Giáo án âm nhạc lớp 1 tuần 21

 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Tập tầm vông”. Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.

 Tác giả Lê Hữu Lộc dựa trên câu đồng dao “Tập tầm vông tay không tay có, tập tầm vó tay có tay không” trong dân gian để viết thành bài hát cho các em có thể vừa hát kết hợp với trò chơi thật vui.

 GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

 Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.Có thể chia bài hát thành 4 câu, mỗi câu gồm 4 nhịp, riêng câu cuối có 6 nhịp.

 GV dạy HS hát từng câu, mỗi câu hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu của bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu hát.

 Sau khi tập xong cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Sửa sai nếu có.

 Cho HS hát theo dãy , theo nhóm và theo từng cá nhân

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 1 tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hát mẫu cho HS nghe. - GV đọc lời ca từng câu, HS đọc theo. - Dạy cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. Cho HS đứng hát , đung đưa theo nhịp 3/8. HS vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách. Mặt trăng tròn nhô lên tỏa sáng xanh khu rừng... Nhịp. x x x x Phách. x x x xx x x x x xx + Trò chơi. Hai HS ngồi đối diện nhau, phách 1 từng em vỗ tay, phách thứ 2 và 3 các em lần lượt vỗ vào lòng bàn tay của nhau. Cứ tiếp tục vừa đếm 1-2-3 vừa chơi như hướng dẫn, cần làm thật đều đặn, nhịp nhàng. Khi đã thực hiện thành thạo kết hợp vừa hát vừa chơi. 3 / Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Vừa rồi các em học hát bài gì? ( Cùng múa hát dưới trăng). - Nhạc và lời của ai? ( Hoàng Lân ) - Giai điệu của bài hát như thế nào? ( Vui tươi, nhịp ,nhàng, nhảy múa). - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Tình thân ái và gắn bó của các loài vật trong rừng, cùng nhau vui chơi nhảy múa trong những đêm trăng sáng). - GD: Loài vật cũng có tình bạn bè thân ái, như vậy đối với chúng em là những HS cùng học 1 trường thì phải biết làm gì? (Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau). Về nhà hát thuộc bài hát đúng nhịp và đúng giai điệu. Hs lắng nghe - HS đọc lời ca. - HS hát theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên - HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - HS trả lời - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 3. TIẾT THỨ: 36. TUẦN:21. ÔN LUYỆN: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG. Nhạc và lời: Hoàng Lân I / MỤC TIÊU. - Hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết bài “ Cùng múa hát dưới trăng” là bài hát nhịp 3/8, tính chất tươi vui, nhịp nhàng, nhảy múa. Giáo dục các em tình bạn bè thân ái. II/ Chuẩn bị: Hát chuẩn xác bài hát. Đàn , nhạc cụ gõ. Bảng phụ chép lời ca, tranh ảnh minh họa . III/ Các hoạt động dạy và học: 1/ Hoạt động 1: Cho cả lớp hát lại bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” 2 lần. GV giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài. -HS luyện hát vài lần. - Từng nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. Cho HS đứng hát , đung đưa theo nhịp 3/8. HS vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách. 3 / Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Vừa rồi các em học hát bài gì? ( Cùng múa hát dưới trăng). - Nhạc và lời của ai? ( Hoàng Lân ) - Giai điệu của bài hát như thế nào? ( Vui tươi, nhịp ,nhàng, nhảy múa). - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Tình thân ái và gắn bó của các loài vật trong rừng, cùng nhau vui chơi nhảy múa trong những đêm trăng sáng). - GD: Loài vật cũng có tình bạn bè thân ái, như vậy đối với chúng em là những HS cùng học 1 trường thì phải biết làm gì? (Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau). Về nhà hát thuộc bài hát đúng nhịp và đúng giai điệu. __________________________________________ GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 4. TIẾT THỨ :41. TUẦN : 21. