Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, Tp trực thuộc TW là Tp HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Diện tích 23.605 km2 (7,1% diện tích toàn quốc). Dân số (2008) 12.828,8 ngàn người (14,10% dân số cả nước), mật độ dân số 543 người/km2 (cả nước 260 người/km2). Phía tây & tây nam liền kề với ĐB sông Cửu Long có tiềm năng lớn về nông nghiệp (lúa, thủy sản, cây ăn quả ). Phía đông & đông nam giáp biển, giàu tài nguyên về hải sản, dầu khí và là nơi duy nhất khai thác dầu mỏ của nước ta. Phía bắc & đông bắc giáp với cao nguyên Trung phần và DH Nam Trung Bộ là nơi có tiềm năng lớn về cây công nghiệp (dài & ngắn ngày), có trữ lượng khoáng sản và thủy năng phong phú. Đông Nam Bộ có cảng Sài Gòn và thống cảng biển nước sâu (cảng Thị Vải - Vũng Tàu) tạo thành những cửa ra bên ngoài, lại nằm gần tuyến đường biển quốc tế dọc biển Đông thuộc loại nhộn nhịp nhất khu vực châu Á - TBD. Điều này tạo cho vùng có vị thế quan trọng đối với khu vực và cả nước. Đây là vùng có tiềm lực kinh tế hơn hẳn các vùng khác, có Tp HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, KH-KT, đầu mối GT và giao lưu quốc tế; có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, NCKH, công nghệ, đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của cả khu vực phía nam

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác 0,5 triệu tấn/năm. Tiếp nhận được tàu trọng tải 15.000 tấn. + Hệ thống cảng sông: ở Tp HCM và Biên Hòa có năng lực ~ 1,0 triệu tấn/năm. Cùng với hệ thống cảng, tại đây có đội tàu viễn dương gồm 33 chiếc với tổng công suất 177.600DWT. ▪ Ngành hàng không: mới phát triển từ sau chiến tranh TG 2, trước đó mới chỉ có một ít máy bay đi lại giữa Pháp - Sài Gòn và Sài Gòn - Hà Nội. Đến những năm 1960, do nhu cầu của chiến tranh, Mỹ ngụy đã mở rộng và xây dựng thêm một số sân bay mới (trong đó, sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa có tiếp nhận được máy bay hạng nặng). Tân Sơn Nhất là sân bay quan trọng nhất của vùng và cả nước, có đường băng với thiết bị hiện đại, hàng ngày có trên 20 tuyến bay đi các vùng trong nước và quốc tế. Sân bay Vũng Tàu phục vụ chủ yếu cho dịch vụ ngành dầu khí. 5.6. Định hướng phát triển 5.6.1. Vị trí của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Đông Nam Bộ có VTĐL kinh tế thuận lợi, nằm trên trục GT quan trọng của khu vực và quốc tế. Có nhiều cửa ngõ ra vào, có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Là vùng đạt trình độ cao về phát triển kinh tế và vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác. Đây cũng là đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế bằng hệ thống GT đường ô tô, sắt, sông, biển, hàng không. Hệ thống CSHT thuộc vào loại tốt nhất cả nước, đặc biệt là GTVT phát triển cả theo chiều dọc và chiều ngang trên toàn lãnh thổ. Hệ thống đường sắt, đường biển, cảng biển và đường hàng không cũng khá phát triển. Là vùng có tốc độ ĐTH' nhanh, hệ thống đô thị thực sự là hạt nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của vùng. Trong đó: Tp HCM là trung tâm lớn về kinh tế, thương mại, dịch vụ, KH-KT, đầu mối GT, giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có lực lượng lao động dồi dào. Vũng Tàu là Tp cảng, cầu nối và "cửa ngõ" lớn thông thương với thế giới. Biên Hòa và khu vực dọc QL51, TX Thủ Dầu Một có điều kiện thuận lợi nhờ trục GT Xuyên Á nối liền với các nước trong khu vực. ▪ Những hạn chế: Kết cấu hạ tầng ở đây tuy phát triển, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đang tăng nhanh và năng động của vùng. Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lực lượng lao động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cả về chất và lượng. Do đó đã có sự di chuyển lao động trong nội vùng và từ vùng khác tới. Do sự chênh lệch về thu nhập dẫn đến có luồng di dân lớn vào các đô thị trong vùng (nhất là Tp HCM), nơi mà sức chứa đã đến mức báo động. Việc di dân quá nhanh vào Tp HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu làm quá tải khả năng đáp ứng các điều kiện kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, GT, YT, GD,.v.v.) gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Nhiều điểm dân cư tập trung đang có xu hướng trở thành đô thị, nhưng chưa đủ điều kiện về kết cấu hạ tầng kĩ thuật và xã hội. Nhiều KCN tập trung đang trong quá trình hình thành và phát triển cũng có nhu cầu tạo lập thêm các điểm đô thị mới. Việc cung ứng lao động kĩ thuật cho các KCNTT đang là vấn đề lớn cần sớm nghiên cứu và chọn giải pháp thích hợp. Nhiều KCN có ĐKTN thuận lợi, song lại thiếu nguồn lao động tại chỗ. Vấn đề thu hút lao động từ các vùng khác tới (kể cả từ Đồng bằng sông Cửu Long) đòi hỏi có các biện pháp hình thành các điểm dân cư đô thị gần các KCN trên cơ sở nghiên cứu qui hoạch tổng thể KT-XH và hệ thống các điểm dân cư đô thị của cả vùng. Do mức độ tập trung ngày càng cao về kinh tế vào địa bàn KTTĐPN, nên vấn đề BVMT phải được đặt lên hàng đầu, nhất là bảo vệ tài nguyên rừng và nguồn nước. 5.6.2. Định hướng phát triển a. Định hướng chung Phát huy và khai thác triệt để, có hiệu quả các yếu tố nội lực, cũng như các nguồn lực từ bên ngoài, tạo điều kiện cho Đ.Nam Bộ phát triển nhanh, ổn định, đảm nhận vai trò đầu tàu trong quá trình thực hiện CNH', HĐH' ở Nam Bộ và cả nước. Trong thời gian ngắn, phấn đấu để có được một số mặt đạt trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và TG. Phát triển nền kinh tế nhanh, vững chắc với cơ cấu hợp lí. Phương hướng phát triển và các bước đi phải đảm bảo đạt hiệu quả cao về KT-XH, dựa trên CSHT KT-XH với việc phát triển bền vững về MT và AN-QP. Tiến hành tổ chức lãnh thổ hợp lý trong một không gian phát triển sôi động, hài hòa để phát huy ngày càng mạnh các chức năng của vùng. Phát triển hệ thống đô thị trong tổng thể các mối quan hệ của hệ thống đô thị cả nước, giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; Tổ chức mối liên hệ chặt chẽ giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng và quản lí có hiệu quả hệ thống đô thị theo qui hoạch, hình thành các hành lang gắn kết các đô thị lớn, giảm thiểu sự tập trung quá mức vào các đô thị. Khắc phục tình trạng xuống cấp về môi trường, cảnh giác đề phòng các sự cố về MTST. Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển toàn diện cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch ở trình độ cao so với các vùng khác. Trong những năm tới, vấn đề nổi lên là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, có nghĩa là: “Nâng cao hiệu quả khai thác trên cơ sở đầu tư KH-KT, vốn để vừa tăng thêm TSPXH, thu nhập quốc dân, vừa BVMT và sử dụng hợp lí TN”. b. Đối với các ngành kinh tế ▪ Về công nghiệp: Hướng vào việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng với hàm lượng công nghiệp ngày càng cao và một số trang thiết bị cần thiết cho các ngành kinh tế trong vùng và cả nước. Thúc đẩy một số ngành phát triển nhanh và vững chắc như nhiên liệu, năng lượng, công nghiệp tiêu dùng, cơ khí và điện tử vừa phục vụ trong nước vừa hướng mạnh vào xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Hình thành một số KCNTT có kĩ thuật và công nghệ cao. Các ngành công nghiệp chủ chốt được phát triển là công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện, cơ khí, luyện thép, điện tử tin học, hóa chất, dệt, may công nghiệp da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thủy tinh, CBTP. Song song với việc đầu tư theo chiều sâu, cần cải tạo mở rộng các khu vực tập trung công nghiệp hiện có ở Biên Hòa, Vũng Tàu, Tp HCM và tiếp tục phát triển các KCNTT mới. ▪ Về các trung tâm thương mại và du lịch. Tp HCM dự kiến sẽ xây dựng 19 trung tâm thương mại (quốc tế, vùng và khu vực); Bình Dương và Bình Phước (8); Đồng Nai (8) trong đó có có 1 trung tâm cấp liên khu tại Biên Hòa; Bà Rịa-Vũng Tàu (5); Tây Ninh (1). XD các siêu thị và mạng lưới chợ. Du lịch sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với các trung tâm quan trọng hàng đầu hiện có như Tp HCM, Vũng Tàu và một số trung tâm khác có khả năng... ▪ Về nông nghiệp: Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh, tăng