Giáo án Âm nhạc Lớp 3 cả năm chuẩn

I. Mục tiêu.

- Biết hát theo giai điệu và lời một.

- Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.

- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao

II. Giáo viên chuẩn bị.

- Học thuộc bài hát, tập hát chuẩn xác với tính chất hùng mạnh. Chia câu để dạy hát.Nhạc cụ đàn oocgan.

- Một số tranh ảnh về lễ chào cờ.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc46 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 cả năm chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - Học sinh hát thuộc lời 2 của bài, đúng giai điệu. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ - Học sinh được nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca. II – Chuẩn bị: - Giáo viên: Nhạc cụ đệm, máy nghe - Học sinh: SGK Âm nhạc, nhạc cụ gõ đệm, chuẩn bị các động tác phụ hoạ. III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn tập lời 1, dạy lời 2 - GV đệm đàn cho cả lớp ôn lời 1 một số lần cho thật thuộc. - Tiến hành cho đọc đồng thanh lời ca - Tập từng câu theo lối móc xích, chú ý các tiếng có luyến. - Cho hát cả 2 lời kết hợp gõ đệm theo nhịp 2. - GV lắng nghe và sửa sai cho hs. Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ - Hướng dẫn các động tác phụ hoạ cho bài hát. - GV làm mẫu cho hs xem một lần. - Cho hs đứng dậy tập từng động tác. - Gọi từng nhóm lên biểu diễn. Hoạt động 3: Nghe nhạc - Giáo viên giới thiệu xuất xứ bài nhạc, nội dung. - Cho học sinh nghe lần thứ nhất. - Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình khi nghe bài nhạc. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng - Nghe lại lần thứ hai và đứng dậy vận động theo bài nhạc đó. Hoạt động 4: Kết thúc - Mời cả lớp đứng dậy vận động theo bài hát - Học sinh hát lại bài hát vài lần - Dặn dò về nhà ôn tập tốt bài hát - Tiết học kết thúc Tuần 27 Thứ 5 ngày 17 tháng 03 năm 2011 Âm nhạc 3 Tiết 27: Học bài hát: Tiếng hát bạn bè mình I – Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện đúng các chổ nửa cung và đảo phách. - Hát đồng đều, hoà giọng, nhẹ nhàng. - Học sinh biết bài “Tiếng hát bạn bè mình” có tính chất vui, sinh động dùng để hát tập thể. - Giáo dục các em lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người. II – Giáo viên chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm của GV, bảng phụ. - Hát chuẩn xác bài “Tiếng hát bạn bè mình” - Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: Dạy bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” - Giới thiệu bài: Tuổi thơ luôn mơ ước được sống trong hoà bình, thế giới không có chiến tranh và cuộc đời luôn vang lên tiếng hát. Nội dung đó được thể hiện trong bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” của nhạc sỹ Lê Hoàng Minh - Cho các em quan sát tranh vẽ nội dung bài hát. - Cho HS nghe giai điệu bài hát, sau đó nghe GV hát mẫu. - Tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích. -Học sinh luyện tập theo nhóm và cá nhân Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - Vừa hát vừa vổ tay theo phách: Trong không gian bay bay, một hành tinh thân ái * * ** * * ** - Hướng dẫn các em gõ đệm theo tiết tấu lời ca Trong không gian bay bay, một hành tinh thân ái * * * * * * * * * * - Đứng hát và nhún chân nhịp nhàng Hoạt động 3: Kết thúc - Cuối tiết học cho lớp đứng dậy vận động đung đưa theo nhịp của bài. - Về nhà hát thuộc bài hát đã học Tuần 28 Thứ 5 ngày 24 tháng 3 năm 2011 Tiết28 - Ôn tập bài hát :Tiếng hát bạn bè mình. - Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son. I. Mục tiêu. - Giúp HS hát đúng giai điệu,thuộc lời ca.