Giáo án âm nhạc 7 Tiết 19

1.1. Kiến thức:

- HS biết bài Đi cắt lúa là dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung bài hát nói về niềm vui của dân bản khi đón lúa về.

- HS biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hòa âm. Gọi đựơc tên một số quãng.

1.2. Kĩ năng:

 - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Đi cắt lúa. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,

- HS tập trình bày bài hát Đi cắt lúa qua cách hát lĩnh xướng hát hòa giọng.

- Biết gọi tn cc qung trong một qung 8.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc 7 Tiết 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 20 – tiết ppctt: 19 Ngày dạy: / 1 / 2013 Học hát bài: ĐI CẮT LÚA.. Nhạc lí : SƠ LƯỢT VỀ QUÃNG. 1.MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết bài Đi cắt lúa là dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung bài hát nói về niềm vui của dân bản khi đón lúa về. - HS biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hòa âm. Gọi đựơc tên một số quãng. 1.2. Kĩ năng: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Đi cắt lúa. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… - HS tập trình bày bài hát Đi cắt lúa qua cách hát lĩnh xướng hát hòa giọng. - Biết gọi tên các quãng trong một quãng 8. 1.3. Thái độ: - Qua nội dung bài hát hướng các em đến những tình cảm cao đẹp, biết yêu mến người lao động, yêu quê hương, đất nước. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Học hát bài Đi cắt lúa - nhạc lý: sơ lược về quãng 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Gv tập hát thuần thục bài hát: Đi Cắt Lúa. - Bảng phụ phần nhạc lý: Sơ lược về quãng. 3.2. Học sinh: - Tìm hiểu nội dung, các kí hiệu âm nhạc trong bài bài hát Đi cắt lúa. - Đọc và tìm hiểu sơ lượt về quãng. - Dụng cụ học tập bộ môn. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số HS. Lớp 7A1:......; 7A2:......; 7A3:........ - Hát tập thể. 4.2.Kiểm tra miệng: Không kiểm tra. 4.3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Vào bài (5ph) - Mục tiêu: Học sinh biết bai: đi cắt lúa dân ca Tây Nguyên, hiểu được nội dung bài hát. - Gv ghi bảng. - HS ghi bài vào vở. - Giáo viên treo bảng phụ và giới thiệu đôi nét về bài hát: - HS chú ý lắng nghe và ghi bài. - Gv thuyết trình hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát: + Bài hát được viết ở giọng gì? + Nhịp của bài hát là nhịp mấy? Cho biết số chỉ nhịp có trong bài, giải thích?(2/4: Mỗi ô nhịp có 2 phách, giá trị mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ). - Gv hỏi: Em hãy cho biết phách mạnh đầu tiên rơi vào chữ nào?( chữ “vui”). - Gv hỏi: Ô nhịp đầu tiên trong bài hát gọi là nhịp gì? Vì sao?( Nhịp lấy đà, vì ô nhịp đầu tiên không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp). - Gv hỏi:Cho biết các ký hiệu âm nhạc trong bài? - Gv hỏi:Bài hát mấy câu?( có 4 câu). - Hs lần lượt trả lời theo yêu cầu của GV kết hợp ghi bài. * Hoạt động 2: Dạy hát (15ph). - Mục tiêu: Hs hát đúng giai điệu và lời ca, tập trình bày bài hát theo các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca… - Cho HS luyện thanh khởi động giọng Cho học sinh đọc gam Mi thứ 2 – 3 lần. - Cho học sinh nghe bài hát qua máy đĩa. - HS chú ý lắng nghe và cảm nhận bài hát. - Dạy hát: + Mỗi câu nhạc giáo viên hát mẫu 3-4 lần và đếm phách cho học sinh hát theo. + HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV nhận xét, sửa sai (nếu có), chú ý những chỗ hát luyến, chấm dôi, độ ngân của ô nhịp cuối bài và cách phát âm khi hát. - Tập hết theo lối móc xích đến hết bài. - GV hướng dẫn HS gõ phách bài hát. - GV chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện bài hát. - GV nghe và lưu ý sửa sai cho HS. - Gọi nhóm HS hát bài hát( 3-4 nhóm). - GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Gọi cá nhân thể hiện bài hát.