Giáo án An toàn giao thông lớp 5 cả năm - Trường Tiểu học Huy Tân

Bài 1 : BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I- MỤC TIÊU:

 - Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học. Hiểu ý nghĩa nội dung sự cần thiết 10 biển báo hiệu giao thông mới.

 - Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông. Có thể mô tả bằng hình, lời nói cho người khác biết.

 - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Nghiên cứu trước bài ở nhà.

 - Hình vẽ các biển báo trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông lớp 5 cả năm - Trường Tiểu học Huy Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2’) - GVNX tiết học. - VN học bài và chuẩn bị bài sau. - 1, 2HS nhắc lại: Điều cần nhớ khi đi xe đạp là: Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng (muốn rẽ phải, rẽ trái) đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đượng. Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư, nơi có đèn tín hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn. - HS nghe. - Ghi bài vào vở. + HS nêu, VD: đi xe đạp hay đi bộ. + HS nêu, VD: Không an toàn vì đường ghồ ghề, đường trơn, hẹp, nhiều đi đi lại, nhiều vật cản - HS nghe. - Các nhóm nhận giấy khổ to và trao đổi theo y/c. - Đại diện nhóm trình bày. Con đường an toàn: + Đường phẳng, trải nhựa hoặc bê tông. + Đường rộng có rải phân cách hai chiều + Đường có vỉa hè không bị lấn chiếm. + Đường có biển báo hiệu GT. + . - HS nghe. - Các nhóm nhận tình huống và trao đổi theo y/c của tình huống. - Đại diện nhóm trình bày. VD tình huống trao đổi nhóm. * Tình huống 1: " Có một anh thanh niên đi xe máy phóng nhanh qua trước cổng trường em, cách trường mấy trăm mét đã có biển báo hiệu có trẻ em (212). Một bạn HS nhỏ chạy qua đường vội quá, chạy vấp ngã, suýt nữa thì bị xe máy đâm vào. Mọi người bắt anh thanh niên đi xe máy dừng lại xem bạn HS có bị làm sao không ? Rất may, bạn đó không việc gì, nhưng cầ phải cho anh thanh niên kia một bài học" Em hãy phân tích tình huống nguy hiểm ở đây là gì ? Hậu quả xảy ra sẽ như thế nào? Vì sao có tình huống nguy hiểm này ? Em sẽ nói gì với anh thanh niên đi xe máy ? - HS nghe. - HS tự lập cho mình 1 con đường an toàn đến trường. - Vài HS trình bày, HS khác NX, bổ sung. - Vài HS đọc bài. - HS nghe. Bài 4: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG I- MỤC TIÊU: - HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT ( Do điều kiện đường xá, phương tiện giao thông, những hành vi hành động không an toàn của con người) - Nhận xét đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông. -Biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây tai nạn giao thông ( những trường hợp mà các em đã biết. - Có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh TNGT - Vận độngcác bạn và những người khác thực hiện đúng Luật GTĐB để đảm bảo ATGT. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Chuẩn bị những câu chuyện về TNGT và một số bức tranh an toàn giao thông và không an toàn giao thông. - HS: Chuẩn bị mỗi em một câu chuyện về TNGT do em chứng kiến hoặc do một nười khác kể lại... III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 3’) - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ bài Chọn đường đi an toàn, phòng tránh TNGT. - GVNX, đánh giá. B. BÀI MỚI: (30’) 1. GTB: (1’) - Bài học ATGT hôm nay, chúng ta tìm hiểu về nguyên gây TNGT. - Ghi đầu bài. 2. Nội dung hoạt động: (29’) *. HĐ 1: Tìm hiểu nguyên nhân một TNGT. - GV treo tranh về TNGT. - GV đọc mẩu tin về TNGT: Buổi sáng ngày 17/1/2001 trên quốc lộ 1A ( địa bàn huyện Bình Chánh. TP HCM). Xe gắn máy mang biển số 52N- 3843 do Nguyễn Kim Chính ( 43 tuổi, ngụ ở huyện Bình Chánh0) điều khiển đã bị xe ô tô mang biển số 60N- 8241 đi từ phía sau đâm phải, người điều khiển xe gắn máy chết tại chỗ. - GV đọc thêm một số thông tin khác về nguyên nhân gây ra TNGT. ? Qua mẩu chuyệ trên, em cho biết có mấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn ? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính ? * Kết luận: Hằng ngày đều có các tai nạn giao thông xảy ra. Nếu có tai nạn ở gần trường hoặc gần nơi ta ở, ta cần biết rõ nguyên nhân chính để biết cách phòng tránh TNGT *. HĐ 2: Thử xác định nguyên nhân gây TNGT. - Y/c HS kể các câu chuyện về TNGT mà em biết. - Yêu cầu HS phân tích về nguyên nhân , hậu quả? - GVNX, Kết luận: Hiện nay TNGT xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của Luật GTĐB. Những điều ta được học về ATGT ở nhà trường để giúp chúng ta có hiểu biết về cách đi trên đường đúng quy định, phòng tránh TNGT. Ta cần ghi nhớ và thực hiện đúng để bảo đảm ATGT. *. HĐ 3: Thực hành làm chủ tốc độ. - Cho HS thực hành như sau: + VD: 1 em đi bộ, 1 em chạy. Khi GV hô:" Khởi hành" 1 em chạy và 1 em đi về phía trước. Bất chợt GV hô: " Dừng lại " Hai em phải rừng lại ngay. + Cho HS thực hành bằng xe đạp cũng đang đi GV hô: " Dừng lại" - Y/c HSQS các bạn và NX. - GV: Qua trò chơi thử nghiệm này, chỉ ra cho các em thấy: Nếu các em chạy nhanh thì sẽ không dừng ngay lại được,.... xe đi càng nhanh, thì khi gặp sự cố không thể dừng ngay, phải có một khoảng thời gian và độ dài cần thiết để xe dừng hẳn. Vì vậy, nếu ta đi nhanh dễ gây ra tai nạn... nếu đang đi mà đột ngột rẽ trái, rẽ phải thì chắc chắn sẽ bị xe đang đi tới đâm vào. Trong trường hợp đó lỗi tại ai? - GVKết luận: Khi điều khiển bất cứ một phương tiện nào cần phải bảo đảm tốc độ hợp lí, không được phóng nhanh để tránh tai nạn. C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: ( 3’) - GV NX tiết học. - VN xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - 1, 2HS nhắc lại. - HS nghe. - HS ghi bài vào ở. - HSQS và lắng nghe GV giảng. - HS nghe. - HS lắng nghe. + Có 5 nguyên nhân, trong 5 nguyên nhân thì có 3 nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện gây ra, vì thế đó là nguyên nhân chính. - HS nghe. - Vài HS kể trước lớp. - HS phân tích nguyên nhân gây TNGT. - HS nghe. - HS thực hiện trò chơi theo HD của GV - Cả lớp quan sát ai dừng lại ngay, ai chưa dùng lại được ngay. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. Bài 5: EM CẦN LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU. - HS hiẻu nội dung, ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về TNGT - HS phân tích nguyên nhân của TNGT theo Luật GTĐB - HS hiểu và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác. - HS tham gia các hoạtt động của lớp, Đội TNTP về công tác đảm bảo ATGT - Hiểu được phòng ngừa TNGT là trách nhiệm của mọi người. - Nhắc nhở bạn hoặc những người chưa thực hiện đúng quy định của Luật GTĐB. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Số liệu thống kê về TNGT hằng năm của cả nước và địa phương - Viết các tình huống đóng vai - HS: Mỗi em viết hoặc vẽ về chủ đề ATGT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. KTBC: (3’) ? Nêu những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông ? - GVNX, đánh giá. B. BÀI MỚI: (30’) 1. GTG: (1’) - Bài học ATGT hôm nay, chúng ta tìm hiểu cần làm gì để thực hiện ATGT. - Ghi đầu bài. 2. Nội dung hoạt động: (29’) *. HĐ 1: " Tuyên truyền" - Cho các tổ trưng bày sản phẩm tranh ảnh đã sưu tầm được hay bài viết đã chuẩn bị ở tiết trước. - GVNX, khen ngợi. - GV nêu 2 mẩu