Giáo án An toàn giao thông 5 - GV: Phạm Quỳnh Hoa

AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 1: BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Ôn nội dung, ý nghĩa của biển báo giao thông.

 - Hiểu ý nghĩa, nội dung của các biển báo giao thông mới (10 biển báo)

 2. Kĩ năng: Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông

 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện theo biển báo giao thông

II. Chuẩn bị: Các biển báo giao thông, Phiếu học tập

III. Các hoạt động chính

1. Hoạt động 1: Trò chơi "Phóng viên"

 ? Ở gần nhà em có những biển báo giao thông nào?

 ? Những biển báo đó được đặt ở đâu?

 ? Tại sao lại có những người không tuân theo biển báo?

 KL: (SGK)

2. Hoạt động 2: Ôn lại những biển báo đã học.

 - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi em trong nhóm cầm 1 biển báo. HS các nhóm khác quan sát trả lời về ND, ý nghĩa của biển báo đã học.

 - Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV kết luận (SGK).

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông 5 - GV: Phạm Quỳnh Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 1: BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: 1.. Kiến thức: Ôn nội dung, ý nghĩa của biển báo giao thông. - Hiểu ý nghĩa, nội dung của các biển báo giao thông mới (10 biển báo) 2. Kĩ năng: Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện theo biển báo giao thông II. Chuẩn bị: Các biển báo giao thông, Phiếu học tập III. Các hoạt động chính 1. Hoạt động 1: Trò chơi "Phóng viên" ? Ở gần nhà em có những biển báo giao thông nào? ? Những biển báo đó được đặt ở đâu? ? Tại sao lại có những người không tuân theo biển báo? KL: (SGK) 2. Hoạt động 2: Ôn lại những biển báo đã học. - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi em trong nhóm cầm 1 biển báo. HS các nhóm khác quan sát trả lời về ND, ý nghĩa của biển báo đã học. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV kết luận (SGK). 3. Nhận dạng các biển báo hiệu. ? Có những nhóm biển báo nào ? (Có 3 nhóm: Biển báo cấm, BIển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.) - GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm chọn những biển báo theo yêu cầu của nhóm mình và ý nghĩa và tác dụng của chúng. B1: Đại diện mỗi nhóm lên gắn biển báo của nhóm mình lên bảng. Sau đó trình bày ý nghĩa và tác dụng của chúng. - Lớp cùng GV nhận xét. KL (SGK) B2: Tìm hiểu tác dụng của biển báo giao thông. a) Biển báo cấm: HS so sánh 2 biển báo tìm ra điểm khác nhau để xác định nội dung. b) Biển báo nguy hiểm: + Đường người đi bộ cắt ngang + Đường người đi xe đạp cắt ngang. + Biển báo công trường + Biển báo giao nhau với đường ưu tiên. c) Biển chỉ dẫn + Trạm cấp cứu + Trạm cảnh sát giao thông. KL: (SGK) 4. Hoạt dộng 4: Luyện tập - HS vẽ biển báo giao thông. Mỗi HS vẽ từ 1-2 biển báo giao thông (Có ghi tên biển) - HS trình bày bài làm của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét về độ chính xác của bài vẽ và cách nêu tác dụng. 5. Hoạt động 5: Trò chơi - GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm nhận 5-6 bảng ghi tên biển báo các nhóm thi gắn tên biển báo theo hiệu lệnh của GV. IV. Củng cố - Dặn dò - HS nhắc lại tên và ý nghĩa của 10 biển báo giao thông vừa học. - Thực hiện và vận động người thân chấp hành nghiêm túc các biển báo giao thông và luật giao thông đường bộ AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 2: KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I.Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết những quy định đối với người đi xe đạp đảm bảo an toàn; Cách lên xe, cách xuống xe. + Ở đường 1 chiều và 2 chiều: xe đạp đi phía bên phải, đi vào làn đường dành cho xe thô sơ. + Khi rẽ, đổi hướng: người đi xe đập phải nhường đường cho người đi bộ. 2. Kĩ năng: Biết cách điều khiển xe đạp an toàn qua đường. 