(Yêu cầu các em thể hiện đúng sắc thái bài hát). - Lưu ý cho học sinh thể hiện đúng luyến 2 -3 nốt - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý. - Hát cả bài với nhạc. - GV gọi một vài HS trình bày lại bài hát. * Gv hỏi: Nội dung bài hát nói gì? * Hoạt động 3: Nhạc lí (15ph) “Sơ lược về quãng” - Mục tiêu: Hs biết gỏi tên các quãng trong 1 quãng 8. Gv ghi bảng, hs ghi bài - GV đặt câu hỏi: + Quãng là gì? + HS trả lời. - GV tóm ý và giới thiệu sơ lược về quãng. - HS chú ý lắng nghe và ghi bài. - Gv thuyết trình: Có 2 loại quãng là quãng giai điệu và quãng hoà âm - Gv đàn cho hs nghe Vd về quãng giai điệu( Đồ - Rê; Mi- pha) và quãng hoà âm. - Gv hỏi: Em hãy cho biết quãng giai điệu và quãng hoà âm khác nhau ở chỗ nào? - Gv nhấn mạnh, hs ghi bài. - GV hướng dẫn HS tập đọc tên quãng. Gv ghi bảng, hs ghi bài GV hướng dẫn HS gọi tên quãng. -HS thực hành một số bài tập đọc tên quãng dưới sự hướng dẫn của GV. 1/ Học hát bài: “Đi cắt lúa” Dân ca Hrê ( Tây Nguyên). Sưu tầm : Lê Toàn Hùng. Đặt lời mới: Lê Minh châu * Giới thiệu về tác giả và tác phẩm: Miền đất Tây Nguyên ở Tây Nam Trung Bộ nước ta gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lác, Đắc Nông, Lâm Đồng, gọi chung là Tây Nguyên. Người Tây Nguyên yêu Quê hương, đất nước, yêu tự do chính nghĩa. Mỗi dân tộc ở đây đều có nền văn hóa phong phú với những âm điệu tiết tấu độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Người Tây Nguyên rất yêu thích ca hát, nhảy múa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với dân tộc Hrê, cùng với họ hát vang khúc ca yêu lao động qua bài hát Đi cắt lúa. * Nhận xét: - Giọng Đô trưởng (C). - Nhịp 2/4 - Dấu nối, dấu luyến . - Gồm: 4 câu + Câu 1: Đàn em … vang lừng + Câu 2: Đón lúa … Làng ề + Câu 3: Từng đàn em … Ề + Câu 4: Đón lúa … ề. 2/ Học hát: - Luyện thanh - Cho Hs nghe bài hát mẫu - Tập hát từng câu Hát cả bài Nội dung: Nói về công việc lao động của người Hrê trong sự lạc quan yêu lao động. 3/ Nhạc lí: “Sơ lược về quãng” * Khái niệm về quãng: - Khái niệm: Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 nốt nhạc. Nốt nhạc thấp được gọi là âm gốc, nốt nhạc cao được gọi là âm ngọn. Có 2 loại quãng. + Quãng hòa âm: 2 âm thanh vang lên cùng lúc. GV cho ví dụ minh họa trên đàn. + Quãng giai điệu: 2 âm thanh vang lên lần lượt. GV cho ví dụ minh họa trên đàn. * Gọi tên quãng. + Tên quãng: là số âm cơ bản được tính từ âm gốc tới âm ngọn. Ví dụ: Đô - Rê - Mi 1 2 3 Quãng 3 ( Đô - Mi ) 4.4.Tổng kết: - Bái hát Đi cắt lúa của tác giả nào? Nội dung của bài hát nói lên điều gì? - Trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách bài hát Đi cắt lúa. - Quãng là gì? Có mấy loại quãng? Đáp án : Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 nốt nhạc. Nốt nhạc thấp được gọi là âm gốc, nốt nhạc cao được gọi là âm ngọn. Có 2 loại quãng: Quãng hòa âm và quãng giai điệu. 4.5. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc lời bài hát Đi cắt lúa. + Trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách bài hát Đi cắt lúa - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Viết bài TĐN số 6, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc trong bài. 5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • doc7 TIET 19.doc
Giáo án liên quan