Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu học Hải Vĩnh - Tuần 8

I. Mục tiêu:

 1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ .

- Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

 2. Đọc - hiểu:

- Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của cá bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc28 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu học Hải Vĩnh - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nêu được ví dụ về việc tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của(HS giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của). - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,...trong cuộc sống hàng ngày. - Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. (Bài tập 4- SGK/13) - GV nêu yêu cầu bài tập 4: Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của? a/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. b/. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. c/. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. d/. Xé sách vở. đ/. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập. e/. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi. g/. Không xin tiền ăn quà vặt h/. Ăn hết suất cơm của mình.. i/. Quên khóa vòi nước. k/. Tắt điện khi ra khỏi phòng. - GV mời 1 số HS chữa bài tập và giải thích. - GV kết luận - GV nhận xét *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai (Bài tập 5- SGK/13) - GV chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5. - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. - GV kết luận chung: Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của lãng phí. - GV cho HS đọc ghi nhớ. 4.Củng cố - Dặn dò: - Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày. - Chuẩn bị bài tiết sau. - HS làm bài tập 4. - Cả lớp trao đổi và nhận xét. - HS nhận xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. -Một vài nhóm lên đóng vai. - Cả lớp thảo luận: + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? +Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? - HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Một vài HS đọc to phần ghi nhớ. - HS cả lớp thực hành. - Cả lớp. ....................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. Mục tiêu: - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) - BT1. - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3). - Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất. - Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề. b. Hướng dẫn HS làm bài: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hỏi :+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? - Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin- Tin và em bé thứ nhất. - Nhận xét, tuyên dương HS . - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian. - Tổ chức cho HS thi kể từng màn. - Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu. - Nhận xét, cho điểm HS . -3 HS lên bảng kể chuyện. - HS nhận xét bạn kể. -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau. -1 HS giỏi kể - Lớp nghe. -2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm. -Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau. -3 đến 5 HS thi kể. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hỏi: + Trong truyện Ở vương quốc tương lai hai bạn Tin- Tin và Mi- Tin có đi thăm cùng nhau không? +Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật. - Gọi HS nhận xét nội dung - Nhận xét cho điểm HS . Bài 3; - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Về trình tự sắp xếp. +Về ngôn ngữ nối hai đoạn? 3. Củng cố- dặn dò: - Hỏi: + Có những cách nào để phát triển caâu chuyện. + Những cách đó có gì khác nhau? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học. -1 HS đọc thành tiếng. +Tin- Tin và Mi- Tin đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau. +Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau. -2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin- Tin hay Mi- Tin. -3 đến 5 HS tham gia thi kể. - Nhận xét về câu truyện và lời bạn kể. -1 HS đọc thành tiếng. - Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi. + Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại. +Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. ....................................................... TOÁN: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I.Mục tiêu: - Giúp HS: - Nhận biết được góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt(băng trực giác hoặc sử dụng êke). - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS) III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 39, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: - GV hỏi: Chúng ta đã được học góc gì ? - Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt. b.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt : * Giới thiệu góc nhọn - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). * Giới thiệu góc tù - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV giới thiệu: Góc này là góc tù. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù *Giới thiệu góc bẹt - GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. - GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. Bài 2: HS giỏi làm các ý: - GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. - GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ? 4.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - Góc vuông. - HS nghe. - HS quan sát hình. - Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB. - HS nêu: Góc nhọn AOB. -1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. -1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS quan sát hình. - HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON. - HS nêu: Góc tù MON. -1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông. -1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD. - HS quan sát, theo dõi thao tác của GV. - Thẳng hàng với nhau. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. -1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS trả lòi trước lớp: + Các góc nhọn là: MAN,UDV. + Các góc vuông là: ICK. + Các góc tù là: PBQ, GOH. + Các góc bẹt là: XEY. - HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. Hình tam giác DEG có một góc vuông. Hình tam giác MNP có một góc tù. - HS trả lời theo yêu cầu. ....................................................... TOÁN: ÔN LUYỆN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ . Mục tiêu - Giúp HS củng cố về giải bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số chúng". - Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán. - Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu cách giải bài toán"Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó"? - Muốn giải bài toán dạng này cần xác định gì? 2. Hoạt động dạy học - Chia nhóm - Thảo luận , phân tích cách giải, rồi áp dụng giải các bài tập trong vở bài tập toán 4 - GV nhận xét 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về ôn bài và chuẩn bị bài sau. - HS nêu - Xác định số lớn, số bé, tổng của hai số, hiệu của hai số. - HS thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Giải bài tập - Chữa bài HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: RÈN CHỮ VIẾT .Mục tiêu: - Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ đoạn văn. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ:, , sương gió, bạn thân, - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. Hứơng dẫn tiến chính tả: * Trao đổi nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết tr “Đôi giày ba ta màu xanh”, SGK. - Hỏi : + Lái ước mơ có thứ gì?? * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết. * Nghe – viết chính tả: - HS đổi vở, dò lỗi * Chấm bài – nhận xét bài viết của HS: Đúng chính tả, trình bày, chữ đúng mẫu 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu. - Lắng nghe. - Lắng nghe. -2 HS đọc thành tiếng. + Đô giày ba ta - Luyện viết các từ: giày, tưng - HS viết bài - Làm việc theo cặp. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI Hoạt động ngoài trời (Do TPT tổ chức)

File đính kèm:

  • docTUAN 8.doc
Giáo án liên quan