tin về TNGT cho HS nhận xét + Tin 1: Từ 1/9/2002đến 30/9/ 2001 tháng ATGT toàn quốc xảy ra 2225 vụ TNGT đường bộ làm 792 người bị chết và 2630 người bị thương. + Tin 2: Tình hình tai nạn giao thông cả nước từ 19- 28 / 4 / 2002 xảy ra 614 vụ tai nạn làm chét 225 người, bị thương 663 người. TB mỗi ngày xảy ra 88 vụ TNGT. - GV tổ chức Trò chơi sắm vai. - GV nêu một tình huống nguy hiểm : " Bạn An đi sinh hoạt CLB, vì quá ham mê nên về muộn. Trời đã tối, An phải đi xe đạp về nhà nhưng xe đạp của An không có đèn chiếu sáng, đèn phản quang, em lại mặc áo xanh thẫm. Con đường về nhà lại không có đèn chiếu sáng. Trước tình huống này bạn An phải xử lí như thế nào để đảm bảo an toàn ? Em có thể đưa ra giải pháp hợp lí thuyết phục bạn An thực hiện - Y/c HS đóng vai theo cặp. - Gọi HS lên thể hiện. - GV cùng HSNX, bổ sung. *.HĐ2: Lập phương án thực hiện ATGT - GV chia lớp làm 3 nhóm Nhóm 1: Gồm các em tự đi xe đạp đến trường, lập phương án "Đi xe đạp an toàn Nhóm 2: Các em được cha mẹ cho ngồi trên xe đạp , xe máy đến trường , lập phương án " Ngồi trên xe máy an toàn" Nhóm 3: Gồm các em đi bộ đến trường "Con đường đi đến trường an toàn" - Yêu cầu: + Điều tra khảo sát + Giải pháp( biện pháp thực hiện + Duy trì tổ chức thực hiện (KT) - GV treo bài mẫu và y/c HS thực hiện theo HD. * Ví dụ: Phương án đi xe đạp an toàn Nội dung trình bày: + Khảo sát điều tra: . Thống kê có bao nhiêu bạn đi xe đạp, bao nhiêu chiếc có chất lượng tốt, bảo đảm an toàn, bao nhiêu chiếc chưa đảm bảo an toàn? . Có bao nhiêu bạn đi xe thành thạo? Có bao nhieu bạn mới tập đi? . Có bao nhiêu bạn chưa nắm vững điều luật quy định đối với người đi xe đạp?... + Kế hoạch, biện pháp thực hiện: . Xe đạp nào chưa đảm bảo an toàn phải được sửa chữa( đề nghị bố mẹ cho tiền sửa chữa) bạn nào đi xe đạp của bố mẹ ( xe đạp người lớn ) phải tìm cách khắc phục. VD: Hỏi ý kiến bố mẹ xem có thể mua cho bạn có chiếc xe phù hợp hay không, hoặc phải hạ cọc yên xuống thấp nhất. - Gọi xá nhóm trình bày. - GV cùng HSNX, bổ sung. - GVNX, khen ngợi. C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2’) - GVNX tiết học. - VN học bài và làm tốt luật ATGT. - Vài HS nêu. - HS nghe. - HS ghi bài vào vở. + Các tổ trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình, phân tích nội dung, ý nghĩa của sản phẩm. Cảm tưởng khi sáng tác hoặc sưu tầm,nêu ý nghĩa giáo dục - HS nhận xét về sản phẩm của bạn - HS nghe nhận xét tính chất nghiêm trọng của sự việc vừa nêu làm cho em cảm giác ghê sợ về TNGT. - HS nghe và 1- 2 cặp đóng vai: + A: Mình phải về nhà, nếu không về thì bố mẹ mình sẽ lo lắng. + B: Nếu cậu về thì không an toàn, đi đường mà không ai nhìn thấy là rất nguy hiểm. Rất có thể xảy ra tai nạn đối với cậu. + A; Vậy theo cậu thì nên như thế nào? + B: Tốt nhất là cậu điện thoại về xin phép bố mẹ cho cậu ở lại nhà mình. + A: Có lí thế mà tớ không nghĩ ra ( Tình huống khác: Nếu nhà bạn An không có điện thoại thì sao? - A: Nhưng nhà tớ lại chưa có điẹn thoại. - B: Vậy thì cậu gọi điện vè cho nhà ai ở gần nhà cậu, nhờ báo tin cho bố mẹ cậu biết. - A: Hàng xóm tớ thì có điện thoại đấy, nhưng tớ lại không biết số điện thoại nhà họ. Thế mới chán chứ! - B: Thôi thế thì cậu đi với tớ sang nhà bạn tớ ở cùng phố, tớ mượn cho cậu một chiếc xe đạp có đủ đèn chiếu sáng, đèn phản quang để đi về, mai đi học cậu mang đến đây đổi lại xe. Thế được chưa? -A: Ôi thế thì tuyệt quá tớ cám ơn cậu nhiều. - Các nhóm nhận giấy khổ to và về nhóm của mình thực hiện y/c. - Đại nhóm lần lượt trình bày. - Nhóm khác NX, bổ sung. - HS nghe.

File đính kèm:

  • docGiáo án Dưỡng - an toàn giao thông 5.doc