Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 27

 I – Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- GD HS lòng dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

 II - Đồ dùng dạy – học:

- Tranh chân dung hai nhà khoa học trong SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.

 III – Hoạt động dạy – học:

 A. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 4 HS đọc truyện Ga- vơ- rốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK.

- Nhận xét cho điểm.

* Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài – ghi bảng.

* Hẹ1: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.

- GV kết hợp HD HS phát âm đúng các tên riêng nước ngoài và giải nghĩa từ khó trong bài.

- Cho HS luyện đọc theo nhóm ba.

- 1-2 HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc11 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. II - Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ trong SGK, bảng lớp viết đề bài, dàn ý của bài kể chuyện. III – Hoạt động dạy – học: 1 – Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 1 HS lên bảng kể lại câu chuyệnđã được nghe hoặc được đọc nói về lòng dũng cảm. - GV nhận xét, cho điểm. 2 – Bài mới: * Giới thiệu bài – ghi bảng: * Hẹ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV viết đề bài lên bảng, gạch chân những từ ngữ quan trọng, giúp HS xác định đúng đề bài. - Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK. - Yêu cầu HS nói về đề tài câu chuyện mình định kể. * Hẹ2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV cho HS kể chuyện theo cặp. - GV theo dõi giúp đỡ HS tập kể. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét chấm điểm. - Cho cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, người kể chuyện lôi cuốn nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị trước nội dung bài kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, tuần sau. **************************************** Khoa học Các nguồn nhiệt I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống. - Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. - Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày. II - Đồ dùng dạy – học: - Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp. - Chuẩn bị theo nhóm: Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. III – Hoạt động dạy – học: * Hẹ1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng. - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 106- SGK, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi: + Những vật nào là nguồn toả nhiệt? + Vai trò của từng nguồn nhiệt ấy như thế nào? - Gọi HS trình bày – GV nhận xét và kết luận. * Hẹ2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt: - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm là một tổ. - Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. - GV đI giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để đảm bảo HS nào cũng hoạt động. - Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. - GV nhận xét, kết luận chung. * Hẹ3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt: - GV nêu hoạt động: Trong ccác nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiêt. Do vậy, các em cùng gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiêt? Các em cùng trao đổi để mọi người cùng học tập. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét,khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt. Hoạt động kết thúc: - GV yêu cầu HS đọc lại mục Bạn cần biết. - Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. **************************************** Toán Diện tích hình thoi I – Mục tiêu: Giúp HS: - Hình thành công thức tính diện tích hình thoi. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan. II - Đồ dùng dạy – học: - GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK. - HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo. III – Hoạt động dạy - học: 1 – Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu đặc điểm của hình thoi. - GV nhận xét, ghi điểm. 2 – Dạy bài mới: * Giới thiệu bài – ghi bảng. * Hẹ1: Hướng dẫn HS lập công thức tính diện tích hình thoi. - GV yêu cầu HS cắt một hình thoi bằng giấy. - GV hướng dẫn HS gấp hình thoi dọc hai đường chéo; sau đó cắt hình thoi thành 4 tam giác vuông và ghép lại để được hình chữ nhật ACNM như trong SGK. - Yêu cầu HS nhận xét về diện tích của hình thoi ABCD và hình chữ nhật ACNM vừa tạo thành. - Yêu cầu HS nhận xét các mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thoi. - GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thoi lên bảng. - Gọi một vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi. * Hẹ2: Thực hành: Bài tập 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập sau đó tự làm bài, đọc bài làm. - GV nhận xét cho điểm HS. Bài tâp 2: _ GV cho HS tự làm bài sau đó báo cáo kết quả làm bài trước lớp. Bài tập 3: - GV yêu cầu HS tính diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật,sau đó so sánh diện tích hai hình, đối chiếu với câu trả lời nêu trong SGK để thấy được câu nào đúng câu nào sai. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS ghi nhớ công thức tính diện tích hình thoi. **************************************** Tập làm văn Miêu tả cây cối. (bài viêt) I . Mục tiêu- HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối – bài viết đúng với yêu câù của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên. II - Đồ dùng dạy – học: - Tranh, ảnh một số cây cối trong SGK hoặc do HS sưu tầm. - Giấy bút để làm bài kiểm tra. - Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn miêu tả cây cối. III – Hoạt động dạy – học: * Giới thiệu bài – ghi bảng. * Hẹ1: Tiến hành kiểm tra: - GV chép các đề bài lên bảng: Đề bài 1: Hãy tả một cái cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. Đề bài 2: Hãy tả một cái cây do chính em vun trồng. Chú ý kết bài theo cách mở rộng. Đề bài 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. - Treo bảng phụ có chép nội dung dàn ý của bài văn miêu tả cây cối. - Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và dàn ý. - HS làm bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài. * Hẹ2: Thu bài, nhận xét dặn dò: - GV thu bài nhận xét chung về tình hình làm bài của cả lớp. - Nhận xét về ý thức thái độ học tập của HS. - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau. ******************************************************************************** Thửự saựu ngaứy 20 thaựng 3 naờm 2009 Luyện từ và câu Cách đặt câu khiến I . Mục tiêu - HS nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau. II - Đồ dùng dạy – học: - GV chuẩn bị bút dạ màu, một số băng giấy, bảng phụ đủ dùng. III – Hoạt động dạy – học: 1 – Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra: + 1 HS nói lại nôi dung phần ghi nhớ của tiết trước. + 1 HS đọc 3 câu khiến đã tìm được trong SGK toán hoặc Tiếng Việt. - GV nhận xét, ghi điểm. 2 – Bài mới: * Giới thiệu bài – ghi bảng. * Hẹ1: Phần nhận xét: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS cách chuyển câu kể thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS trình bày kết quả. - Nhận xét, rút ra ghi nhớ. * Hẹ2: Phần ghi nhớ: - Gọi HS đọc ND phần ghi nhớ SGk. * Hẹ3: Phần luyện tập: Bài tập 1: - Gọi 1 HS đọc ND bài tập 1. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài, đọc kết quả bài làm trước lớp. - GV nhận xét chữa bài. Bài tập 2, 3, 4: - GV tiến hành tương tự như bài tập 1 - Nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức bài vừa học. - Chuẩn bị cho bài sau. **************************************** Toán Luyện tập I – Mục tiêu: - Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi. II - Đồ dùng dạy – học: - Mỗi HS chuẩn bị 4 miếng bìa hình tam giác vuông có kích thước như trong bài tập 4, 1 tờ giấy hình thoi. III – Hoạt động dạy – học: 1- Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm lại bài tập 1,2 tiết trước. - GV nhận xét cho điểm. 2 – Dạy bài mới: * Giới thiệu bài – ghi bảng. * Hẹ1: Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS đọc kết quả bài làm. - GV nhận xét và cho điểm. Bài tập 2: - GV tiến hnành như bài 1. Bài tập 3: - GV tổ chức cho HS thi xếp hình, sau đó tính diện tích của hình thoi. - GV nhận xét cuọc thi xếp hình, tuyên dương các tổ có nhiều HS xếp đúng và nhanh. Bài tập 4: - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK. - GV yêu cầu HS thực hành gấp giấy như trong bài tập hướng dẫn. **************************************** Tập làm văn Trả bài văn miêu tả cây cối I . Mục tiêu - Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được giáo viên chỉ rõ. -Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi GV yêu cầu chữa những lỗi trong bài viết của mình. - Nhận thức được cái hay của bài được thầy cô khen. II - Đồ dùng dạy – học: - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung. - Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình. III – Hoạt động dạy – học: * GV giới thệu bài – ghi bảng. * Hẹ1: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp: - GV viết đề bài văn đã kiểm tra lên bảng. Nhận xét về kết quả bài làm của HS: + Nhũng ưu điểm chính: hầu hết HS đã xác định đúng đề bài, kiểu bài. Một số bài có bố cục rõ ràng, có nhiều ý văn hay, hình ảnh đẹp, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc + Những thiếu sót hạn chế: +) Có rất nhiều bài viết sai lỗi chính tả. +) Bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt còn lủng củng, sử dụng dấu câu chưa hợp lí, có những ý văn xa rời với thực tế, nội dung còn sơ sài,. - Thông báo điểm số cụ thể của cả lớp * Hẹ2: Hướng dẫn HS chữa bài: - Hướng dẫn từng HS sửa lỗi. Mỗi em đọc lời phê của GV; đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài; viết vào phiếu học tập các lỗi và sửa lỗi. - HS đổi bài, soát lại việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. - Hướng dẫn các lỗi chung:GV viết lên bảng các lỗi chung yêu cầu HS cùng sửa lỗi. * Hẹ3: Học tập những đoạn văn hay bài văn hay: + GV đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay trong lớp hoặc những bài văn GV sưu tầm được, HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay cái đẹp của bài văn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc nhở chungvề cách chữa bài văn, nhắc HS ôn tập các bài văn đã học để chuẩn bị kiểm tra. Heỏt tuaàn 27 ********************************************************************************

File đính kèm:

  • docTuan 27.doc