Giáo án Âm Nhạc 6 Tiết 27

1.1.Kiến thức:

 - HS biết bài Tia nắng hạt mưa do nhạc sĩ Khánh Vinh phổ nhạc từ bài thơ của Lệ Bình. Biết nội dung bài hát nói về tình bạn hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò.

- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

 - HS phân biệt được nhạc hát và nhạc đàn.

1.2.Kĩ năng:

- HS tập trình bày bài Tia nắng hạt mưa qua cách: hát lĩnh xướng, hát hòa giọng. Biết minh họa cho bài bằng một vài động tác đơn giản.

1.3.Thái độ:

Qua nội dung bài hát giúp các em thêm yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Biết quý trọng những tình bạn vô tư, trong sáng của tuổi học trò.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4034 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 6 Tiết 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học hát: TIA NẮNG HẠT MƯA. Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ NHẠC HÁT VÀ NHẠC ĐÀN. Bài 7 - tiết: 27 Tuần dạy: 28 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS biết bài Tia nắng hạt mưa do nhạc sĩ Khánh Vinh phổ nhạc từ bài thơ của Lệ Bình. Biết nội dung bài hát nói về tình bạn hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò. - HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca… - HS phân biệt được nhạc hát và nhạc đàn. 1.2.Kĩ năng: - HS tập trình bày bài Tia nắng hạt mưa qua cách: hát lĩnh xướng, hát hòa giọng. Biết minh họa cho bài bằng một vài động tác đơn giản. 1.3.Thái độ: Qua nội dung bài hát giúp các em thêm yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Biết quý trọng những tình bạn vô tư, trong sáng của tuổi học trò. 2. TRỌNG TÂM: - HS tập hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Tập hát kết hợp gõ đệm. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: - Máy hát. Đĩa CD lớp 6. - Bảng phụ bài hát Tia nắng hạt mưa. 3.2.Học sinh: - Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc trong bài. - Tìm hiểu nội dung bài hát Tia nắng hạt mưa. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm tra sĩ số HS. - Ổn định tổ chức. 4.2.Kiểm tra miệng: Không 4.3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Vào bài - Gv ghi bảng hs ghi bài - Gv treo bảng phụ và giới thiệu bài hát. - HS lắng nghe và cảm nhận. - Gv thuyết trình hướng dẫn HS tìm hiểu bài: + Gv giới thiệu bài hát viết ở giọng Mi thứ (Em) + Bài hát viết ở nhịp gì? Ý nghĩa của nhịp 2/4? + Hoá biểu có một dấu hoá suốt . - Gv hỏi?: Phách mạnh đầu tiên của bài hát rơi vào chữ nào? - Gv hỏi? Kí hiệu âm nhạc sử dụng trong bài hát? + Hs trả lời: - Gv hỏi? : Bài hát có thể chia thành mấy câu? +Hs trả lời: - Gọi 2 học sinh đọc lời bài hát có lưu ý thể hiện dấu quay lại và nhắc lại. * Hoạt động 2: Dạy hát - Cho HS luyện thanh khởi động giọng. Cho học sinh đọc gam Mi thứ (Em) 2 – 3 lần. - Cho học sinh nghe bài hát qua máy đĩa (Gv hát mẫu). - HS chú ý lắng nghe và cảm nhận bài hát. - Dạy hát từng câu: + Mỗi câu nhạc giáo viên hát mẫu 3 lần, lần thứ 4 gv đếm phách cho học sinh hát theo. + HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV nhận xét, sửa sai (nếu có).GV chú ý những chỗ có nốt luyến hoa mỹ, nốt đen chấm dôi móc đơn, chú ý những chỗ hát luyến, chú ý ngân nghỉ đủ phách, độ ngân của ô nhịp cuối bài và cách phát âm khi hát. - Thực hiện tương tự theo lối móc xích đến hết bài. - GV hướng dẫn HS gõ phách bài hát. - GV chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện bài hát. - GV nghe và lưu ý sửa sai cho HS. - Gọi nhóm HS hát bài hát( 3-4 nhóm). - GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Gọi cá nhân thể hiện bài hát.(Yêu cầu các em thể hiện đúng sắc thái bài hát). - Gọi HS nhận xét. - Lưu ý cho học sinh ngân nghỉ đủ phách. - GV chốt ý. - GV gọi một vài HS trình bày lại bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca... * Gv hỏi? Nội dung bài hát nói gì? + Hs trả lời * Hoạt động 2: Âm nhạc thường thức ‘SƠ LƯỢT VỀ NHẠC HÁT VÀ NHẠC ĐÀN” - Gv ghi bảng, Hs ghi bài - GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lượt về nhạc hát và nhạc đàn. + Gv chỉ định hs đọc phần giới thiệu Sgk trang 52 - Gv cho hs nghe một số bài hát và một số tác phẩm nhạc không lời (nếu có) HS ghi vài nét cơ bản. 1/Tìm hiểu bài hát: “TIA NẮNG HẠT MƯA” Nhạc: Khánh Vinh Lời: thơ Lệ Bình * Đôi nét về tác giả – tác phẩm: Tia nắng, hạt mưa là bài thơ của tác giả Lệ Bình. Bài thơ đã dùng thủ pháp nhân cách hoá hình ảnh tia nắng giống như các bạn trai rất tinh nghịch, vô tư, hạt mưa để tượng trưng cho các bạn gái, duyên dáng, hay dỗi hờn vô cớ. Đồng cảm với bài thơ này, nhạc sĩ Khánh Vinh đã phổ nhạc và bài hát tia nắng hạt mưa ra đời. * Tìm hiểu bài: - Giọng Mi thứ (Em) - Nhịp 2/4 - Dấu Pha thăng (Fa#) - Phách mạnh đầu tiên của bài hát rơi vào chữ “ Như” - Kí hiệu âm nhạc: dấu nối, dấu hoa mĩ, dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu hoàn. - Bài hát gồm: 2 đoạn, mỗi đoạn có 2 câu. 2/ Học hát: - Luyện thanh - Cho học sinh nghe bài hát mẫu. -Tập hát từng câu - Hát cả bài Nội dung: Bài hát ca ngợi tình bạn vô tư, trong sáng của lứa tuổi học trò, đã được tuổi thơ hào hứng đón nhận. 2/. Âm nhạc thường thức: “SƠ LƯỢT VỀ NHẠC HÁT VÀ NHẠC ĐÀN” * Nội dung: - Nhạc hát( thanh nhạc): đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca… - Nhạc đàn( khí nhạc): độc tấu, hoà tấu. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : - Câu 1: Bài hát Tia nắng, hạt mưa.của tác giả nào? Nội dung của bài hát? - Câu 2: Trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách bài hát Tia nắng, hạt mưa. 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc lời bài hát Tia nắng, hạt mưa. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Viết bài TĐN số 8, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc trong bài. 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung: Phương pháp: Phương tiện:

File đính kèm:

  • docAm nhac 6 Tiet 27.doc
Giáo án liên quan