Giải pháp thực hiện hướng dẫn học sinh lớp 5 sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả

 Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh Tiểu học trong các nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên. Bởi phân Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, được vận dụng các tri thức, kỹ năng của nhiều phân môn khác. Phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tiểu học. Thông qua phân Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Nói, viết, nghe, đọc để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu tiếngViệt, tình yêu quê huơng đất nước. Góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của nhà trường, của mỗi giáo viên. Được phân công giảng dạy khối 5 nhiều năm, tôi nhận thấy môn Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn được nhiều giáo viên cho rằng rất khó dạy. Đại đa số các em viết văn còn khô khan, nhất là văn miêu tả việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có "hồn" tức là chất lượng học sinh giỏi về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, đặc biệt là phân môn Tập làm văn , các em chưa được hướng dẫn quan sát cụ thể, tỉ mỉ nên các em chỉ tưởng tượng để viết bài. Hầu hết các em chưa tự quan sát, tìm tòi khám phá ra được "cái mới" cái nổi bật của đối tượng, các em đang tả để nói và và viết những điều các em tự quan sát và tự cảm nhận được.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp thực hiện hướng dẫn học sinh lớp 5 sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp 5: Tổ chức dạy tiết quan sát - Để làm bài văn viết trung thực, kích thích trí tưởng tượng của học sinh phải cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật. Có nhiều hình thức và biện pháp để thực hiện yêu cầu này. - Tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa điểm có cảnh, vật, đồ vật cần quan sát. - Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cảnh vật ngay tại lớp. - Quan sát trực tiếp cảnh vật, đồ vật trước khi đến lớp. Tới lớp, trong tiết học các em hồi tưởng lại và ghi chép lại. Học sinh phải tự làm việc, tự ghi chép lại là chính, cần dành thời gian tối đa cho việc này. Về mặt tổ chức lớp học, học sinh có thể không ngồi yên một chỗ mà cần được động đậy, nghiêng ngó, thậm chí rồi khỏi chỗ để có một vị trí quan sát thích hợp, học sinh có thể thì thầm trao đổi với nhau, miễn không làm ồn và ảnh hưởng tới bạn khác. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả và lựa chọn những từ ngữ miêu tả Tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu tiên giúp các em tích luỹ vốn miêu tả qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc là các bài miêu tả hay của nhà văn, số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài văn đó rất phong phú, cách sử dụng sáng tạo. Dạy các bài đó giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn các trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, cái đẹp sự sáng tạo của người viết khi dùng chúng. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Chuyện một khu vườn nhỏ” Tieng Việt 5 –Tập 1 có đoạn: “Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như cái vòi voi bé xíu” giáo viên có thể đặt câu thêm câu hỏi để hỏi học sinh. +Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp miêu tả nào? +Những từ ngữ nào thể hiện biện pháp miêu tả đó? Từ việc thường xuyên nhắc nhở các em tích luỹ những từ ngữ và các biện pháp miêu tả như vây, các em sẽ là được những bài văn miêu tả một cách tốt hơn. Thực nghiệm dạy học sinh lớp 5 sử dụng biện pháp nhân hoá khi văn miêu tả Sau đây là ví dụ minh hoạ cho các bước tiến hành một bài dạy tập làm văn hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả. Tập làm văn Ôn tập về tả cây cối (Tiết 53 tuần 27 theo phân phối chương trình) I. mục đích, yêu cầu - Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, trình tự miêu tả. Những giác quan được sử dụng để miêu tả. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn. -Nhận biết được biện pháp nhân hoá và biết cách sử dụng biện pháp nhân hoá trong miêu tả. - Nâng cao kĩ năng tả cây cối. II. Đồ dùng dạy- học -Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 1 a)Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào? Còn có thể tả theo nội dung nào nữa? b)Cây chuối đã được tả theo những cảm nhận của ( Phần ghi vắn tắt hoặc trả những giác quan nào? lời miệng của học sinh) Có thể quan sát cây chuối bằng những giác quan nào nữa? c)Hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá. -Tranh ảnh một số loại cây, hoa, quả iii.Các Hoạt Động dạy- học 1.Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng đọc lại đoạn văn đã viết lại ở nhà bài tiết trước. -GV nhận xét cho điểm. 2.Bài mới Giáo viên Học sinh a.Giới thiệu bài: Lớp 4 các em đã học về văn miêu tả cây cối. Trong tiết này, các em sẽ ôn tập để khắc sâu kiến thức về văn tả cây cối để tiết sau các em sẽ luyện viết một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh. b Hướng dẫn HS luyện tâp. +Hỏi học sinh về cấu tạo của bài văn miêu tả.(Bài văn gồm mấy phần? Nội dung từng phần? Các cách mở bài, kết bài?...) -GV nhận xét. Nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ về văn miêu tả cây cối. Bài tập 1: Hai HS đọc nối tiếp nhau bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK. -HS thảo luận các câu hỏi; HS đọc bài cây chuối mẹ và trả lời các câu hỏi.