Giáo án các môn khối 4 - Tuần 25

1.Kiểm tra bài cũ:

*MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.

- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.

- GV nhận xét, ghi điểm.

2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.

HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua cách tính diện tích hình chữ nhật

*MT: HS biết ý nghĩa phép nhân hai phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật

*PP: Đàm thoại.

*ĐD: Bảng lớp. - GV đưa ra ví dụ: Tính diện tích căn phòng hình chữ nhật. Biết căn phòng có chiều dài m và chiều rộng m.

- 1 em đọc ví dụ - Cả lớp đọc thầm.

- GV hỏi:

+Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?

+ Hãy nêu phép tính để tính diện tích của hình chữ nhật trên.

GV ghi bảng phép tính:

GV hướng dẫn HS cách tìm kết quả qua đồ dùng trực quan: Diện tích hình chữ nhật bằng m2

GV cho HS quan sát trên hình để phân tích rồi đi đến kết luận: Khi muốn nhân hai phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

 

doc20 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, ai làm chưa xong, về nhà tiếp tục hoàn chỉnh. Khoa học: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước. - HS trả lời câu hỏi: + Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt được khoẻ? - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt *MT: HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng, lạnh. *PP: Động não, toàn lớp *ĐD: Hình ở trong SGK trang 100. GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày. HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp. HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100/ SGK. GV gọi một vài HS trình bày GV cho HS biết: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức đọ nóng, lạnh của các vật GV yêu cầu HS tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt đọ bằng nhau, vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia... HĐ2: thực hành sử dụng nhiệt kế *MT: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản *PP: Thực hành, trình bày *ĐD: Nhiệt kế, nước sôi, nước đá, cốc đựng nước Bước 1: GV giới thiệu và mô tả sơ lược về 2 loại nhiệt kế. Sau đó gọi 1 em lên thực hành đo nhiệt kế. - GV lưu ý: Khi đọc , cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế. Bước 2: HS thực hành đo nhiệt độ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS các nhóm HS thực hành theo nhóm: + Sử dụng nhiệt kế ( dùng loại nhiệt kế thí nghiệm có thể đo nhiệt độ tới 100oC ) đo nhiệt độ của các cốc nước; sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. + GV theo dõi, giúp đỡ Các nhóm báo cáo kết quả, bổ sung GV kết luận: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy cũng có trường hợp cảm giác làm cho ta bị nhầm lẫn. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế. HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS Chuẩn bị tiết sau Nóng, lạnh và nhiệt độ Luyện Tiếng Việt: MIÊU TẢ CÂY CỐI Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS. - Vài em nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối - GV nhận xét và chốt lại. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Tìm hiểu đề *MT: HS nắm được mục tiêu của đề bài và chọn được cây mình miêu tả. *PP: Đàm thoại *ĐD: Bảng lớp, quan sát trước một cây ăn quả mà em yêu thích - GV ghi đề bài lên bảng Đề bài: Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả. Hãy tả lại một cây mà em yêu thích nhất. Vài em đọc đề bài GV hỏi HS: + Đề bài yêu cầu tả cây gì? GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. HS nối tiếp nhau nêu cây ăn quả mình quan sát được và định tả Vài em nói trình tự mình đã quan sát HĐ2: Làm việc cá nhân *MT:HS viết được dàn ý cây mà mình quan sát được *PP: Cá nhân *ĐD: Vở GV yêu cầu HS: + Ghi những gì mình quan sát được ra nháp. + Sắp xếp các ý trên thành dàn ý theo bố cục của bài văn GV theo dõi, hướng dẫn Vài em trình bày trước lớp Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung HS viết vào vở thành bài HĐ3: Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. GV dặn em nào chưa xong thì tiếp tục hoàn thành bài ở nhà Toán: PHÉP CHIA PHÂN SỐ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS. - GV chấm, chữa bài tập ở nhà của HS. - GV theo dõi, chấm, chữa. Nhận xét. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia phân số *MT:HS biết cách thực hiên phép chia phân số *PP: Đàm thoại, thực hành. *ĐD: Bảng lớp GV nêu bài toán: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng làm. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó. 1 em nêu lại bài toán GV hỏi HS: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Khi đã biết diện tích và chiều rộng của hình chữ nhật, muốn tính chiều dài của chúng ta làm như thế nào? + Hãy đọc phép tính để tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD? GV yêu cầu HS thực hiện phép tính, trình bày GV hướng dẫn các em thực hiện tính: : = = = - GV hỏi HS: + Vậy chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét? + Hãy nêu lại cách thực hiện phép chia cho phân số. HĐ2: Luyện tập - thực hành *MT:HS biết vận dụng cách thực hiên phép chia phân số để làm tính và giải toán. *PP: Thực hành. *ĐD: SGK, vở HS làm lần lượt các bài tập 1; 3; 4. GV theo dõi, chấm, chữa *Lưu ý: Bài 4 Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật đó là: : = (m) Đáp số: m HĐ2. Củng cố - Dặn dò: *MT: Củng cố nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà làm phần bài tập ở nhà. Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra bài đã học. - GV gọi 2 hs làm lại bài tập 3 của tiết Tập làm văn trước ( Luyện tập tóm tắt tin tức ) 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và ghi đề. HĐ1: Bài tập 1 *MT: HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. *PP: Thực hành, toàn lớp, cá nhân *ĐD: Vở bài tập 1 em đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung. HS phát biểu ý kiến. GV kết luận: Điểm khác nhau của 2 cách mở bài: + Cách 1: Mở bài trực tiếp - Giới thiệu ngay cây hoa cần tả. + Cách 2: Mở bài gián tiếp – Nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. HĐ2: Bài tập 2, 3, 4 *MT: HS vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối *PP: Thực hành. *ĐDổiTanh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát, làm bài tập 2. Bảng phụ viết dàn ý quan sát ( BT3 ) * Bài tập 2 : - GV nêu yêu cầu của đề và nhắc HS: + Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. + Đoạn mở bài kiểu gián tiếp có thể chỉ 2- 3 câu, không nhất thiết phải viết thật dài. - HS viết đoạn văn, tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình. - GV nhận xét và chấm điểm cho những em có đoạn mở bài hay. * Bài tập 3, 4: - HS đọc yêu cầu bài tập 3, 4. - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS - GV đính tranh ảnh một số cây lên bảng - HS suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh - HS tiếp nối nhau phát biểu - GV nhận xét, góp ý. - HS dựa vào các ý quan sát được để viết đoạn mở bài cho bài tập 4 sau đó đọc trước lớp. HĐ3. Củng cố - Dặn dò *MT: Củng cố tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Địa lí: ÔN TẬP CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước. - HS trả lời câu hỏi: + Hãy nêu hiểu biết cua em về thành phố Cần Thơ - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Làm việc cả lớp *MT: HS chỉ được vị trí Đồng bằng Bắc Bộ, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, Sông Tiền, Sông Hậu, sông Đồng Nai rên bản đồ Việt Nam *PP: Thực hành *ĐD:Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. GV treo Bản đồ trống, bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam lên bảng. HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh và điền các địa danh có ở câu hỏi 1 trong SGK vào lược đồ trống treo tường. HĐ2: Làm việc theo nhóm *MT: HS so sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa hai đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ *PP: Đàm thoại, thảo luận. *ĐD: Phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê, SGK. Bước 1: GV chia nhóm 4 HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ vào phiếu học tập theo câu hỏi 2 trong SGK: Nêu sự khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Bước 2: Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp. GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thưc vào bảng HĐ3: Làm việc cá nhân *MT: HS chỉ được trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu tên vài đặc điểm tiêu biểu của thành phố này. *PPấyC nhân, trình bày. *ĐD: SGK 1 em đọc nội dung câu hỏi 3 trong SGK HS phát biểu ý kiến trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời đúng *Các câu có nội dung đúng là: b) Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất nước ta. d) Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: *MT: Củng cố tiết học - Vài em đọc nội dung tóm tắt ở SGK. - GV nhận xét tiết học. SINH HOẠT ĐỘI Các hoạt động Hoạt động cụ thể HĐ1.Đánh giá hoạt động tuần 25 *MT: Đánh giá hoạt động, tổng kết điểm thi đua của tuần 25 *PP: Kiểm tra, đánh giá - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. - Tổ trưởng lên thông báo điểm của từng thành viên trong tổ. - Lớp trưởng tổng kết điểm của 3 tổ xem 3 bạn nào có số điểm cao nhất để biểu dương - GV biểu dương cả lớp có ý thức tham gia tốt công tác kế hoạch nhỏ của Đội đề ra. HĐ2.Kế hoạch hoạt động tuần 26 *MT: -HS đề ra được kế hoạch hoạt động và giải pháp cho tuần 25 *PP: Toàn lớp - Kế hoạch hoạt động: + Duy trì sĩ số 100% + Dạy và học bình thường theo chương trình tuần 25 + Bồi dưỡng học sinh giỏi. + Tham gia giải toán trên Internet. +Tiếp tục nộp các khoản tiền mà các em còn thiếu. +Tiếp tục bao bọc sách vở và đổi mới không gian lớp học. - Giải pháp thực hiện: + Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. + Lớp trưởng tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ + Các bạn luôn đoàn kết, bạn học khá giúp đỡ bạn yếu. HĐ3. Văn nghệ: *MT: -Các em hát những bài hát, đọc những bài thơ mà các em thích. -Các em thấy thoải mái sau giờ sinh hoạt. *PP: Toàn lớp - Lớp phó văn thể điều khiển các bạn hát những bài hát mà các em yêu thích - Tuyên dương những bạn có ý thức tham gia góp vui văn nghệ. HĐ4. Ý kiến đề xuất *MT: -HS đề xuất những ý kiến của mình - Lớp trưởng điều khiển các bạn đề xuất ý kiến - Lớp trưởng chốt lại các ý kiến đề xuất của các bạn và kết thúc buổi sinh hoạt lớp

File đính kèm:

  • doctuan 25.doc
Giáo án liên quan