3. Thái độ : có ý thức điều khiển xe an toàn. II. Chuẩn bị: Vẽ mô hình đường phố ( Nêu có điều kiện thì vẽ trên sân trường). III. Các hoạt động chính. 1. Hoạt động 1: Trò chơi"Đi xe đạp trên sa bàn" - GV giới thiệu mô hình 1 đoạn đường phố. (Có đặt minh họa các loại phương tiện giao thông bằng nhựa hoặc bằng giấy) - GV hỏi HS cách đi xe đạp với các tình huống khác nhau. Chẳng hạn: ? Người đi xe đạp nên đi từ điểm O đến điểm D như thế nào ? ? Người đi xe đạp nên đi từ điểm D đến điểm E như thế nào ? ? Khi rẽ ở đoạn đường giao nhau xe nào được quyền ưu tiên? ? Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến từ A đến K như thế nào? ? Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến từ N đến M như thế nào? ? Khi xe đạp muốn rẽ, người điều khiển xe đạp phải đi như thế nào? - GV KL: (SGK) 2. Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường - GV CB vẽ sẵn một đoạn ngã tư có vạch kẻ phân làn đường. - HS thực hành đi xe đạp từ đường chính rẽ vào đường phụ theo 2 nhóm. - HS và GV cùng quan sát và nhận xét. ? Khi rẽ, tại sao ta cần phải giơ tay xin đường? ? Tại sao xe đạp lại đi vào làn đường sát bên phải? KL: SGK IV. Củng cố - Nêu những quy định của việc đi xe đạp an toàn. - Nhắc nhở HS khi đi xe đạp cần phải thực hiện đúng quy định của Luật giao thông đường bộ. AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Xác định được những tình huống an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp trên đường. 2. Kĩ năng: Biết phòng tránh các tình huống không an toàn. 3. Thái độ: Hiểu các quy định của luật Giao thông đường bộ. II. Nội dung: 1. Những đặc điểm thể hiện điều kiện an toàn của đường phố: - Đường phẳng, có trải nhựa hoặc bê tông - Đường rộng có nhiều làn xe và giải phân cách hoặc đường 1 chiều. - Đường có vỉa hè. Đường có đèn chiếu sáng. 2. Những đặc điểm của con đường chưa đủ điều kiện an toàn: - Đường 2 chiều nhưng hẹp; đường quanh co có nhiều xe cộ, đường có nhiều nhánh nhỏ; đường không có vỉa hè, nhiều nhà làm sát bên đường. III.Chuẩn bị: Sơ đồ tượng trưng cho con đường từ nhà đến trường, phiếu học tập. IV. Các hoạt động chính. 1. Hoạt động1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường. ? Em đến trường bằng phương tiện gì? - HS nói về phương tiện mà mình thường đi đến trường hàng ngày. ?Em hãy kể về con đường mà em đi qua để đến trường? (VD: trên đường có mấy chỗ giao nhau? Chỗ giao nhau có đèn tín hiệu hay vòng xuyến không?...) ? Theo em trên con đường đến trường có những điển nào không an toàn? - HS kể về con đường đi đến trường của mình cho bạn cùng bàn nghe. 2. Hoạt động 2: Xác định con đường an toàn đến trường. - HS biết được con đường an toàn hay không an toàn. - Thảo luận đánh giá mức độ an toàn dựa vào "Bảng đánh giá mức độ an toàn và kém an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp" - KL: SGK 3. Hoạt động 3: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT a) Tình huống TH1: Một thanh niên phóng xe máy nhanh qua cổng trường thì 1 bạn chạy qua đường. TH2: Người đi xe đạp đi vào làn đường dành cho xe cơ giới. TH3: Trên đường đi học và tan học đúng giờ cao điểm, HS đi cả dưới lòng đường. - HS thảo luận để nêu những khả năng nguy hiểm có thể xảy ra ở các tình huống trên. KL: SGK b) Luyện tập: Lập phương án xác định con đường đi an toàn từ nhà đến trường; Đảm bảo ATGT ở khu vự trường học - GV chia lớp thành 2 nhóm; mỗi nhóm thảo luận bàn bạc để lập phương án 1nội dung. + N1 "Con đường an toàn đi đến trường" : những nơi chưa an toàn như trời mưa đường đất trơn gồ ghề, nhiều ao hồ? cách phòng tránh TNGT ở những nơi đó? Chọn đường đi an toàn nhất để đến trường. + N2 "Đảm bảo ATGT ở khu vực trường" : trường nằm ở khu đông dân cư hoặc nằm ngay trục giao thông,.... - Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo. - HS và GV cùng nhận xét, kết luận. KL: SGK V. Củng cố - Dặn dò: - Biết chọn đường đi an toàn nhất để đến trường và đảm bảo ATGT ở khu vự trường học AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 4: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân. 