Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 13

KHOA HỌC

NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Biết được nước sạch và nước bị ô nhiễm bằng mắt thường và bằng thí nghiệm.

 -Biết được thế nào là nước sạch, thế nào là nước bị ô nhiễm.

 -Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -HS chuẩn bị theo nhóm:

 +Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy.

 +Hai vỏ chai.

 +Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông.

 -GV chuẩn bị kính lúp theo nhóm.

 -Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (pho-to theo nhóm).

 

doc11 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt +Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công +Lý thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc +Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy -Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai thắng lợi HS khá, giỏi +Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống +Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc khng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt II.Chuẩn bị : - PHT của HS. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:. 2.KTBC : HS đọc bài học Chùa thời Lý. -Vì sao đến thời Lý đạo phật rất phát triển? -Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì? 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài“Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”. b.Phát triển bài : * Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống. *Hoạt động nhóm đôi : GV phát PHT cho HS. -GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: +Để xâm lược nước Tống. +Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? -GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất *Trận chiến trên sông Như Nguyệt *Hoạt động cá nhân : - GV treo lược đồ lên bảng và trình bày diễn biến. +Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc? +Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ? +Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ? +Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này. +Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? -GV nhận xét, kết luận Ø Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi. *Hoạt động nhóm : -GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững. -GV đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? -GV yêu cầu HS thảo luận. -GV kết luận: Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt). *Hoạt động cá nhân : -Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến. -GV nhận xét, kết luận. 4.Củng cố : -Cho 3 HS đọc phần bài học. -GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” sau đó cho HS đọc diễn cảm bài thơ này. 5. Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”. -Nhận xét tiết học. Hát. -3 HS đọc và trả lời câu hỏi -HS lắng nghe, nhắc lại. -HS thảo luận. -Ý kiến thứ hai đúng. -HS theo dõi -Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt . -Vào cuối năm 1076. -10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy. -Ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam. -HS kể. -2 HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày. -HS đọc. -HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trình bày. -HS khác nhận xét. -HS đọc -HS trả lời -HS cả lớp. ĐỊA LÝ NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ A .MỤC TIÊU : - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh . - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. + Nhà thường được xây dựng chắc chắn,xung quanh có sân , vườn , ao . + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng áo dài the , đầu đội khăn xếp đen ; cửa nữ là váy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ ,lưng thắt khăn lụa dài , đầu vấn tóc chít khăn mỏ quạ HS khá giỏi Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ : để tránh gió bão , nhà được dựng vững chắc . B .CHUẨN BỊ Tranh ảnh về nhà ở truyền thống & nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên? - Trình bày đặc điểm của địa hình & sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ? - Đê ven sông có tác dụng gì? - GV nhận xét, ghi điểm - Hát - 3 HS trả lời . III / Bài mới a / Chủ nhân của đồng bằng Hoạt động 1 : làm việc cả lớp - HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi : - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân? - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào? Hoạt động 2 : thảo luận nhóm Các nhóm thảo luận câu hỏi - Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà?) - Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?) Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? - Làng Việt cổ có đặc điểm như thế nào? - Ngày nay, nhà ở & làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào? - GV giúp HS hiểu thêm về nhà và làng . b / Trang phục và lễ hội Hoạt động 3 :Thảo luận nhóm GV yêu cầu HS thảo luận dựa theo sự gợi ý sau: - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? - Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết? - Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - Bài học SGK IV/CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Là nơi dân cư đông đúc - Chủ yếu là dân tộc kinh - Rất nhiều nhà - Nhà được xây dựng chắc chắn , xung quanh có sân, vườn ao. - Thay đổi là nhà và đồ trong nhà ngày càng tiện nghi - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Vào mùa xuân và mùa thu. - Tổ chức tế lể và các hoạt động vui chơi . - Hội lim, hội chùa Hương, hội Gióng - HS các nhóm lần lượt trình bày từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. - Vài HS đọc KỸ THUẬT THÊU MÓC XÍCH (tiết 1) A .MỤC TIÊU : - Biết cách thêu móc xích . - Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau . thêu được ít nhất năm vòng móc xích . Đường thêu có thể bị dúm . - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm . HS nam có thể thực hành khâu . Với học sinh khéo tay : + Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm . + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản . B .CHUẨN BỊ : - Bộ đồ dùng kĩ thuật . - Tranh qui trình thêu móc xích - Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len ( hoặc sợi ) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức II / Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS III / Bài mới: a.Giới thiệu bài: b .Hướng dẫn + Hoạt động 1: - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu . - GV giới thiệu mẫu - Nêu đặt điểm của đường thêu móc xích? - GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích - Nêu ứng dụng của mũi thêu móc xích? + Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - Dựa vào hình 2 em hãy nêu cách vạch đường dấu ? - GV vạch đường dấu lên bảng, chấm các điểm đường dấu cho HS quan sát. - Hướng dẫn nội dung 2 và quan sát hình 3a , 3b , 3c + Dựa vào hình 3a , em hãy nêu cách bắt đầu đường thêu ? - Thực hiện mũi thêu thứ 2 ,3 giống như mũi thứ nhất. + Dựa vào hính 3b, 3c, 3d em hãy nêu cách thêu mũi móc xích thứ ba, tư ? - GV hướng dẫn HS kết thức đường chỉ, đưa mũi kim ra ngoài và xuống kim để chặn mũi thêu, thắt nút chỉ ở mặt trái. + Cách kết thúc đướng thêu móc xích có gì khác so vơi các đường khâu khác đã học ? - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập. IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Thêu móc xích (tt) - Hát - HS quan sát 2 mặt thêu kết hợp với quan sát SGK + Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ móc tiếp nối nhau như sợi dây chuyền . + Mặt trái là những mũi chỉ liền nhau nối tiếp giống như thêu đột mau . - Dùng thêu trang trí hoa , lá cảnh vật con giống lên cổ áo, ngực áo và thêu lân khăn tay - Giống như vạch dấu đường khâu thường. - Lớp quan sát - ( Hướng dẫn kĩ cho những HS nam ) - Lên kim ngay số 1 vòng sợi chỉ tạo thành vòng xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2. Mũi kim ở trên vóng chỉ rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thứ nhất. - HS dựa vào cách thêu mũi thứ nhất trả lời. - Có đưa kim ra ngoai đướng thêu mới thắt mút chỉ - ( HS khéo tay ) TOÁN(ÔN) ÔN DẠNG TOÁN 54 - 18 I/ MỤC TIÊU : - Thuộc bảng 14 trừ đi một số’ +Thực hiện phép trừ dạng 54 – 18. +Tìm số bị trừ hoặc tìm số hạng chưa biết. +Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 54 - 18. - Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng. - Hs cẩn thận, yêu thích toán học. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: Tính nhẩm: 14 - 7 14 - 8 14 - 0 14 - 10 14 - 9 14 - 6 14 - 5 14 - 4 - Nhận xét bài làm của HS. - Củng cố bảng 14 trừ đi một số. - 1HS nêu yêu cầu của bài tập - HS nối tiếp nhau tính nhẩm, nêu kết quả. Bài 2: Đặt tính rồi tính 84 - 37 64 - 9 74 - 18 44 - 35 - Nhận xét bài làm của HS sau mỗi lần giơ bảng. - Củng cố phép trừ dạng 54 - 18 - 1HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS lần lượt làm vào bảng con. Bài 3: Tìm x a) x + 26 = 54 b) 35 + x = 94 - Nhận xét bài làm của HS sau mỗi lần giơ bảng. - Củng cố dạng toán tìm số bị trừ hvaf tìm số hạng chưa biết. - 1HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS lần lượt làm vào bảng con. Bài 4: Trong vườn có 64 cây cam và cây bưởi, trong đó có 18 cây bưởi. Hỏi trong vường đó có bao nhiêu cây cam? - Thu vở và chấm bài. - Nhận xét chung bài làm của HS. - Củng cố giải bài toán có một phép tính dạng 54 - 18. - 1HS đọc đề bài toán, HS đọc thầm. - HS tự giải vào vở. - Đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.

File đính kèm:

  • docTuần 13.doc
Giáo án liên quan