(phát âm rõ ràng,hoà giọng.) - Biết hát kết hợp vận động và gõ đệm. - Biết kẻ khuông nhạc,và viết đúng khoá. II. Chuẩn bị của GV. - Nhạc cụ: Đàn óc gan.Dụng cụ: Thanh, Mõ, Trống. Bảng phụ kẻ khuông nhạc III. Hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Ôn bài hát: Tiếng hát bạn bè mình. - GV đệm đàn HS hát ôn luyện cả lớp 1 - 2 lần. - GV cho gõ đệm theo phách, nhịp,tiết tấu. -GV mời một vài nhóm đứng tại chổ vừa hát vừa thực hiện gõ đệm . Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - GV hướng dẫn HS quan sát: Động tác 1: (câu 1 và câu 2). Chân bước sang phải đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước quay người sang phải, rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác trên nhưng đổi hướng. - Động tác 2: ( Câu hát 3 và 4). Hai tay giang 2 bên,động tác chim vỗ cánh bay,chân nhún nhịp nhàng. - Động tác 3: ( Câu hát 5 và 6). Hai HS xoay mặt đối diện nhau,vỗ tay,nghiêng sang phải,nghiêng sang trái,chân nhún theo nhịp 2. - Động tác 4:( Câu hát 7 và 8 ). Hai HS nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay. - GV cho mời một vài nhóm lên bảng cùng thực hiện Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son. - GV treo bảng phụ kẻ khuông nhạc lên bảng HS quan sát - GV giới thiệu : Khuông nhạc có 5 dòng kẻ ngang và có 4 khe,các dòng kẻ cách đều nhau không quá rộng và khoá son được đạt ở đầu khuông nhạc - GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS kẻ và tập viết khoá son. - GV cho mời một vài cá nhân lên bảng kẻ và viết. IV. Tổ chức trò chơi - GV đưa ra cách chơi: GV sẻ chọn ra 3 đội và 3 đội sẽ lên bảng viết khoá son và trong thời gian 30 giây đội nào viết được nhiều khoá son đúng và đẹp thì đội đó sẽ giành quyền thắng. Tuần 30 Thứ 5 ngày 7 tháng 4 năm 2011 Tiết 30: Kể chuyện ÂN: Chàng Óc Phê và cây đàn Lia Nghe nhạc I – Mục tiêu: - Thông qua câu chuyện thần thoại Hy Lạp, các em biết về tác dụng của Âm nhạc. - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ Âm nhạc của HS thông qua nghe một, hai tác phẩm. II – Giáo viên chuẩn bị: - Đọc diễn cảm câu chuyện Chàng Óc Phê và cây đàn Lia. - Băng nhạc. III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: Kể chuyện - Giáo viên kể câu chuyện cho Hs nghe. - Cho HS xem tranh cây đàn Lia. - Nêu một số câu hỏi: + Tiếng đàn của Óc Phê hay như thế nào? + Vì sao Chàng lại cảm hoá được Ông lão lái đò và Diêm Vương? - GV kể lại câu chuyện một lần nữa. Hoạt động 2: Nghe nhạc - Gv cho HS nghe băng một bài thiếu nhi chọn lọc - Sau khi nghe xong GV đặt câu hỏi: + Tên bài hát là gì? Tác giả bài hát là ai? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? Hoạt động 3: Kết thúc - GV cho HS hát một bài đã học. Vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài. Tuần 31 Thứ 5 ngày 14 tháng 04 năm 2011 Tiết 31: Ôn tập 2 bài hát: Chị Ong nâu và em bé Tiếng hát bạn bè mình Ôn tập các nốt nhạc. I – Mục tiêu: - HS thuộc 2 bài đã học, hát đúng giai điệu và tập hát diễn cảm. - Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ. - Nhìn trên khuông nhạc biết gọi tên các nốt nhạc. II – Giáo viên chuẩn bị: - Nhạc cụ, băng nhạc. - Bảng phụ có khuông nhạc, trò chơi Âm nhạc. III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn bài hát “Chị Ong nâu và em bé” - Cho cả lớp ôn luyện bài hát thật thuộc, hát đều và đúng nhạc. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp cùa bài. - Cho từng nhóm biểu diễn trước lớp Hoạt động 2: Ôn tập bài “Tiếng hát bạn bè mình” - Ôn luyện theo các hình thức - Khi ôn luyện kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. - Cho thực hiện gõ đệm theo tiết tấu lời ca, phách hoặc nhịp của bài hát. - Cho hát đơn ca . GV nhận xét động viên các em thể hiện đúng sắc thái của bài. Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc - Giáo viên dùng khuông nhạc bàn tay cho HS nhớ lại vị trí các nốt nhạc trên khuông - Cho viết các hình nốt và tên nốt lên khuông nhạc Hoạt động 4: Trò chơi “ Phân biệt âm sắc” GV hướng dẫn các em thực hiện trò chơi. Kết thúc bài học mời cả lớp thực hiện bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” Tuần 32 Thứ 5 ngày 21 tháng 04 năm 2011 Âm nhạc 3 Bài 32: Học bài hát: Sen hồng Nhạc và lời: Lê Bách I – Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu, đúng lời ca, thể hiện được tình cảm của bài. - Biết thêm một bài hát của nhạc sĩ Lê Bách . II – Giáo viên chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm, gõ của GV và HS. - Hát tốt bài hát “Sen hồng” III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: Dạy bài hát - Giáo viên giới thiệu tên bài hát và tác giả cho HS biết. - Cho các em nghe hát mẫu và nghe giai điệu của bài. - Đọc đồng thanh lời ca. - Tiến hành dạy từng câu cho đến hết bài. - Luyện tập theo nhóm và cá nhân. Hoạt động 2: Kết hợp. - Hướng dẫn các em vổ tay theo phách, nhịp. - Thi đua giữa các nhóm. - GV nhận xét, sửa sai cho các em . Hoạt động 3: Trò chơi - GV tổ chức cho các em hát những bài hát có tên các con vật. - Cuối tiết học cho cả lớp đứng dậy vừa hát vừa vận động theo nhịp 2 của bài. IV: cũng cố dặn dò: - Học sinh hát lại bài hát vài lần kết hợp vỗ tay - Dặn dò về nhà ôn tâp tốt bài học kết thúc Tuần 33 Thứ 5 ngày 28 tháng 4 năm 2011 Âm nhạc 3 Tiết 33: Ôn tập các nốt nhạc Tập biểu diễn các bài hát Nghe nhạc I – Mục tiêu: - Học sinh nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông. - Tập biểu diễn một vài nốt nhạc đã học - Rèn luyện sự tập trung nghe nhạc của các em. II – Giáo viên chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm, gõ, băng nhạc. III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc - Gợi ý để các em nhớ lại tên các nốt nhạc mà các em đã được học. Đó là: Đ, R, M, F, S, L, X. - Hình nốt: Trắng, đen, đơn, kép - Và các vị trí trên khuông nhạc Hoạt động 2: Tập biểu diễn - GV chọn bài và chia lớp ra thành các nhóm. - Cho từng nhóm lên biểu diễn trước lớp, kết hợp những động tác phụ hoạ cho bài hát. - Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau - Giáo viên chú ý lắng nghe, sửa những chổ các em hát sai. Hoạt động 3: Nghe nhạc - Cho các em nghe một bài dân ca đồng bằng Bắc Bộ - Đặt câu hỏi sau khi các em đã nghe - Cho nghe lại lần thứ hai. Hoạt động 4: Kết thúc - Dặn các em về nhà hát thuộc các bài đã được học. - Cho hát bài “Chị ong nâu và em bé”. Vừa hát vừa vận động phụ hoạ cho bài hát. - Ôn tập các bài hát đã học chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm - Giáo viên nhận xét chung tiết học Tuần 35 Thứ 4 ngày 12 tháng 5 năm 2011 Âm Nhạc 3 Tiết 35 Ôn tập và kiểm tra I. Mục tiêu: - Giáo viên giúp các em nhớ các bài hát đã học từ đầu năm, tên tác giả của bài. - Thuộc được các bài hát đó. - Biết gõ đệm theo các cách đã học và vận động phụ hoạ cho bài hát. -Thực hiện tốt các hình thức hát, như: đối đáp, nối tiếp, đơn ca, song ca và tốp ca. - Cho các em ôn luyện kết hợp các động tác phụ hoạ hoặc gõ đệm. II. Chuẩn bị. 1.Giáo viên: - Nhạc cụ đàn óc gan - Tập luyện đệm đàn các bài hát trong chương trình. 2. Học sinh: - Chuẩn bị các nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan, mõ, trống nhỏ. III. Hoạt động dạy học. - Giáo viên đệm đàn cho cả lớp ôn tập các bài hát đã học. - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm 4 đến 5 em. Cho các nhóm bốc thăm bài hát của mình sau đó các nhóm tự tập biểu diễn bài hát đó trong 5 phút. - Giáo viên tiến hành tổ chức cho các nhóm biểu diễn và đánh giá kết quả.

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam lop 3.doc
Giáo án liên quan