(GV treo bảng phụ) a)Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào? + Còn có thể tả theo nội dung nào nữa? b)Cây chuối đã được tả theo những cảm nhận của những giác quan nào? + Có thể quan sát cây chuối bằng những giác quan nào nữa? c)Hình ảnh so sánh. + Hình ảnh nhân hoá. -Cả lớp và GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. Nhấn mạnh: Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gán cho nó những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất, hoạt động và những bộ phận đặc trưng của người như: đỉnh đạc, hơn hớn, đành để mặc, cổ, nách Bài tập2: +Bài tập yêu cầu gì? -GV treo tranh ảnh một số loại cây hoặc cho học sinh quan sát một số cây, trái cây, hoa thật. +Hỏi một số học sinh: Em chọn miêu tả bộ phận nào của cây? -GV nhắc học sinh lưu ý sử dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh để miêu tả. -Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết. +Em hãy chỉ ra các hình ảnh nhân hoá được em sử dụng khi miêu tả. -GV và học sinh nhận xét, chữa bài và cho điểm bài làm của học sinh. HS theo dõi -HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tảvà các kiến thức cần ghi nhớ. -Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con; cây chuối to, cây chuối mẹ - Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết. -Cây chuối đươc tả theo cảm nhận của thị giác. -Có thể tả cây chuối bằng cảm nhận của thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. -Tàu lá dài như lưỡi mác; như cái quạt lớn; hoa chuối đỏ như một mầm lửa non. -đỉnh đạc, thành mẹ, rụt lại, đánh động cho mọi người biết, hơn hớn, đành để mặc, bận đơm hoa, nách, khẽ khàng. -Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. -Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây. - HS quan sát. -HS nêu bộ phận mà các em chọn để miêu tả. -HS viết bài vào vở. -HS nêu các hình ảnh các em sử dụng biện pháp nhân hoá. 3. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét tiết học,ôn lại bài ở nhà. - Nhắc học sinh chỉnh sửa và hoàn thành đoạn văn ở nhà cho hay hơn. Với cách làm như vậy, tôi nhận thấy học sinh trong lớp đều tìm được ý để tả, bởi em nào cũng được quan sát kỹ, tìm hiểu kĩ về đối tượng được miêu tả. Đặc biệt hầu hết học sinh đã biết sử dụng biện pháp nhân hoá để làm bài văn miêu tả, đồng thời không khí lớp học vui, sôi nổi. Em nào cũng muốn trình bày những điều mà các em quan sát hiểu và cảm nhận được, hăng hái tìm ra được những câu văn hay mà bạn mình làm được, đồng thời cũng vui vẻ sửa lại câu văn chưa hay của bạn và cũng từ đó chất lượng bài văn của học sinh được nâng cao hơn. C. Kết luận I.Kết quả đạt được Qua một năm thực hiện các biện pháp nêu trên về phương pháp giảng dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4 -5 tôi đã thu được những kết quả sau: a) Về phía giáo viên: Các đồng chí trong tổ khối tán thành kiến của tôi đưa ra và áp dụng vào tiết dạy cụ thể, giáo viên trong tổ tránh được những thắc măc, những lung túng, khi giảng dạy tập làm văn. Các đồng chí trong tổ đã biết vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy tập làm văn lớp 4 -5 mà tôi nêu ra. Kết quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt. b) Về phía học sinh: Học sinh đã hứng thú và yêu thích phân môn tập làm văn. Các em đã biết diễn đạt rõ ràng mạch lạc những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách mạch lạc, biết chọn những chi tiết độc đáo, nổi bật, viết câu giàu hình ảnh, biết sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả. Nhìn chung các em không ngại làm tập làm văn như trước nữa, các em đã có sự ham mê học tập, sự quan sát tinh tế, cách cảm nhận, rung động, thẩm mỹ trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống đang diễn ra. Cụ thể sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh. Với viêc dạy học sinh cách sử dụng biênp pháp nhân hoá trong viết văn miêu tại lớp 5A trường Tiểu học Thiệu Toán kết quả thu được như sau: Tổng số 32 em Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 10 31.2% 12 37.6% 10 31.2% 0 0% II.Bài học kinh nghiệm Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng hướng dẫn học sinh lớp 5 sử dụng biệp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả; được sự giúp đỡ của ban Giám hiệu, tổ chuyên môn cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 1. Trước hết, người giáo viên phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. 2. Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. 3. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau. 4. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập. 5. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi.. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, phải coi học sinh là chủ thể của hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh được các tri thức và rút ra được các kết luận phù hợp với bài học.. 6. Giáo viên cần biết cách phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tiết kiệm thời gian học tập, đồng thời qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh được quan sát, được thực tế với cảnh, vật để các em tìm ra cái mới trong miêu tả hoặc vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em. Có được những kết quả trên là quá trình đúc rút những kinh nghiệm của bản thân, xuất phát từ lòng yêu nghề, say mê với công việc, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi, vận dụng vào quá trình giảng dạy. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân, mong các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo bổ sung và khuyến khích để tôi không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề của mình. Thiệu Toán, ngày 31 tháng 3 năm 2009 Người thực hiện Hoàng Tiến Luận

File đính kèm:

  • docSKKN tap lam van.doc
Giáo án liên quan