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ. II. Nội dung: * Những nguyên nhân gây tai nạn giao thông là do: - Người tham gia giao thông không chấp hành luật giao thông: về tốc độ, .... - Điều kiện giao thông không an toàn. - Phương tiện giao thông không an toàn. III.Chuẩn bị: Tranh vẽ các tình huống. IV. Các hoạt động chính. 1. Hoạt động1: Tìm hiểu nguyên nhân gây TNGT. a) Mục tiêu: Hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây TNGT. b) Tiến hành: GV treo các bức tranh về TNGT * Kể một câu chuyện - GV phân tích: + Hiện tượng: Xe ô tô đâm vào xe máy cùng chiều + Nguyên nhân: Người đi xe máy không xin đường; Khoảng cách ô tô và xe máy quá gần; Người lái ô tô không làm chủ tốc độ,... ? Có mấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? - KL: SGK 2. Hoạt động 2: Thử xác định nguyên nhân gây TNGT. a) Mục tiêu: Nguyên nhân, chính chủ yếu là do người tham gia giao thông. b) Cách thực hiện - GV hoặc HS kể các câu chuyện về cá vụ tai nạn giao thông được nghe hoặc chứng kiến. Sau đó cùng phân tích về nguyên nhân gây TNGT - KL: SGK 3. Hoạt động 3: Thực hành làm chủ tốc độ. a) Mục tiêu: - HS có ý thức chấp hành luật giao thông khi đi xe đạp hoặc đi bộ. b) Tiến hành: - Thử nghiệm về tốc độ - HS chơi trò chơi trên sân trường - 2 em thực hành: một em đi bộ, một em chạy - HS quan sát, nhận xét. KL: SGK V. Củng cố - Dặn dò: - Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. - Biết đi xe đúng tốc độ quy định. AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 5: EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu nội dung và ý nghĩa của các số liệu thống kê về tai nạn giao thông. 2. Kĩ năng: Hiểu và giải thích được các điều luật đơn giản. 3. Thái độ: Hiểu được phòng ngừa tai nạn giao thông là trách nhiệm của mỗi người. II. Nội dung an toàn giao thông: - Thảo luận các số liệu thống kê về tai nạn giao thông. - Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền. - Xây dựng ý thức cộng đồng. III.Chuẩn bị: Số liệu thống kê về tai nạn giao thông. IV. Các hoạt động chính. 1. Hoạt động1: Tuyên truyền. a) Mục tiêu: Gây cho các em ấn tượng rõ nét về TNGT. b) Tiến hành: * Bước 1: - GV chia mỗi nhóm một khoảng tường để trưng bày sản phẩn sưu tầm được về TNGT * Bước 2: - Gv đọc số liệu đã sưu tầm được - HS phát biểu cảm tưởng * Bước 3: - Gọi đại diện các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. - HS cả lố nghe và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn 2. Hoạt động 2: Trò chơi Sắm vai. a) Mục tiêu: Rèn kĩ năng tuyên truyền. b) Cách thực hiện - GV nêu một số tình huống nguy hiểm có thể gây tai nạn khi tham gia giao thông. - HS thảo luận tìm cách gải quyết tình huống. KL: SGK 3. Hoạt động 3: Lập phương án thực hiện ATGT. a) Mục tiêu: - Nhằm làm cho các em vận dụng kiến thức để xây dựng phương án thực hiện ATGT. b) Tiến hành: * Bước 1: Lập phương án thực hiện ATGT. - Chia lớp thành 3 nhóm * Bước 2: Trình bày phương án tại lớp. - Nội dung trình bày: + Khảo sát điều tra + Kế hoạch, biện pháp thực hện + Tổ chức thực hiện - Các nhóm báo cáo, nhận xét. V. Củng cố - Dặn dò: - Kết luận chung của cả bài - Hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docAN TOAN GIAO THONG L5.doc
Giáo án liên quan