Giáo án các môn khối 4 - Tuần 18

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.

2. Kĩ năng:

 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong 1 số tình huống đơn giản.

3. Thái độ:

 - HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng nhóm, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc29 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b, Kiểm tra tập đọc và HTL: (1/6 số HS trong lớp) - Yêu cầu HS đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài). - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài học đó. - GV nhận xét, cho điểm . c, Nghe – viết chính tả: * Tìm hiểu nội dung bài thơ: + Gọi HS đọc bài thơ “Đôi que đan”. + Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra? + Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào? * Hướng dẫn viết từ khó: + Yêu cầu HS tự phát hiện và tìm từ khó, dễ lẫn thường hay viết sai. + Nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS viết bảng con. + Nhận xét, sửa lỗi. * Nghe – viết chính tả: + Đọc thong thả cho HS viết bài vào vở. * Soát lỗi – chấm bài: + Đọc lại bài cho HS soát lỗi. + Thu vở để chấm. + Nhận xét, sửa lỗi. 4. Củng cố: Liên hệ tới bản thân đã chăm chỉ chưa? 5.Dặn dò: Về luyện viết cho chữ đẹp hơn. Hát. + 2-3 HS đọc bài. + HS khác nhận xét. - HS nối tiếp đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài). - Mỗi HS sau khi đọc xong , trả lời câu hỏi của GV về bài đọc đó . + 2 HS đọc – Lớp đọc thầm + Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của cha mẹ. + Là những người rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình. + HS đọc thầm bài thơ , chú ý những từ ngữ dễ viết sai: mũ đỏ, giản dị, dẻo dai, từng mũi, từng mũi,... + Viết bảng con các từ: mũ, chăm chỉ, giản dị, que tre. + Viết bài vào vở. + HS tự soát lỗi. + Tự sửa lỗi. HS trả lời. HS nghe. Tiếng Việt Ôn tập và kiểm tra cuối học kì i (Tiết 5 ) I, Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập các bài tập đọc, học thuộc lòng và luyện từ và câu. 2. Kĩ năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc dã học, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ đoạn văn phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn ; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học : Làm gì? Thế nào? Ai? (BT 2). II, Đồ dùng dạy học: - Phiếu bốc thăm ghi sẵn các bài TĐ – HTL đã học. - Bảng nhóm, bút dạ. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Kiểm tra tập đọc và HTL: (1/6 số HS trong lớp) - Yêu cầu HS đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài). - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài học đó. - GV nhận xét, cho điểm . c, Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. *Tìm động từ, danh từ, tính từ trong các câu văn đã cho. +Treo bảng phụ ghi đoạn văn. + Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm. + Gọi hs nêu miệng + Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn. + Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 4. Củng cố : Nêu thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị bài sau. Hát. HS nghe. - HS nối tiếp đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài). - Mỗi HS sau khi đọc xong , trả lời câu hỏi của GV về bài đọc đó . + 1 HS đọc – Lớp đọc thầm. + Tự làm bài vào vở. + 1 HS lên bảng gạch chân dưới các danh từ, động từ, tính từ. + HS đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. + So sánh đối chiếu, nhận xét bài làm trên bảng thống nhất kết quả đúng là: * Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá. + Động từ: dừng lại, chơi đùa. + Tính từ: nhỏ, vàng hoa, sặc sỡ. + Lớp tự làm vào vở. + 1 số HS nêu miệng câu hỏi. + Lớp nhận xét, bổ sung. - Buổi chiều, xe làm gì? - Nắng phố huyện như thế nào? - Ai đang chơi đùa trước sân? HS trả lời. HS nghe. Tiếng Việt Ôn tập và kiểm tra cuối học kì i (Tiết 6) I, Mục tiêu: 1. Kiến thức : Ôn tập các bài tập đọc, học thuộc lòng và tập làm văn tả đồ vật. 2. Kĩ năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả 1 đồ dùng học tập đã quan sát, viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng(BT2). 3. Thái độ: Biết giữ gìn đồ dùng học tập. II. Đồ dung dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, bảng nhóm, bút dạ. II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định: 2. Kiểm tra: - Thế nào là danh từ? động từ? tính từ? Cho ví dụ ? - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b,Kiểm tra tập đọc và HTL: (1/6 số HS trong lớp) - Yêu cầu HS đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài). - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài học đó. - GV nhận xét, cho điểm . c, Ôn luyện về văn miêu tả: * Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. + HS xác định yêu cầu đề bài. - Treo bảng phụ : Nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật. - Yêu cầu HS chọn một đồ dùng học tập để quan sát và ghi kết quả vào vở.