: + Xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý diễn đạt. - Những thiếu xót hạn chế: + Viết chữ xấu, sai nhiều lỗi câu quá dài *Thông báo điểm số cụ thể và trả bài cho HS. - Cả lớp nghe GV nhận xét. b. Hướng dẫn HS chữa bài: - Hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi: + GV phát phiếu học tập cho từng HS. - HS đọc lời phê của cô, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi. + GV theo dõi kiểm tra HS làm việc. - Đổi bài cho bạn để soát lỗi. - Hướng dẫn chữa lỗi định chữa lên bảng. - 1 - 2 em lần lượt lên chữa từng lỗi. - Cả lớp tự sửa trên nháp. + GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu. - Trao đổi về bài chữa trên bảng. - Chép vào vở. c. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay. - GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của HS hoặc sưu tầm được. - HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay. - Viết lại đoạn văn, bài văn của mình theo cách hay hơn. D. Củng cố , dặn dò: ( 4’) - GV khen ngợi những em làm tốt. - Nhận xét giờ học, - Yêu cầu về nhà đọc lại các bài học thuộc lòng để chuẩn bị kiểm tra. hoạt động tập thể Tiết 27: Nhận xét tuần. I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu, nhược điểm của mình trong tuần để có hướng sửa chữa. - Nắm được phương hướng tuần sau. II. Nội dung: A. GV nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của HS trong tuần: a. Ưu điểm: - Nhìn chung các em đã có nhiều tiến bộ trong học tập, trong lớp chú ý nghe giảng. Có ý thức làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà. Chữ viết có nhiều tiến bộ. b. Nhược điểm: - Một số hay nghỉ học như: Thu - Vẫn còn hiện tượng nói tục trong giờ ra chơi. - Vệ sinh cá nhân chưa sạch. B. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm sẵn có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại. - Phấn đấu vươn lên trong học tập để làm bài kiểm tra tốt.

File đính kèm:

  • doctuan 27.doc
Giáo án liên quan