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: BÀN TAY MẸ. Nhạc: Bùi Đình Thảo. Lời: Tạ Hữu Yên. Ngày soạn: 13-o1-2014. I / MỤC TIÊU. HS hát đúng giai điệu, lời ca. Qua bài hát nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ. II/ Chuẩn bị: Hát chuẩn xác, đệm đàn thành thạo. Nhạc cụ gõ, bảng phụ chép lời ca. III/ Các hoạt động dạy và học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + GV giới thiệu: Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc dạy bảo chúng ta thành người. Biết bao bài thơ đẹp, bài hát hay đã ca ngợi công ơn của mẹ: Công cha như núi Thái Sơn . Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Thật vậy! Nghĩa mẹ không bao giờ cạn, tình mẹ không bao giờ vơi. Nhạc sĩ BBùi Đình Thảo dựa vào bài thơ cùng tên của nhà thơ Tạ Hữu Yên viết lên bài hát Bàn tay mẹ để chúng ta hát về mẹ. 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Bàn tay mẹ”. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Cho HS đọc lời ca. Khi dạy bài hát GV nên dịch giọng cho phù hợp giọng hát HS. - GV lưu ý 4 chỗ luyến xuống bằng 2 nốt nhạc của 1 phách, 2 chỗ cuối câu ngân dài 3 phách. GV dạy cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Cho HS hát theo dãy, theo tổ, theo bàn và cá nhân. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách. Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc nhẹ nhàng. 3/ Củng cố dặn dò: Vừa rồi các em được học bài hát gì? - Nhạc của ai? Lời của ai? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? “ Bài hát ca ngợi công ơn chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ, phải trải qua bao gian nan vất vả nuôi nấng chúng ta nên người”. - Hãy kể tên những bài hát nói về mẹ mà em biết? “ Lời ru của mẹ (Vũ Trọng Tường); Chỉ có một trên đời ( Trương Quang Lục); Lòng mẹ ( Y Vân); Ca dao mẹ (Trịnh Công Sơn)........” Về nhà hát cho thuộc bài hát “ Bàn tay mẹ” để tiết sau ôn tập. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc lời ca. - HS hát từng câu theo h/dẫn của GV. - HS thực hiện. - HS trả lời - HS kể tên 1 số bài hát. - HS lắng nghe, thực hiện. GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 4. TIẾT THỨ :42. TUẦN : 21. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI: BÀN TAY MẸ. Nhạc: Bùi Đình Thảo. Lời: Tạ Hữu Yên. Nội dung: HS hát đúng giai điệu, lời ca. Qua bài hát nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ. Biết một số hình thức hát biễu diễn. - HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. GV làm mẫu cho HS thấy. - GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp . - Vừa hát toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài. Một số hình thức trình bày bài hát. Bài hát hôm nay các em được trình bày theo nhiều cách khác nhau như: Đơn ca, song ca,… GV cho HS lên trình bày bài hát dưới hình thức đơn ca , song ca hoặc tốp ca v.v…. Trong khi HS trình bày bài hát GV có thể đệm đàn theo để HS hòa giọng. * Củng cố dặn dò: Vừa qua ta được học bài hát gì? Được viết ở nhịp mấy? Nhịp 2/4 Giai điệu bài hát như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? Em nào có thể kể tên 1 số bài hát thiếu nhi nói về mẹ mà em biết? Về nhà hát cho thuộc bài hát “ Bàn tay mẹ” để tiết sau ôn tập. GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 5. TIẾT THỨ :41. TUẦN : 21. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC. Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích. Ngày soạn: 13 - 01 -2014. I / MỤC TIÊU. - Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca và thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát. II/ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ, đàn. Tranh ảnh về lăng Bác Hồ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Phần mở đầu. GV giới thiệu tác giả, bài hát. Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích lả người rất thành công với những sáng tác âm nhạc dành cho thiếu nhi như: Đưa cơm cho mẹ đi cày; Em bay trong đêm pháo hoa; Tiếng chim trong vườn Bác; Tre ngà bên lăng Bác. Hôm nay các em học bài “Tre ngà bên lăng Bác”, bài hát có giai điệu du dương, thiết tha thể hiện cảm xúc của các em thiếu nhi được đến thăm lăng Bác Hồ. 2/ Phần hoạt động: 1/ Hoạt động 1: Cho HS đọc lời ca trên bảng phụ. GV giải thích các từ khó. - Tre ngà: Là cây tre có thân màu vàng; lá xanh. - Chim chuyền: (động từ) là con chim chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích. Nhắc nhở HS lấy hơi ở đầu mỗi câu hát. 2/ Hoạt động 2: Luyện tập. Cho HS luyện tập theo dãy bàn, theo tổ, theo nhóm và cá nhân. Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. ( chú ý đây là bài hát nhịp 3, có 1 phách mạnh , 2 phách nhẹ, hát đúng những tiếng luyến trong bài). GV cho 2 HS hát đơn ca, GV đệm đàn theo. HS trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động nhẹ nhàng. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? - Vừa rồi các em được học bài hát gì - Nhạc và lời của ai? - Bài hát viết ở nhịp mấy? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì - Em có cảm nhận gì khi hát bài “ Tre ngà bên lăng Bác”? Về nhà hát cho thuộc và thể hiện tình cảm của bài hát. - HS xem bản đồ - HS nắm nội dung bài hát. - HS đọc lời ca - HS lắng nghe. - HS hát theo h/dẫn của GV. Chú ý lấy hơi đúng chỗ. - HS sửa chỗ sai. - HS hát theo dãy. - HS hát biểu diễn - Hs thực hiện - HS tự trả lời. ? ( Tre ngà bên lăng Bác). ( Hàn Ngọc Bích). ( 3/8 ). (đu đưa, nhè nhẹ như tiếng võng ru). ? (Nói lên cảm xúc của các em thiếu nhi được đến thăm lăng Bác). - HS thực hiện. (Bài hát tha thiết , nhè nhẹ, du dương em có cảm nhận như đã được đến thăm lăng Bác 1 vị lãnh tụ của đất nước ta, chúng em càng phải kính yêu Bác Hồ nhiều hơn, cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp ích cho đất nước”. - HS lắng nghe, ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN: ÂM NHẠC. LỚP: 5. TIẾT THỨ: 42. TUẦN: 21. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC. . I/Mục tiêu HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm triều mến, tha thiết của bài “ Tre ngà bên lăng Bác”. 2/Kiểm tra bài cũ: - 3 HS hát lại bài GV nhận xét 3/Bài mới: Hoạt động 1: HS tập hát kết hợp vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. GV đàn lại giai điệu bài hát Tre ngà bên lăng Bác cho HS nghe. Cho HS hát lại 1 lần GV đệm đàn theo. Cho HS lên trình bày bài hát theo hình thức đơn ca cả lớp gõ thanh phách đệm theo nhịp3/4 Hoạt động 2- GV hướng dẫn HS hát kết hợp động tác phụ họa theo gợi ý sau: - Động tác 1: “ Bên lăng ............thêu hoa” . Hát và đung đưa theo nhịp 3. - Động tác 2: “ Rất trong............ngây thơ”. Tay phải đưa từ dưới lên cao, hơi chếch về bên phải, lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn theo tay đến chữ “tiếng chim”thứ 2 lòng bàn tay úp hạ tay dần dần xuống. - Động tác 3: “Rất xanh.........ngân nga”. Như động tác 2 nhưng đổi tay trái. - Động tác 4: “Một khoảng ..........tre ngà”. Hai tay đưa vòng từ dưới lên trước mặt rồi lên cao, mắt nhìn theo tay. Sau đó 2 tay thu lại, đan chéo trước ngực. 4/Củng cố-dặn dò: - Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? - Vừa rồi các em được học bài hát gì - Nhạc và lời của ai? - Bài hát viết ở nhịp mấy? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì - Em có cảm nhận gì khi hát bài “ Tre ngà bên lăng Bác”? Về nhà hát cho thuộc và thể hiện tình cảm của bài hát.

File đính kèm:

  • docGA AM NHAC 2.doc
Giáo án liên quan