Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8 Trường THCS Nguyên Trãi

 I. ĐIA LÍ CHÂU Á

A. TỰ NHIÊN CHÂU Á

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

- Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo

- Giáp 3 đại dương Phía bắc: Bắc Băng Dương, Phía nam: ấn độ dương, Phía đông:TBD

- Giáp 2 châu lục: Châu á, Châu phi

2. LÃNH THỔ:

- Là một bộ phận của lục địa á- âu, ngăn cách với châu âu qua dãy U-ran, với châu Phi qua kênh đào Xuy- ê.

- Kích thước khổng lồ, rộng bậc nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41 triệu km2, kể ca các đảo thì rộng tới 44,4 triệu km2

- Trải dài trên 76 độ vĩ tuyến . Chiều rộng nơi lãnh thổ rộng nhất: 8500km

Câu hỏi: Vị trí, kích thước châu á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?

 Vị trí và kích thước lãnh thổ làm cho khí hậu châu á phân hoá rất đa dạng và mang tính lục địa cao.

 - Vị trí: trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. Từ bắc xuống nam lần lượt là: Cực và cận cực.Ôn đới.Cận nhiệt .Nhiệt đới. Xích đạo

 - Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá theo chiều Đông – Tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.

 - Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh.

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 29482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8 Trường THCS Nguyên Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính Đất chua, nghèo mùn, màu đỏ vàng, đỏ nâu. Dễ bị xói mòn, rửa trôi, đá ong hoá Trung tính, ít chua hoặc chua mặn, giàu mùn và chất dinh dưỡng Màu nâu hoặc xám.Dễ bị ngập úng, chua phèn, chua mặn Giá trị sử dụng Trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng, cây ăn quả Trồng cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nuớc ta + Đất là tài nguyên quý giá đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. tài nguyên đất của nước ta có hạn, sử dụng đất phải đi đôi với cải tạo, tu bổ + Nhiều vùng nông nghiệp của nước ta đãụng có hiệu được cải tạo và sử dụng có hiệu quả, cho năng suất và sản lượng cao + Tuy nhiên việc sử dụng đât5s còn chưa hợp lý, có tới hơn 50% diện tích đất tự nhiên cần được cải tạo, trong đó khoảng 10 triệu ha đất trống, đồi trọc. IX. SINH VẬT VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung + Sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng về thành phần loài, đa dạng về kiểu hệ sinh thái, đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học + Trên đất liền có rừng nhiệt đới gió mùa, trên biển Đông có khu hệ sinh vật biển nhiệt đới rất giàu có • Những nhân tố góp phần tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta : Môi trường sống thuận lợi : nguồn nhiệt, ẩm cao, lượng ánh sáng dồi dào, lớp thổ nhưỡng sâu dày, vụn bở ... Lãnh thổ ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo : nước ta vừa có sinh vật bản địa, vừa có các luồng sinh vật di cư tới Quá trình phát triển của sinh vật Việt Nam không bị băng hà tiêu diệt như sinh vật ôn đới 2. Tính đa dạng của sinh vật Việt Nam a. Sự phong phú về thành phần loài + Có tới 14.624 loài thực vật, 11.217 loài và phân loài động vật + Có 365 loài động vật và 350 loài thực vật quý hiếm được đưa vào “sách Đỏ” Việt Nam b. Sự đa dạng về hệ sinh thái: + Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển trên các bãi bồi ven cửa sông, ven biển, đất liền và các hải đảo Diện tích hơn ba trăm nghìn ha, tập trung ở các vùng cửa sông, ven biển đồng bằng sông Cửu Long Có rất nhiều loài: thực vật: sú, vẹt, đước… Động vật có cá, tôm, cua, sò và nhiều loài lưỡng cư, chim thú. + Hệ sinh tháI rừng nhiệt đới gió mùa Phát triển trên 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền và các hải đảo Có nhiều kiểu rừng: rừng kín thường xanh (Cúc phương, Ba Bể), rừng thưa rụng lá (Tây Nguyên), rừng tre nứa (Việt Bắc) Đặc trưng của rừng kín thường xanh: rậm rạp, xanh quanh năm, nhiều tầng cây, động vật phong phú đa dạng + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp. Một số khu rừng nguyên sinh được chuyển thành các khu bản tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để phục hồi, bảo vệ tính đa dạng của sinh vật Việt Nam + Các hệ sinh thái nông nghiệp và nông – lâm nghiệp Do con người tạo ra như đồng ruộng, ao hồ nuôi thuỷ sản, vườn rừng, …ngày càng phát triển và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM 1. Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị lớn về nhiều mặt a. Giá trị kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống + Thực vật: Lấy gỗ: lim, sến, táu ,gụ, lát hoa… Khai thác tinh dầu (hồi, tràm), nhựa (thông, màng tang, bồ đề, cánh kiến), ta nanh và chất nhuộm Làm thuốc : hoàng liên, tam thất, quế, hồi, đương quy, đỗ trọng .. Làm thực phẩm : măng, nấm, hạt dẻ, củ mài... Nguyên liệu cho đan lát : tre, mây, + Động vật : Làm trang sức : đồi mồi, ngọc trai Làm thực phẩm : cá tôm, cua, mực ... Làm thuốc : mật gấu, mật ong, nọc rắn Ngoài ra cả động thực vật còn có giá trị vân hoá, du lịch, nghiên cứu khoa học, làm sinh vật cảnh b. Giá trị bảo vệ môi trường sinh thái (tài nguyên rừng) - Giữ đất, chống xói mòn - Giữ nước ngầm, điều hoà dòng chảy sông suối - Bảo vệ động vật hoang dã - Điều hoà khí hậu 2. Thực trạng của tài nguyên sinh vật nước ta a. Tài nguyên thực vật + Suy giảm số lượng và chất lượng: - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị thu hẹp, thay thế là các hệ sinh thái thứ sinh nghèo kiệt hoặc trảng cỏ, cây bụi, - Nhiều cây gỗ quý bị cạn kiệt: lim gụ, lát hoa, sến táu.. + Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp (khoảng 33 - 35% diện tích đất tự nhiên, đất trống đồi trọc lên tới 10 triệu ha b. Tài nguyên động vật + Động vật hoang dã còn lại không nhiều. có 365 loài cần đựoc bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng + Nguồn lợi thuỷ sản giảm sút nhiều do đánh bắt bằng các phương tiện có tính huỷ diệt ( chất nổ, điện, chất độc) RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ 1. Yêu cầu chung a. Vẽ biểu đồ : Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm), mối tương quan về độ lớn gữa các đối tượng (như so sánh sản lượng lương thực của các vùng), hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế) Các loại biểu đồ : hình cột (thanh ngang, cột chồng), hình tròn, đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp cột- đường, bđ miền Yêu cầu : khi vẽ biểu đồ phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau : Khoa học (chính xác) Trực quan (rõ ràng, dễ đọc) Thẩm mỹ (đẹp) Để đảm bảo tính trực quan và thẫm mỹ nên dùng các kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các kí hiệu thường dùng: - Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo, ô vuông) - Các ước hiệu toán học (dấu cộng, trừ, nhân) b. Nhận xét biểu đồ: Khi nhận xét biểu đồ cần dựa vào bảg số liệu, các hình vẽ trên biểu đồ, kiến thức lý thuyết đã học để nhận xét. Cần đi từ nhận xét chung đến riêng hoặc ngược lại, cần có số liệu đi kèm và giải thích nguyên nhân. 2. Các loại biểu đồ a. Biểu đồ hình cột: - Chức năng: + Thể hiện động thái phát triển, sự thay đổi quy mô số lượng của các đối tượng + So sánh tương quan về độ lớn + Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể - Phân loại: Biểu đồ cột gồm các loại: cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang, cột chồng. - Lưu ý khi vẽ: Độ cao các cột cần chuẩn xác, độ rộng các cột phải bằng nhau. Khoảng cách các năm nhìn chung cần đúng tỷ lệ, tuy nhiên có trường hợp cần vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ (vd khi vẽ nhiều cột trên một biểu đồ hoặc khoảng cách năm quá chênh lệch) b. Biểu đồ hình tròn - Chức năng: thể hiện cơ cấu các thành phần của một tổng thể - Phân loại: bđ hình tròn, bđ bán nguyệt - Lưu ý: khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12giờ và vẽ theo chiều kim đồng hồ. Thứ tự các đối tượng trên biểu đồ cần giống thứ tự trong bảng số liệu đã cho để tiện cho việc so sánh, nhận xét. c. Biểu đồ đường biểu diễn - Chức năng: thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của đối tượng qua thời gian - Phân loại: bđ một hệ trục toạ độ, bđ 2 hệ trục toạ độ, bđ một đường biểu diễn, bđ nhiều đường biểu diễn - Lưu ý: khoảng cách năm cần đúng tỉ lệ. Nếu số liệu thuộc 3 đơn vị khác nhau trở lên ta cần chuyển về chung một loại đơn vị (thành số liệu tuyệt đối), bằng cách lấy năm dầu tiên làm gốc (bằng 100%). Số liệu các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. d. Biểu đồ kết hợp cột - đường: Là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và bđ đường biểu diễn. Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nhưng lại có mối quan hệ nhất định với nhau (vd biểu đồ nhiệt độ lượng mưa) 3. Bài tập thực hành Bài 1. Cho bảng số liệu Bình quân GDP đầu người của một số nước Châu á năm 2001. đv USD Quốc gia Cô-oét Hàn Quốc Trung Quốc Lào GDP/người 19.040 8.861 911 317 a, Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người của một số nước Châu á. b, Nhận xét và giải thích Bài 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Khu vực Diện tích(nghìn km2) Dân số(Triệu người) Châu á 43.608 3.548 Nam á 4.495,6 1.298,2 a, Tính tỉ lệ diện tích và dân số của Nam á so với Châu á b, Tính mật độ dân số của Châu á và của Nam á c, Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ diện tích và dân số của Nam á so với châu á Bài 3. Dựa vào bảng số liệu về nhiệt độ lượng mưa của một địa phương dưói đây: Tháng Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tb năm Nhiệt độ (0C) 3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3 5,8 12,5 Lượng mưa (mm) 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37 1037 A, Vẽ biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa theo số liệu đã cho B, Xác định địa phương trên thuộc miền khí hậu nào? Bài 3. Dựa vào bảng số liệu 5.1. SGK trang 16 A, hãy vẽ biểu đồ (hình cột) biểu diễn sự phát triển dân số Châu á từ năm 1950 dến 2002. B, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số các châu lục, năm 2002 C, Qua 2 biểu đồ hãy nhận xét về số lượng, tỉ lệ dân số châu á so với các châu lục khác trên toàn thế giới. Bài 4. Dựa vào bảng 7.2 tr 22. SGK A, Hãy vẽ biểu đồ so sánh bình quân GDP/người của các nước trong bảng Bài 5. Dựa vào bảng 8.1, tr 27 SGK A, Hãy vẽ biểu đồ so sánh sản lượng khai thác, sản lượng tiêu thụ than và dầu mỏ của các nước trong bảng B, qua biểu đồ em có nhận xét gì? Bài 6. Dựa vào bảng 7.2, tr 22 SGK, em hãy A, Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP cuả Nhật Bản và Lào B, Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa tỉ lệ giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu ngườicủa Nhật và Lào. Bài 7. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Khu vực Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) Mật độ (người/km2) Đông á 11.762 1.503 Nam á 4.489 1.356 Đông Nam á 4.495 519 Trung á 4.002 56 Tây nam á 7.016 286 A, tính mật độ dân số của các khu vực trên B, Vẽ biểu đồ so sánh mật độ dân số của một số khu vực châu á theo bảng trên Bài 7. Dựa vào bảng 11.2, tr 39 SGK, em hãy A, vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của ấn Độ B, Qua biểu đồ, nhạn xét vè sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của án độ, sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của ấn độ như thế nào? Họ và tên : ..................................... ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN ĐỊA LÝ Khối lớp 8. Thời gian : 90 phút Câu 1. Hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên của châu á ? Câu 2. Cho bảng số liệu sau : Dân số các châu lục và thế giới, năm 2002 Châu lục Dân số (triệu người) Châu A 3.766 Châu Âu 728 Châu Đại Dương 32 Châu Mĩ 850 Châu Phi 839 Toàn thế giới 6.215 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số châu á và các châu lục khác so với thế giới. Nhận xét về tỉ lệ dân số Châu á so với các châu lục khác và thế giới, qua đó hãy giải thích vì sao Châu á đông dân.

File đính kèm:

  • docgiao an BD hoc sinh gioi dia 8.doc
Giáo án liên quan