tỉ suất hàng hóa. - Đối với cây công nghiệp dài ngày: hình thành vùng cao su, cà phê qui mô hàng chục vạn ha để xuất khẩu trên cơ sở thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác, tùy theo tình hình của thị trường và điều kiện tự nhiên của từng khu vực, có thể phát triển cây điều, cọ dầu, hồ tiêu với diện tích lớn gắn với công nghiệp chế biến - Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: tùy tình hình thực tiễn, mở rộng thâm canh các vùng mía, đậu tương, lạc, thuốc lá... - Đối với cây LT - TP: thâm canh vùng ngô, cánh đồng lúa nước, hình thành vành đai thực phẩm, trồng rau xanh, chăn nuôi lợn, bò sữa và gia cầm quanh các Tp và KCN. - Kết hợp việc trồng rừng sinh thái, bảo vệ rừng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy trong vùng, đồng thời xây dựng các khu rừng phục vụ du lịch. - Hình thành các vùng nông sản hàng hóa xuất khẩu (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều): Vùng chuyên canh cao su: tập trung ở Đồng Nai (Thống Nhất, Long Thành, Xuân Lộc, Long Khánh); Bà Rịa - Vũng tàu (Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức); Củ Chi (Tp HCM). Vùng chuyên canh cà phê: ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng chuyên canh hồ tiêu: tập trung vào 3 huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Châu Thành (BR-VTàu) trên đất vườn của các hộ nông dân. Dự tính qui mô 2.500 - 3.000 ha. Vùng chuyên canh điều: trồng trên đất có tầng canh tác mỏng hoặc trên đất cát biển, đất xám khô hạn; tập trung ở Long Thành, Long Khánh, Châu Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) và các huyện thuộc Bình Phước. Vùng chuyên canh canh rau: tập trung quanh Tp HCM, Tân Thành, Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tp Biên Hòa (Đồng Nai). Vùng cây ăn trái: ở Lái Thiêu, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), chuối, sầu riêng (Long Khánh), nhãn, mãng cầu (Bà Rịa - Vũng Tàu). ▪ Về lâm nghiệp. Tăng tỉ lệ phủ xanh, tạo lá phổi cho đô thị và KCN, cải thiện MTST, tạo cảnh quan du lịch, sử dụng hợp lý đất đai, dự kiến gia tăng cây lâu năm trên đất rừng. Đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển (đặc biệt rừng ngập mặn ở Cần Giờ - Tp HCM và ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu), rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai. Phủ xanh ĐTĐNT tập trung ở Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Trồng và khôi phục rừng ngập mặn ở Tp HCM với cây chủ lực là đước. Trồng rừng phân tán dọc theo trục GT, kênh mương và đất vườn hộ gia đình. ▪ Về phát triển thủy sản: Tập trung các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng thay đổi vỏ tàu 100-200CV bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. Trang bị phương tiện thông tin đi biển như máy dò cá, máy thông tin, bộ đàm... Xây dựng CSHT phục vụ nghề cá, đặc biệt là các thiết bị và phương tiện bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng hải sản tươi sống, ướp lạnh xuất khẩu. Xây dựng hệ thống cảng, nạo vét luồng lạch và các cơ sở dịch vụ nghề cá (Côn Đảo, Vũng Tàu). Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở các công trình thủy lợi. Gắn đánh bắt, nuôi trồng với CNCB'. Nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở CB' xuất khẩu tại Tp HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. ▪ Về kết cấu hạ tầng. Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại với tầm nhìn rộng trong quan hệ với cả khu vực P.Nam. Bố trí các công trình CSHT gắn liền với sự phát triển của các tỉnh phía nam và cả các nước trong khu vực; Đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu vực dân cư (đô thị và nông thôn), các KCN, du lịch và với việc BV AN-QP. Tập trung xây dựng các tuyến GT huyết mạch như QL51, nâng cấp QL22, tuyên Xuyên Á. Xây dựng các cảng biển, sân bay, nâng cấp cảng Sài Gòn, xây dựng cảng Thị Vải, Sao Mai-Bến Đình, cải tạo khu đầu mối đường sắt, phát triển bưu chính viễn thông... (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docDong Nam Bo.doc
Giáo án liên quan