(dàn ý). + Giáo viên lưu ý HS trước khi làm bài - Hãy quan sát kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với chiếc bút của bạn. - Không nên tả quá chi tiết, rườm rà. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - GV theo dõi, nhận xét, bổ sung thêm cho học sinh. * Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng . - Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. + Giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. 4. Củng cố: Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. 5. Dặn dò: Về viết hoàn chỉnh một bài văn tả cái bút của em. Hát. + 2-3 HS trả lời. + HS khác nhận xét. - HS nối tiếp đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài). - Mỗi HS sau khi đọc xong , trả lời câu hỏi của GV về bài đọc đó . + 1 HS đọc yêu cầu – Lớp đọc thầm. + Xác định yêu cầu của đề: Đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập)- rất cụ thể của em. + 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm. + HS tự lập dàn ý. + HS nối tiếp đọc dàn bài:Tả cái bút: Mở bài: Giới thiệu cây bút quý do bố em tặng nhân ngày sinh nhật. Thân bài: -Tả bao quát bên ngoài: hình dáng, màu sắc , chất liệu... - Tả bên trong: ngoài bút, ruột bút... Kết bài: Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp, không bao giờ bở quên bút. Em như luôn cảm thấy ông em ở bên mình mỗi khi dùng cây bút. + HS viết bài vào vở. + 3-5 HS trình bày. -HS nêu. - HS nghe. Tiếng Việt Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 7) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra đọc – hiểu luyện từ và câu. 2. Kĩ năng: HS làm được bài tập. 3. Thái độ: HS có ý thức khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài: Đọc thầm toàn bộ bài văn “ Về thăm bà” trâng 177. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất. HS làm bài. 4.Củng cố: GV thu bài chấm điểm và nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: Về nhà ôn lại bài. Hát. -HS nghe. - HS nghe. - HS làm bài. * Câu1: ý C ( Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng). Câu 2: ý A ( Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi). Câu 3: ý C ( Có cảm giác được bà che chở). Câu 4: ý C ( Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương). * Câu 1: ý B ( Hiền từ, hiền lành). Câu 2: ý B ( Hai động từ, hai tính từ). Câu 3: ý C ( Dùng thay lời chào). Câu 4: ý B ( Sự yên lặng). -HS nghe. HS nghe. Kĩ thuật tiết 18: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tiếp tục cắt, khâu thêu sản phẩm tự chọn. 2. Kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. 3. Thái độ: Rèn sự khéo léo, tính kiên trì. II. Đồ dùng: - GV: các mẫu khâu, thêu đã học, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu - HS: Dụng cụ cắt khâu, thêu III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới : a, Giới thiệu bài: b, Ôn tập các bài đã học trong chươngI: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương I ( Nếu cần ) + Gọi HS nhắc lại các kiểu khâu đã học? - Khâu thường - Khâu đột thưa - Khâu đột mau + Các kiểu thêu đã học? - Thêu lướt vặn - Thêu móc xích - củng cố kiến thức cơ bản về quy trình khâu thường , khâu đột thưa, khâu đột mau , thêu lướt vặn, thêu móc xích. c, Thực hành : - GV hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm. Hoặc làm tiếp sản phẩm đang làm tiết trước . - Cho HS tiến hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. d, Đánh giá - Nhận xét sản phẩm : - Gọi một số HS mang sản phẩm của mình giới thiệu trước lớp . - GV nhận xét đánh giá . 4. Củng cố: Tổng kết bài và toàn bộ chương I “ Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”. 5. Dặn dò: Về nhà có thể tự khâu vá nếu quần áo sứt chỉ. - Chuẩn bị bài Lợi ích của việc trồng rau, hoa. -Hát. -HS để trên bàn. -HS nghe. - 2 HS nhắc lại - Lắng nghe - HS nói tên sản phẩm: Cắt khâu thêu khăn tay. Cắt khâu thêu túi rút dây. Cắt khâu thêu váy áo cho búp bê. - Thực hành - HS nhận xét sản phẩm của bạn. HS nghe. - HS nghe. Tiếng Việt Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I ( tiết 8) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Kiểm tra chính tả - Tập làm văn. 2. Kĩ năng: HS viết đẹp, đúng lỗi chính tả. Viết câu văn có hình ảnh. 3. Thái độ: Có ý thức khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Chính tả: GV đọc bài chính tả “ Chiếc xe đạp của chú Tư” trang 179. ( chậm, rõ ràng, từng câu, từng cụm từ). c, Tập làm văn: GV chép đề bài lên bảng. Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em thích. * Yêu cầu HS : - Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp ( hoăc gián tiếp). - Viết một đoạn văn ở phần thân bài. 4.Củng cố: GV thu bài chấm điểm và nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: Về nhà ôn bài và chuẩn bị sách Tiếng Việt 4 tập 2 để học sang học kì II. Hát. - HS nghe. - HS viết bài. HS nghe. HS viết bài vào vở. HS nghe. - HS nghe.

File đính kèm:

  • docTuan 18 - phuong.doc
Giáo án liên quan